1. Cây xà nu là một hình tượng nghệ thuật đặc sắc, đóng vai trò chủ đạo, tạo nên giọng điệu giàu chất sử thi, góp phần làm nên linh hồn của tác phẩm.
2. Hình tượng cây xà nu là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt tác phẩm, gắn bó với cuộc sống và sinh hoạt của người dân Xô Man.
a. Hình tượng cây xà nu được tác giả miêu tả từ nhiều góc độ và đưa lại hiệu quả thẩm mĩ đặc biệt. Với kết cấu trùng điệp, cây xà nu có mặt từ đầu đến cuối tác phẩm. Nó hiện diện trong suốt câu chuyện về Tnú và dân làng Xô Man của anh. Gần hai mươi lần, tác giả nói đến “Rừng xà nu”, “đồi xà nu”,”cây xà nu”, “nhựa xà nu”, “khói xà nu”, “lửa xà nu”.
b. Cây xà nu còn tham dự vào những sự kiện quan trọng trong cuộc sống của làng Xô Man (dẫn chứng chứng minh, phân tích phát triển luận điểm này”
3. Hình tượng cây xà nu qua ngòi bút Nguyễn Trung Thành đã trở thành một nhân chứng về tội ác của chiến tranh hủy diệt; là người chứng kiến cho sự giác ngộ, hi sinh thầm lặng và sự quật khởi của người dân Xô Man. Khi khí thế cách mạng ở dân làng dâng lên như thác lũ thì “cả rừng xà nu ào ào rung động”.
4. Cây xà nu còn là hình ảnh tượng trưng cho cuộc sống và phẩm chất người dân Xô Man nói riêng, Tây Nguyên nói chung: giàu khát vọng tự do, phẩm chất anh hùng, sức sống mãnh liệt trong các thế hệ.
Cây xà nu được Nguyễn Trung Thành đặt trong sự đối sánh với con người, gợi những liên tưởng về đời sống và số phận cùng phẩm chất của họ (phân tích những chi tiết đặc sắc, giàu ý nghĩa thẩm mĩ như: “bên cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn, năm cây con mọc lên ngọn xanh rờn, hình nhọn như mũi tên lao thẳng lên bầu trời”… “có những cây xà nu cành lá xum xuê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ, đạn đại bác không thể giết nổi chúng. Những vết thương của chúng chóng lành như trên một cơ thể cường tráng”… “ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho xóm làng”…).