Khắc họa hình ảnh Heng:

Một phần của tài liệu TUYỂN TẬP CÁC BÀI VĂN HAY VÀ VĂN NGHỊ LUẬN LỚP 12 (ÔN THI ĐẠI HỌC) (Trang 57)

+ “Ngày anh ra đi nó mới đứng đến ngang bụng anh, chưa biết mang củi, chỉ mới đeo cái xà lét nhỏ xíu theo người lớn ra rẫy. Bây giờ nó mang một khẩu súng trường Mát, dẫn anh đi. Vẫn là con đường cũ, qua cái nà bắp đã trồng sắn và cây pom chu vắt lên hai cái dốc đứng sững đã được cắt ra từng bực, chui qua một rừng lách rậm ngày mưa thì vô số vắt lá, rồi đến cái làng nhỏ của anh. Nhưng nếu không có người dẫn, chắc chắn Tnú không dám đi một mình….”

=> Nếu như cụ Mết được Nguyễn Trung Thành khắc họa là “Ông cụ vẫn quắc thước như xưa…”, Dít hiện lên trong ánh mắt Tnú giống Mai lạ lùng – nghĩa là những con người ấy đều không quá khác biệt, đều mang trong mình dáng dấp của lịch sử, dấu ấn của thời cũ; thì thằng bé Heng lại được khắc họa thông qua những sự thay đổi về ngoại hình và tính cách rất rõ. Heng giờ không chỉ cao lớn hơn, mà còn quả quyết hơn, mạnh mẽ hơn. Hình ảnh Heng cho ta thấy sự chuyển động của cuộc sống, của những thế hệ mới tại ngôi làng Xô Man huyền thoại. + “Thằng bé Heng lớn lên cũng ít nói như những người dân làng Xô Man này. Nó đội một cái mũ sụp xin được của anh Giải phóng quân nào đó, mặc một chiếc áo bà ba dài phết đít, vẫn đóng khố, súng đeo chéo ngang lưng ra vẻ một người lính thực sự.”

=> Thay đổi, không có nghĩa là họ sẽ đi con đường khác. Bởi lẽ thằng bé Heng thật sự mang hình ảnh của Tnú năm nào, và biết đâu trong tương lai, chính nó sẽ trở thành một huyền thoại mới, huyền thoại mang trong mình vẻ đẹp của cộng đồng và có số phận trùng khít với số phận của cộng đồng. Như vậy, thay đổi, là để tiếp nối.

Hình ảnh đó minh chứng cho việc, những con người ấy không hề ngủ quên trong chiến thắng, không hề đắm say trong huyền thoại mà quên mất mình phải làm gì. Heng, và những người dân làng Xô Man khác, đều đang tích cực chuẩn bị để tự mình tiếp tục tạo nên huyền thoại mới.

Câu 7: Ý nghĩa hình tượng rừng xà nu. Trả lời:

Đây là hình tượng xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm, được lặp đi lặp lại gần 20 lần, bao trùm toàn bộ thiên truyện ngắn.

(Có thể trích dẫn vài chi tiết miêu tả hình tượng rừng xà nu: “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương..”; “Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy”; … hoặc lúc sau khi phân tích theo từng ý thì chủ động lựa chọn dẫn chứng phù hợp) - Là hình ảnh mở đầu, cũng là hình ảnh kết thúc thiên truyện. Mở đầu là “cả rừng xà nu hàng vạn cây”, kết thúc là “những rừng xà nu nối tiếp nhau chạy đến chân trời”, như một nét nhạc trầm hùng láy đi láy lại trong câu chuyện sử thi, như một tấm phông nền lớn cho cả một huyển thoại.

=> Rừng xà nu như thể chính là một cái “nền” cho bức tranh sống động về con người Tây Nguyên. Mọi sự kiện lịch sử đều diễn ra trên cái màu xanh bất tận của cánh rừng, mọi xúc cảm của con người đều được những cây xà nu chứng kiến và trân trọng.

Một phần của tài liệu TUYỂN TẬP CÁC BÀI VĂN HAY VÀ VĂN NGHỊ LUẬN LỚP 12 (ÔN THI ĐẠI HỌC) (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w