Căn cứ vào các tác động tiêu cực của thiên tai khác nhau gây ra cho cộng đồng dân cư, đánh giá theo mức độ ảnh hưởng đến các loại cây trồng và vật nuôi. Các thảm họa sẽ được cho điểm từ 1 đến 5 (Trong đó 1 là nghiêm trọng nhất, 5 là ít nghiêm trọng hơn cả).
Bảng 4.13 : Xếp hạng tác động của thiên tai đến sản xuất nông nghiệp Cây trồng, vật nuôi Bão, ATNĐ Gió phơn, hạn hán Lụt Rét đậm, rét hại Mưa dông Lúa 4 4 5 1 5 Lạc, sắn, khoai 4 4 3 2 4 Vật nuôi 2 3 2 3 5 NTTS 2 2 1 1 3
(Nguồn: Kết quả thảo luận nhóm, 2015)
Qua bảng xếp hạng 4.16 cho thấy:
- Bão và ATNĐ: ảnh hưởng nhiều nhất tới NTTS và vật nuôi. Do vào thời mùa bão bà con đã nhanh chóng thu hoạch mùa màng trước khi bão đổ bộ nên cây trồng ít bị ảnh hưởng.
- Gió phơn, hạn hán: tác động đến hoạt động sản xuất của người dân không đáng kể, chủ yếu ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản ở mức 2, tiếp đến là vật nuôi gia súc, gia cầm mức 3.
- Lụt: đối với nuôi trồng thủy sản lại chịu thiệt hại bởi lụt lớn nhất. Bên cạnh đó mùa lụt tới sớm ảnh hưởng nghiêm trọng tới cây trồng khoai, sắn.
- Rét đậm, rét hại là loại thiên tai tác động lớn nhất tới sản xuất nông nghiệp. Hầu hết, các loại cây trồng cùng vật nuôi đều bị ảnh hưởng bởi rét, đặc biệt gây nguy hiểm lớn cho mạ non và thủy sản.
- Mưa dông: tác động ít tới mùa màng. Chủ yếu chỉ thiệt hại khi bà con thu hoạch chưa xong nhưng khá ít. Mưa dông với lưu lượng lớn và dài ngày cũng có ảnh hưởng tương đối tới hoạt động nuôi trồng thủy sản.
Nghiên cứu được tiến hành thông qua phương pháp thảo luận nhóm tập trung đưa ra bản đồ các khu vực thường xuyên chịu tác động của các loại thiên tai khác nhau trên địa bàn xã.
Hình 4.12: Bản đồ rủi ro thiên tai tại xã Xuân Liên
(Nguồn: Kết quả thảo luận nhóm, 2015)
Dựa vào Hình 4.12 ta thấy các khu vực thường xuyên bị ngập lụt do ảnh hưởng của bão và mưa lớn chủ yếu là vùng trồng lúa và màu có địa hình thấp trũng nên khi xảy ra lũ lụt khó tiêu nước gây ngập úng trên diện rộng. Đặc biệt, khu vực phía dưới chân núi Hồng Lĩnh là khu vực có nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt nên trong mùa mưa bão đã gây ra thiệt hại lớn về nuôi trồng thuỷ sản vùng này. Khu vực ven biển thôn Lâm Hải, Lâm Phú, Lâm Thịnh địa hình thấp nên khi có bão kèm theo mưa lớn và nước biên dâng do
gió và mưa lớn gây lụt nên các hộ gia đình ở các khu vực này thường xuyên phải đi sơ tán trong mùa mưa bão.
Các khu vực chịu tác động mạnh do hạn hán là khu vực thuộc thôn Cường Thịnh và một số khu vực trồng màu khác. Do vị trí các khu vực này ít nguồn nước mặt như kênh, mương …Vì thế, bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 7 nhiệt độ tăng cao, mưa ít và ảnh hưởng của gió phơn khô nóng kèm theo việc thiếu các nguồn nước mặt gây ra hạn hán cho các vùng này.