II. Hoàn cảnh sáng tác
1. Bi kịch trong sự nghiệp: vỡ mộng
Hộ là một nhà văn có tài năng, có khát vọng hoài bão lớn lao và lương tâm cao cả. Anh muốn nâng cao giá trị đời sống của mình bằng sự sáng tạo nghệ thuật có ích cho xã hội. Với Hộ, văn chương là trên hết “đói rét không có nghĩa lý gì đối với gã trẻ tuổi say mê lý tưởng… Hắn muốn vun xới tài năng cho ngày càng nảy nở”. Cả đời mình, Hộ phấn đấu cho một sự nghiệp văn chương chân chính có ích cho mọi người bởi những tác phẩm giàu tính sáng tạo “biết đào sâu, khám phá, khơi những nguồn chưa ai khơi”… và mang nội dung nhân đạo thấm thía “tình thương, lòng bác ái, sự công bằng. Nó làm cho người gần người hơn”. Không những thế, Hộ còn hy vọng tác phẩm của mình sẽ đạt tới đỉnh cao vinh quang “ăn giải Nôben và dịch ra mọi thứ tiếng trên toàn cầu”. Nhưng những ý nghĩ ấy không chứng tỏ Hộ là con người hám danh mà chỉ chứng tỏ anh là nghệ sĩ có hoài bão lớn lao, có lý tưởng cao đẹp. Hộ muốn khẳng định cá nhân mình trước cuộc đời, muốn cống hiến tài năng tận độ cho xã hội, không bằng lòng với cuộc sống tầm thường vô danh, vô nghĩa.
Nhưng cuộc sống tàn nhẫn với những lo toan vặt vãnh hằng ngày: “Nỗi đời cơ cực đang giơ vuốt
Cơm áo không đùa với khách thơ” (Xuân Diệu)
đã phá vỡ giấc mộng đẹp của Hộ. Vì phải kiếm được nhiều tiền để nuôi sống gia đình, thuốc thang cho vợ con, Hộ không được viết một cách thận trọng, yêu cầu nghiêm ngặt của nghệ thuật chân chính mà phải viết một cách vội vàng, cẩu thả, phải chạy theo một thứ văn chương tầm thường, vô vị, nhạt nhẽo. Là một nhà văn chân chính, giàu tài năng, Hộ ý thức được điều đó. Anh tự thấy xấu hổ và “tự lên án mình như một thằng khốn nạn… Hắn chính là một kẻ bất lương… là đê tiện… là một kẻ vô ích, một người thừa…” Nhưng vẫn không thể nào khác được… Hộ tự day dứt đau khổ mãi. (Hộ cảm thấy mình phải sống cuộc “Đời thừa”).