Kết luận:

Một phần của tài liệu TUYỂN TẬP CÁC BÀI VĂN HAY VÀ VĂN NGHỊ LUẬN LỚP 12 (ÔN THI ĐẠI HỌC) (Trang 71)

1. Cuộc đời Tnú là một cuộc đời đầy bi hùng. Tnú đã vượt lên trên mọi đau khổ, mọi bi kịch để vươn lên và trường thành. Đó là con người rất mạnh mẽ, quyết liệt trong suy nghĩ và hành động.

2. Tnú là một điển hình hấp dẫn: vừa tiêu biểu cho số phận của người anh hùng Tây Nguyên trong thời đại mới, vừa phảng phất vẻ đẹp của chàng Đăm Săn đi bắt Nữ thần Mặt Trời.

Đề bài: Sức sống tiềm tàng của Mị trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài

Đáp án – Hướng dẫn làm bài

I. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và nhân vật

1. Tô Hoài là một trong những gương mặt tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam đương đại. “Vợ chồng A Phủ” là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của ông, được viết sau chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1953. Truyện được giải nhất cửa Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955.

2. Tác phẩm là bức tranh bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức, bóc lột của bọn phong kiến, thực dân và là bài ca về phẩm chất, vẻ đẹp, về sức sống mãnh liệt của người lao động. Nhân vật chính kết tinh được phẩm chất cao đẹp và thể hiện rõ giá trị hiện thực và tư tưởng nhân đạo của tác phẩm và nhân vật Mị.

II. Phân tích nhân vật Mị qua các chặng đường đời

1. Trước khi làm dâu gạt nợ, Mị là một cô gái hầu như tập trung được những vẻ đẹp tiêu biểu của người phụ nữ miền núi: Mị vừa đẹp người, vừa đẹp nết, cần cù, đảm đang, hiếu thảo, giàu đức hi sinh vị tha, ham sống, yêu đời và rất mực tài hoa.

2. Khi về làm con dâu cho nhà thống lí, Mị đã phản kháng bằng nước mắt: “Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc”. Cao hơn một mức nữa, Mị đã định tự hủy diệt cuộc đời mình bằng nắm lá ngón. Nhưng lòng hiếu thảo - vì thương bố còn khổ hơn bây giờ bao nhiêu lần, đã níu kéo Mị trở về kiếp sống ngựa trâu. Dưới mấy tầng áp bức của cường quyền, thần quyền, những hủ tục phong kiến nơi miền núi, Mị gần như tê liệt hết về sức sống, Mị thờ ơ với sự chảy trôi của thời gian, sắc màu cuộc sống của Mị trở nên mờ nhạt. Nó được biểu tượng bằng “Mộtchiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay”, “lúc nào cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”.

Mị trở thành con người cam phận sống cuộc sống “thân phận con rùa”, “Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”.

3. Đoạn đời thứ 3: Sức sống của Mị trỗi dậy mãnh liệt trong đêm tình mùa xuân và hành động cởi trói cho A Phủ. Họ cùng nhau trốn khỏi Hồng Ngài, tìm đến khu du kích Phiềng Sa.

a. Mùa xuân về trên rẻo cao, đặc biệt là đêm tình mùa xuân với tiếng sáo, tiếng khèn của trai làng gọi bạn tình có ý nghĩa như “một hoàn cảnh điển hình” làm cho sức sống tiềm tàng trong con người Mị trỗi dậy một cách mãnh liệt.

- Ngày Tết, Mị cũng uống rượu: “Mị… cứ uống ừng ực từng bát. Rồi say”. Với những tác động của ngoại cảnh và men rượu, Mị đã thoát khỏi tâm trạng dửng dưng

