Khái niệm sử thi, đặc điểm

Một phần của tài liệu TUYỂN TẬP CÁC BÀI VĂN HAY VÀ VĂN NGHỊ LUẬN LỚP 12 (ÔN THI ĐẠI HỌC) (Trang 60)

1. Giải thích khái niệm

Theo từ điển thuật ngữ văn học thì sử thi là “thơ ca lấy lịch sử làm đề tài, chép sự tích nhân vật và truyền thuyết lịch sử”. Còn trong lí luận văn học “sử thi là một thể loại tự sự miêu tả các sự kiện quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với đời sống tinh thần và vận mệnh của dân tộc. Nó chủ yếu biểu hiện ý thức cộng đồng của nhân dân, dân tộc đối với quá khứ vẻ vang của chính mình”.

Vói quan niệm nói trên thì “Rừng xà nu” không phải là tác phẩm sử thi mà là “bản anh hùng ca mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn về cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên” (lời tiểu dẫn sách giáo khoa).

2. Những biểu hiện của tính sử thi trong “Rừng xà nu”

a. Về đề tài, chủ đề

Tính sử thi trước hết được thể hiện ở đề tài, chủ đề. Truyện có đề tài lịch sử của làng Xô Man và nói rộng ra là của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc đấu tranh cách mạng chống tên đế quốc mạnh nhất để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Đây là một sự kiện trọng đại, mang tầm vóc thời đại. Qua tác phẩm, tác giả muốn nêu bật lên sức mạnh quật khởi, tinh thần và ý chí mãnh liệt không gì lay chuyển nổi của buôn làng, của một dân tộc quyết lấy máu minh viết lên một chân lí lớn: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. Nghĩa là vũ trang chiến đấu là con đường tất yếu để giải phóng nhân dân.

b. Nhân vật

Dân làng Xô Man trong “Rừng xà nu” là một tập thể mang những phẩm chất tiêu biểu cho cộng đồng, sống chết vì buôn làng, vì dân tộc. Đó là một tập thể anh hùng tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, khát vọng tự do, tinh thần đoàn kết, bất khuất, hiên ngang, sức sống mãnh liệt.

Rừng xà nu” được khai thác trực tiếp từ hiện thực đấu tranh của cách mạng miền Nam trong thời kì đồng khởi và tiếp nối ở chặng đường sau của cách mạng.

Các nhân vật trong “Rừng xà nu” được cấu tạo theo nhiều lớp, nhiều thế hệ. Các nhân vật này được hình tượng hóa, bằng những thế hệ xà nu khác nhau trong rừng xà nu bạt ngàn tít tắp tận cuối chân trời. Thế hệ già làng (tiêu biểu là cụ Mết); thế hệ thanh niên tiêu biểu là Tnú, Mai. Dít. Truyện còn hé mở cho ta thấy thế hệ thứ ba, thế hệ của những bé Heng để hoàn thiện bức tranh về chiến tranh nhân dân, “lớp cha trước, lớp con sau” nối tiếp nhau tạo nên một sức mạnh vô địch.

Nét chung nhất của các nhân vật này là: phẩm chất anh hùng, mạnh mẽ. Họ đều là những con người yêu buôn làng, yêu nước, yêu dân, bất khuất, kiên trung, thủy chung với cách mạng, giàu khát vọng tự do, giải phóng, giàu sức sống.

- Yêu buôn làng, yêu nước, yêu dân sâu nặng và căm thù giặc sâu sắc, cháy bỏng.

- Quyết tâm đứng lên đánh giặc, bất chấp sự khủng bố dã man của kẻ thù.

- Kiên cường, bất khuất, dũng cảm, táo bạo tạo nên khí thế đồng khởi chống Mĩ. Điều đặc biệt là tuy cùng phẩm chất anh hùng, nhưng mỗi người do tuổi tác, giới tính, cương vị mà những cách biểu hiện khác nhau làm nên vẻ đẹp, đặc điểm riêng rất đa dạng, sinh động và hấp dẫn.

hoạt động một thời với anh hùng Núp và cả hai đều rất nổi tiếng ở hai vùng khác nhau của Tây Nguyên. Núp được phong tặng anh hùng. Cụ Mết, con người của hai thế hệ lại tiếp tục hướng dẫn, chỉ huy con cháu tham gia vào cuộc đấu tranh chống Mĩ – Diệm. Cụ là một già làng sừng sững uy nghi như cây đại thụ. Cụ luôn là

người đứng đầu có tác phong trang trọng, đàng hoàng, có phong thái đĩnh đạc và uy tín lớn trong làng. Cụ Mết trở thành người cha tinh thần, người truyền ngọn lửa khát vọng tự do, giải phóng và trở thành linh hồn của phong trào đồng khởi của dân làng Xô Man.

+ Cụ Mết xuất hiện muộn khiến cho Tnú nóng ruột chờ đợi. Con người này có hình dáng bên ngoài rất đặc biệt “ông cụ vẫn quắc thước như xưa, râu bây giờ đã dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt sáng và sếch ngược… ông ở trần ngực cũng như một cây xà nu lớn. Tay rắn chắc như hai gọng kìm, giọng nói trầm vàng như cồng chiêng”. Cách nói của cụ không bao giờ khen “Tốt”. Những khi vừa ý nhất cụ chỉ nói “Được!”. Mệnh lệnh của cụ phát ra đơn giản chắc nịch:”Thế là bắt đầu! Đốt lửa lên!”.

+ Tấm lòng của cụ đối với Tnú, với dân làng và với cách mạng bao la như như núi ngàn. Nghĩa tình của cụ đối với nhân dân, đất nước như nước nguồn Tây Nguyên không bao giờ khô cạn.

