Khái quát về nghệ thuật trần thuật: Có thể hiểu đơn giản là cách kể lại một câu chuyện Câu chuyện được trần thuật thường có diễn biến, có nhân vật, và được xác định bởi một góc nhìn

Một phần của tài liệu TUYỂN TẬP CÁC BÀI VĂN HAY VÀ VĂN NGHỊ LUẬN LỚP 12 (ÔN THI ĐẠI HỌC) (Trang 56)

chuyện được trần thuật thường có diễn biến, có nhân vật, và được xác định bởi một góc nhìn cụ thể trong tác phẩm. Nghệ thuật trần thuật chính là cách nhà văn đối ngoại với người đọc, hoặc trực tiếp qua ngôi kể thứ nhất xưng “tôi”, hoặc gián tiếp qua ngôi kể thứ 3 không xuất hiện trong tác phẩm.

- Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn “Rừng xà nu”: Là một câu chuyện đậm chất sử thi ngay từ đề tài, từ nhan đề, từ nhân vật,…, chất sử thi cũng thể hiện trong cả nghệ thuật trần ngay từ đề tài, từ nhan đề, từ nhân vật,…, chất sử thi cũng thể hiện trong cả nghệ thuật trần thuật của Nguyễn Trung Thành.

+ Ngôi kể: Ngôi thứ 3, không trực tiếp xuất hiện trong diễn biến câu chuyện. Lúc thì ngôi kể này “ẩn mình”, đứng bên ngoài câu chuyện; lúc thì nó lại đặt điểm nhìn vào chính người anh hùng sử thi của làng Xô Man: Tnú. Ngôi kể được sử dụng một cách linh hoạt, khiến cho câu chuyện được kể một cách khách quan, trang trọng; mà vẫn chân thực và truyền được cảm xúc đến độc giả.

+ Cách kể chuyện đầy hấp dẫn với hai mạch truyện đan xen: chuyện cuộc đời Tnú và chuyện về cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man, được tái hiện qua lời kể của người già làng bên bếp lửa.

(Câu chuyện một đời người, một ngôi làng, được kể bởi một người già làng trong một đêm bên bếp lửa…- nhớ những cái một một.. thế cho dễ ^^)

Câu chuyện hiện thực đan cài với huyền thoại tạo nên chất sử thi hào hùng, hiện tại nối với quá khứ, những sự việc cứ nối tiếp nhau, lồng ghép vào nhau khiến không gian truyện càng được mở rộng. Tuy chỉ trong phạm vi không rộng của 1 truyện ngắn, nhưng Nguyễn Trung Thành lại thể hiện được một dung lượng đồ sộ với nhiều tình tiết, sự kiện diễn ra trong thời gian dài, với số phận cá nhân bên cạnh số phận cộng đồng, khiến hiện thực lịch sử được tái hiện vừa rộng vừa sâu.

Câu chuyện được kể như một câu chuyện lịch sử, bằng ngôn ngữ sử thi, trong một không khí hết sức trang trọng: ngoài trời lấm tấm mưa đêm, bên bếp lửa nhà ưng, dân làng Xô Man chăm chú lắng nghe câu chuyện huyền thoại dưới giọng kể của cụ Mết – già làng. Dường như người kể muốn truyền cho con cháu, cho thế hệ sau một ngọn lửa tinh thần cháy bỏng qua chính những trang sử đau thương mà oanh liệt ấy.

Giọng kể trang nghiêm, hào hùng cũng đem lại màu sắc thiêng liêng cho câu chuyện “..Người Strá ai có cái tai, ai có cái bụng thương núi, thương nước, hãy lắng mà nghe, mà nhớ. Sau này tau chết rồi, chúng mày phải kể cho con cháu nghe…”

=> Nghệ thuật trần thuật độc đáo, giản dị mà tinh tế với “truyện lồng truyện”, đem lại chất sử thi cho câu chuyện đồng thời khẳng định ngòi bút sâu sắc của Nguyễn Trung Thành.

Câu 6: Tại sao người ra đón Tnú khi trở về thăm làng lại là thằng bé Heng mà không phải một nhân vật nào khác?

Trả lời:

Một phần của tài liệu TUYỂN TẬP CÁC BÀI VĂN HAY VÀ VĂN NGHỊ LUẬN LỚP 12 (ÔN THI ĐẠI HỌC) (Trang 56)