bấy lâu để trở thành con người thức tỉnh, vươn tới những ý nghĩ và khát vọng đẹp đẽ. Chú ý phân tích diễn biến tâm lí của Mị trong đêm tình mùa xuân: “Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng” -> lòng Mị đang phơi phới sống về những ngày trước. Mị thấy “trong lòng đột nhiên vui sướng… Mị trẻ lắm… Mị muốn đi chơi” -> Ý thức về bản thân trỗi dậy, Mị phẫn uất mãnh liệt và thấm thía nỗi tủi nhục của mình, Mị muốn chết -> trong khi đó, tiếng sáo, biểu tượng của khát vọng tự do và tình yêu tuổi trẻ “đang rập rờn” trong đầu Mị -> Mị khêu to ngọn đèn cho sáng như thể khêu ngọn lửa của lòng ham sống, của sự khát khao -> Hành động này thúc đẩy hành động khác, không thể kìm nén được nữa. Nó là sự thôi thúc của trái tim như muốn phá vỡ những xiềng xích tàn bạo trong nhà thống lí Pá Tra, thách thức mọi ràng buộc khắt khe của nhà Pá Tra, của người chồng tàn ác: “Mị quấn lại tóc, với tay lấy chiếc váy hoa” chuẩn bị đi chơi ngày Tết. Nhưng giữa lúc lòng ham sống trong Mị trỗi dậy, dâng lên mãnh liệt như sóng trào thì cũng là lúc Mị bị vùi dập một cách khắc nghiệt, lạnh lùng. A Sử, chồng Mị thản nhiên “trói đứng Mị vào cột nhà” -> “Như không đang biết mình đang sợ bị trói… Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi”, quên mọi đau đớn về thể xác, “Mị đã vùng dậy bước đi”. Điều đó chứng tỏ sức sống tiềm ẩn trong con người Mị mãnh liệt biết nhường nào.

b. Sức sống trỗi dậy trong con người Mị còn được thể hiện rõ nét ở hành động cởi trói cho A Phủ, cùng nhau trốn khỏi Hồng Ngài.

- Bên cạnh bếp lửa, nhìn thấy A Phủ bị trói đứng một cách thảm khốc, mấy đêm đầu Mị vẫn thản nhiên vì chuyện đánh người, trói nguời ở nhà Pá Tra xảy ra như cơm bữa. Vả chăng, Mị cũng chỉ là một nạn nhân bất lực.

- Nhưng đêm nay, dưới ánh lửa “bập bùng” trông thấy hai hàng nước mắt “lấp lánh” bò xuống hai hõm má đã“xám đen lại của A Phủ”, Mị càng thương mình, càng thương người. Tình thương, niềm đồng cảm giữa những con người cùng cảnh ngộ ấy đã lấn át nỗi sợ và lớn hơn cái chết, nó đã dẫn đến hành động táo bạo: cắt dây trói giải thoát cho A Phủ, cùng nhau trốn khỏi Hồng Ngài.

- Đây là hành động tuy tự phát nhưng là kết quả của một quá trình, nó minh chứng sức sống tiềm tàng, âm ỉ không ngừng trong con người Mị. Nó là một bước ngoặt trong tính cách và cuộc đời Mị. Ý thức được nỗi khổ của kiếp sống tủi nhục của mình, Mị đã vượt qua nhà ngục thống lí Pá Tra với biết bao thế lực hà khắc của cường quyền, hủ tục, lễ giáo phong kiến (con gái Mèo lấy chồng, suốt đời là cái đuôi con ngựa của chồng, chồng chết lại phải lấy anh hoặc em chồng).

III. Kết luận:

1. Qua cuộc đời và số phận của Mị, Tô Hoài bày tỏ thái độ bênh vực quyền sống cho người lao động, đặc biệt là người phụ nữ miền núi. Đồng thời, tác giả cũng cất lên bài ca ca ngợi phẩm giá cao đẹp của họ. Đó là ý nghĩa nhân đạo cơ bản của tác phẩm.

2. Mị là một nhân vật rất thành công của văn xuôi hiện đại. Có được điều này là nhờ cái nhìn trân trọng, thương yêu đối với nhân vật của tác giả, đặc biệt là khả năng phân tích tâm lí sâu sắc, tinh tế của Tô Hoài.

Nguồn: Giáo viên Nguyễn Quang Ninh

Đề bài: Tóm tắt sự nghiệp của Nam Cao.

Bài Làm

Trên bầu trời dòng văn học hiện thực phê phán, vào giai đoạn cuối (1939 – 1945), Nam Cao (1917 – 1951), tên thật là Trần Hữu Tri ở làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam đã nổi bật lên như một ngôi sao long lanh toả sáng.