+ Cụ Mết chỉ huy dân làng xông lên giết sạch bọn ác ôn trong nhà rông, đốt lên ngọn lửa đồng khởi rực sáng với chân lí thật giản dị mà sâu xa: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.

+ Cụ Mết còn là con người của niềm tin, người tổ chức, tập hợp đoàn kết dân làng chống giặc.

Tóm lại, cụ Mết là người tiêu biểu, kết tinh cho tính cách quật cường, bất khuất của các dân tộc Tây Nguyên nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung: Yêu nước thiết tha, căm thù giặc cháy bỏng, bất khuất, kiên cường, thủy chung son sắt, giàu sức sống “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng”.

- Tiếp đến là thế hệ của Tnú, Mai, Dít (Tnú quyết liệt, mạnh mẽ, trung thực, ngay thẳng, căm thù như lửa bốc cháy ngùn ngụt, giàu dũng khí, giàu sức sống… Tnú trở thành niềm tự hào, kiêu hãnh của tập thể người dân Tây Nguyên).

+ Dit là một cô gái trẻ giàu nghị lực, có bản lĩnh, trưởng thành trong đấu tranh gian khổ và trở thành người lãnh đạo cao nhất của dân làng Xô Man: Bí thư chi bộ, Chính trị viên xã đội.

+ Nét tính cách nổi bật của Dít: một cô gái có đôi mắt mở to, trong suốt, tính tình lặng lẽ, kín đáo nhưng rất gan dạ (giặc bắn để uy hiếp tinh thần, áo quần rách tả tơi nhưng vẫn binh thảnh như không), kiên quyết, nguyên tắc (kiểm tra giấy của Tnú rât kĩ, mặc dù có quan hệ thân tình), xong Dít lại là một cô gái rất giàu tình cảm (bùi ngùi, lưu luyến khi Tnú phải đi).

c. Bức tranh thiên nhiên được miêu tả thật hùng vĩ, hoành tráng, giàu màu sắc tạo hình như khắc, như trạm, tạo thành hình, thành khối có màu sắc, mùi vị. Đặc biệt đó là hình tượng cây xà nu mang đậm màu sắc sử thi. Nó được miêu tả từ nhiều góc độ, được lặp đi lặp lại nhiều lần, mang ý nghĩa tượng trưng cho phẩm chất, vẻ đẹp của con người Tây Nguyên. Những cảnh “suốt đêm nghe cả rừng Xô Man ào ào rung động. Và lửa cháy khắp rừng…” và đặc biệt “những đồi xà nu tiếp nối tới chân trời” mở đầu và kết thúc truyện đã làm nền cho diễn biến câu chuyện bi hùng của Tnú và làng Xô Man thật giàu ý nghĩa thẩm mĩ và nghệ thuật

d. Ngôn ngữ của thiên truyện “Rừng xà nu” đã được Nguyễn Trung Thành viết với một giọng say mê, trang trọng tạo nên chất thơ dào dạt, hùng tráng. Truyện được kể bên bếp lửa, các kể trang nghiêm xúc động như muốn nhắc nhở con cháu nhớ kĩ những trang sử đấm máu và nước mắt của cả cộng đồng “Người già chưa quên, người chết quên rồi thì để cái nhớ lại cho người sống… hãy lắng mà nghe mà nhớ… sau này tao chết rồi, chúng mày phải kể lại cho con cháu”.

- Câu chuyện của Tnú mà cụ Mết kể lại cho dân làng nghe là câu chuyện xảy ra chưa lâu, nhưng vẫn được kể như câu chuyện lịch sử, với giọng điệu và ngôn ngữ trang trọng của sử thi.

Nguồn: Giáo viên Nguyễn Quang Ninh

Đề bài: Phân tích giá trị nội dung và nêu những nét chính về nghệ thuật của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.

Đáp án – Hướng dẫn làm bài

I. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Tô Hoài là một trong những gương mặt xuất sắc của văn học Việt Nam đương đại. Ông có sở trường về đề tài miền núi. Chính những năm tháng thâm nhập thực tế vùng núi cai Tây Bắc giúp Tô Hoài một vốn sống phong phú về cuộc sống và con người đồng bào các dân tộc vùng đất này.

- Bằng những chi tiết chân thực, bằng tấm lòng yêu thương gắn bó sâu sắc với những con người Tây Bắc nghèo khổ nhưng giàu tình nghĩa, những tác phẩm của Tô Hoài tái hiện được một các sinh động và chân thực những bức tranh về cuộc sống, số phận và phẩm chất của họ.

2. “Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm tiêu biểu nhất của Tô Hoài về mảng đề tài nói trên. Tác phẩm được viết vào năm 1953, được rút từ tập “Truyện Tây Bắc”. Tác phẩm được giải nhất Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955. Tác phẩm đã đánh dấu quá trình chuyển biến tư tưởng và nghệ thuật của Tô Hoài. Nó là thành quả sau tám tháng trời thâm nhập thực tế của tác giả. Giờ đây nó vẫn được người đọc đón nhận với tất cả sự trân trọng, say mê, có lẽ là nhờ giá trị hiện thực đặc sắc và tư tưởng nhân đạo tích cực mà Tô Hoài thể hiện trong tác phẩm cùng nghệ thuật kể chuyện,

miêu tả tâm lí tinh tế của nhà văn.

Một phần của tài liệu TUYỂN TẬP CÁC BÀI VĂN HAY VÀ VĂN NGHỊ LUẬN LỚP 12 (ÔN THI ĐẠI HỌC) (Trang 60)