Là một hình ảnh mang nhiề uý nghĩa biểu tượng:

Một phần của tài liệu TUYỂN TẬP CÁC BÀI VĂN HAY VÀ VĂN NGHỊ LUẬN LỚP 12 (ÔN THI ĐẠI HỌC) (Trang 55)

+ Bàn tay Tnú là một chi tiết nghệ thuật đặc biệt, qua bàn tay có thể thấy được cuộc đời, số phận và tính cách của nhân vật.

Bàn tay của Tnú cũng trải qua một cuộc hành trình như chính cuộc đời nhiều thăng trầm của anh: khi còn lành lặn à bị giặc đốt mỗi ngón một đốt; cùng anh trải qua những dấu mốc quan trọng của số phận.

Lúc còn lành lặn, Tnú đã dùng bàn tay ấy dắt Mai lên rẫy trồng tỉa khi còn bé, đã xách xà lét giấu vài lon gạo đi nuôi anh Quyết ở trong rừng, đã cầm viên phấn bằng đá trắng để học từng chữ cái, để rồi chính bàn tay ấy, cũng tự lấy đá dập vào đầu vì học mãi không vào.. Đó là bàn tay của sự dũng cảm, gan dạ, khảng khái, là bàn tay thể hiện quyết tâm đến với cách mạng. Đó cũng là bàn tay mà Mai đã run run cầm lấy trong ngày Tnú thoát ngục Kon Tum, để rồi áp lên má khóc: “ứa nước mắt khóc, không phải vì như một đứa trẻ nữa mà như một người con gái đã lớn, vừa xấu hổ vừa thương yêu…” Và rồi cũng chính bàn tay ấy, đã để tuột mất hai người quan trọng nhất đời mình, đã không thể bảo vệ được Mai và con, là bàn tay của yêu thương và sự mất mát..

Lúc bàn tay nguyên vẹn không còn nữa, mỗi ngón bị cụt mất 1 đốt, bàn tay vừa là một nỗi đau không bao giờ Tnú có thể quên, cũng là một minh chứng lịch sử hùng hồn cho dân làng Xô Man ngày ấy. Khi chấp nhận sự thực “mười ngón tay mày vẫn cụt thế à…không mọc ra được nữa à…”, cũng là lúc cụ Mết quả quyết: “Ngón tay còn hai đốt cũng bắn súng được.” Và quả thật sau này, chính bàn tay ấy đã trở thành bàn tay quả báo, bàn tay tự mình trừng trị những kẻ là nguồn gốc của mọi thương đau…

Bàn tay thể hiện được tính cách của nhân vật: sự dũng cảm, sự yêu thương, sự quật cường… (lựa chọn dẫn chứng như ở trên đã phân tích chạm đến – tùy cách triển khai và cách diễn đạt) => Xây dựng nhân vật Tnú, tác giả tập trung miêu tả hình ảnh đôi bàn tay, như một “bản lý lịch” cụ thể và sống động nhất cho cuộc đời của người anh hùng làng Xô Man, cũng là cho chính vẻ đẹp phẩm chất của Tnú

Câu 5: Nghệ thuật trần thuật của Nguyễn Trung Thành trong truyện ngắn “Rừng xà nu”.

Trả lời:

Một phần của tài liệu TUYỂN TẬP CÁC BÀI VĂN HAY VÀ VĂN NGHỊ LUẬN LỚP 12 (ÔN THI ĐẠI HỌC) (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w