Sự nghiệp văn học Nam Cao có thể chia làm hai giai đoạn:

A. Trước Cách mạng:

1. Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Nam Cao đã mơ ước sáng tác. Những tác phẩm của ông lúc này còn mang nặng khuynh hướng lãng mạn, thoát ly, thi vị hóa hiện thực mà sau này ông đã tự phê phán cho đó là thứ văn chương như “ánh trăng lừa dối”. Ông kí các bút danh: Thuý Rư, Xuân Du, Nhiêu Khê, Nguyệt… Chỉ mãi đến năm 1941, khi kiệt tác “Chí Phèo” ra đời, Nam Cao mới chuyển hẳn sang trường phái hiện thực theo con đường nghệ thuật “vị nhân sinh” để kế tục những tên tuổi lừng danh như: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng…

2. Những sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng tám tập trung vào hai đề tài chính:

- Cuộc sống của những người tiểu tư sản nghèo. - Cuộc sống của những người nông dân cùng khổ.

Dù viết về đề tài nào thì điều mà Nam Cao quan tâm trước tiên và day dứt nhất là tình trạng con người bị tha hoá và bị xói mòn về nhân phẩm, thậm chí bị huỷ hoại cả nhân tính trong xã hội phi nhân đạo đương thời.

3. Về đề tài trí thức tiểu tư sản, đáng chú ý là các truyện ngắn: “Trăng sáng”, “Đời thừa”, “Nước mắt”, “Quên điều độ”, “Những chuyện không muốn viết”… và tiểu thuyết “Sống mòn” (1944). Trong những tác phẩm này, Nam Cao đã miêu tả hết sức chân thực và cảm động tình trạng nghèo khổ, sống dở chết dở của người trí thức nghèo. Trong đó, tác giả đặc biệt đi sâu vào những tấn bi kịch tâm hồn họ. Đó là tấn bi kịch dai dẳng, thầm lặng mà đau đớn của những con người có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống và nhân phẩm; có hoài bão lớn về một sự nghiệp tinh thần cao cả, nhưng lại bị gánh nặng cơm áo và cuộc sống tàn nhẫn đầy rẫy bất công đẩy vào cảnh “Đời thừa”.

Phê phán cái xã hội phi nhân đạo đã bóp nghẹt sự sống và tàn phá tâm hồn con người, Nam Cao đồng thời cũng thể hiện niềm khao khát hướng tới cuộc sống đẹp đẽ xứng đáng với con người.

4. Ở đề tài người nông dân: là nhà văn sinh ra và lớn lên nơi chốn bùn lầy, nước đọng, Nam Cao hiểu biết khá sâu sắc về cuộc sống những con người thấp cổ bé họng này. Ông đã để lại chừng 20 truyện ngắn có giá trị về đề tài này, đáng chú ý là : “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “Nghèo”… “Trẻ con không được ăn thịt chó”,… “Dì Hảo”. Qua những tác phẩm trên, Nam Cao vừa mô tả một cách thấm thía và cảm động những số phận tăm tối hẩm hiu bị tha hoá, bị lăng nhục của người nông dân, vừa kết án sâu sắc cái xã hội tàn bạo đã tàn phá cả thể xác lẫn linh hồn của họ, đồng thời phát hiện và khẳng định: phẩm chất lương thiện đẹp đẽ của họ ẩn giấu đằng sau những tâm hồn tưởng như tối tăm và cằn cỗi đó. Chiều sâu của ngòi bút hiện thực và nhân đạo của Nam Cao chính là ở đấy.

5. Nam Cao đã không thấy được khả năng đổi đời của người nông dân và triển vọng xã hội. Tuy vậy, trong truyện ngắn “Điếu văn” (1944), Nam Cao đã có lời chào đón chân thành, tha thiết tia sáng bình minh đang bừng dậy ở chân trời “Cuộc đời không thể cứ mù mịt mãi mãi thế này đâu… một rạng đông đã báo rồi!”.

B. Sau Cách mạng:

1. Nam Cao là một trong ít nhà văn đến với Cách mạng từ đầu. Năm 1948, ông được kết nạp vào Đảng. Ông tham gia hội văn hoá cứu quốc, tích cực hoạt động Cách mạng kháng chiến.

2. Nam Cao được xem là một trong những cây bút tiêu biểu nhất trong những năm đầu của kháng chiến chống Pháp. Thời kì này ông viết được nhiều tác phẩm có giá trị như nhật kí “Ở rừng” (1948), “Chuyện biên giới” – ký sự. Đặc biệt là truyện ngắn “Đôi mắt”, xứng đáng là một tuyên ngôn nghệ thuật của tầng lớp văn nghệ sĩ, tiểu tư sản theo kháng chiến.

3. (Phong cách) Nam Cao có biệt tài trong việc miêu tả, phân tích tâm lý con người. Ngôn ngữ của Nam Cao sống động, uyển chuyển, tinh tế, rất gần với lời ăn tiếng nói của quần chúng. Ông có ngòi bút vừa tỉnh táo, vừa sắc lạnh, vừa nặng trĩu suy tư và đằm thắm yêu thương. Văn Nam Cao vừa hết sức chân thực, vừa thấm đượm ý vị, triết lí, trữ tình.

Kết luận:

- Năm 1951 trên đường về quê công tác, ông bị kẻ thù phục kích giết chết giữa khi tài năng đang độ nở rộ. Nam Cao ngã xuống trong tư thế người nghệ sĩ - chiến sĩ. Ông hoạt động văn học chỉ trên dưới mười năm nhưng đã để lại một sự nghiệp văn học lớn lao. Nam Cao được đánh giá là nhà văn đứng ở vị trí hàng đầu trong nền

văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX và xứng đáng được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật - đợt I năm 1996.

- Cuộc đời lao động nghệ thuật vì lý tưởng nhân đạo, lý tưởng Cách mạng, và sự hi sinh anh dũng của Nam Cao mãi mãi là một tấm gương cao đẹp của nhà văn - chiến sĩ.

Giáo viên: Nguyễn Quang Ninh.

Đề bài: Tóm tắt tác phẩm "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành

Tác phẩm viết về làng Xô Man và núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sau ba năm xa làng đi bộ đội giải phóng, Tnú trở về thăm quê, làng Xô Man bất khuất kiên cường nằm giữa rừng xà nu bạt ngàn của Tây Nguyên. Trong một buổi tối sum họp của làng, cụ Mết đã kể lại cho dân làng nghe về một trang sử bi thương mà hùng tráng của làng nó gắn với cuộc đời Tnú. Làng Xô Man trong những năm đen tối của Cách Mạng, là một căn cứ bí mật vững chắc nuôi dấu cán bộ. Lúc ấy, Tnú và Mai còn nhỏ nhưng đã góp phần tích cực vào việc chở che nuôi dấu cán bộ. Lớn lên, hai người thành vợ chồng. Tnú trở thành người lãnh đạo dân làng đánh giặc. Tin làng Xô Man “mài giáo mác chuẩn bị khởi nghĩa bay đến tai quân giặc”, chúng cho quân đến vây quét. Cụ Mết và Tnú, cùng thanh niên rút ra ngoài rừng. Giặc dùng mọi cách khủng bố uy hiếp tinh thần dân chúng. Để hòng dụ dỗ Tnú đầu hàng, chúng bắt vợ và con anh hành hạ. Núp trong rừng, chứng kiến cảnh vợ con bị đánh đập dã man, Tnú sôi sục căm thù đến mức không còn tỉnh táo được nữa, đã nhảy xổ ra chém giết lũ giặc. Nhưng anh cũng không cứu được vợ con mình. Anh bị giặc bắt trói, tẩm nhựa xà nu đốt cháy mười đầu ngón tay trước mắt dân làng, hòng uy hiếp “ mộng cầm giáo mác” của họ. Tnú kiên cường, cắn răng chịu đựng không hề khuất phục. Căm thù tột độ, cả khối người đã vùng lên đánh gục kẻ thù “Cả làng Xô Man ào ào rung động và lửa cháy khắp rừng”. Câu chuyện khép lại bằng cảnh cụ Mết và Dít tiễn đưa Tnú trở lại đơn vị ở nơi cửa rừng xà nu tràn trề sức sống vượt lên trên sự huỷ diệt của bom đạn như làng Xô Man bất khuất kiên trung.

Giáo viên: Nguyễn Quang Ninh.

Đề bài: Anh (chị) hãy phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao.

Đáp án - Hướng dẫn làm bài

Các ý chính:

Một phần của tài liệu TUYỂN TẬP CÁC BÀI VĂN HAY VÀ VĂN NGHỊ LUẬN LỚP 12 (ÔN THI ĐẠI HỌC) (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w