Giải pháp về nâng cao nguồn tài chính

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dịch vụ tổng hợp dầu khí Vũng Tàu (Trang 85)

6. Kết cấu luận văn

3.3.5 Giải pháp về nâng cao nguồn tài chính

Chiến lược của công ty là mở rộng hoạt động kinh doanh, gia tăng doanh số và lợi nhuận. Các giải pháp về tài chính tốt sẽ giúp công ty thực hiện được chiến lược của mình thêm phần hoàn hảo.

Giải pháp đầu tiên về mặt tài chính là thu hút vốn từ cổ đông. Trước hết cần ưu tiên cho các cổ đông hiện hữu góp thêm vốn đầu tư khi công ty mở rộng kinh doanh hoặc có những dự án mới. Mức vốn góp thêm phụ thuộc vào tỷ lệ vốn hiện nay của các cổ đông.

Công ty cũng cần xây dựng kế hoạch để niêm yết và thu hút vốn trên thị trường chứng khoán. Chọn thời điểm để niêm yết là hết sức quan trọng vì hiện nay nguồn vốn đầu tư từ thị trường chứng khoán đang suy giảm. Tuy nhiên, với tình hình tài

chính lành mạnh và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty cao như hiện nay thì khả năng thu hút vốn trên thị trường chứng khoán cũng không quá khó khăn. Một nguồn tài trợ vốn kịp thời cho các dự án của công ty là từ các ngân hàng. Với các hợp đồng dài hạn, việc mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng VIB và Ngân hàng Quân đội, công ty cũng có thể vay được vốn theo hình thức tín chấp với hạn mức khoảng từ 25 tỷ đồng.

Nhà cung ứng cũng có thể cung cấp hạn mức tín dụng cho công ty thông qua hình thức cho nợ thanh toán. Hiện nay, số ngày nợ bình quân của công ty đang là 30 ngày. Công ty có thể đàm phán với nhà cung cấp về tăng thời hạn thanh toán trên 30 ngày để gia tăng khả năng về vốn.

Thu nợ của khách hàng đúng hạn cũng là một giải pháp giúp cho công ty không những gia tăng năng lực tài chính mà còn tăng hiệu quả sử dụng vốn của mình. Công tác hoàn tất hồ sơ quyết toán, xuất hóa đơn kịp thời, đôn đốc việc thanh toán sẽ giúp cho công nợ của khách hàng không bị quá hạn.

Rút ngắn thời gian lưu kho, lập kế hoạch lưu kho theo tiêu chuẩn “Vừa đúng lúc” (Just In Time) cũng giúp cho công ty năng cao năng lực tài chính của mình. Phòng Kế hoạch – Vật tư cần lập kế hoạch chính xác về nhu cầu tiêu thụ thực phẩm trên tất cả công trình để có kế hoạch nhập hàng phù hợp. Tránh trường hợp lượng hàng tồn kho quá lớn gây ảnh hưởng đến nguồn vốn đồng thời cũng phải đảm bảo lượng hàng kịp thời cung cấp theo đơn đặt hàng của các công trình. Tương tư như vậy đối với các đốc công trên các công trình biển, việc giảm thiểu lượng hàng tồn kho trên mỗi công trình sẽ giúp cho công ty giảm tổng số vốn đáng kể. Đối với các dự án lớn trên đất liền, ở những tỉnh xa như Thái Nguyên, Sơn La... việc tăng cường số lượng lưu kho của nhà cung ứng ở Nghệ An, Thái Bình, Nam Định... là một giải phải hữu hiệu trong việc tiết kiệm nguồn vốn. Giảm giá trị hàng tồn kho một cách hợp lý sẽ giúp tăng tỷ lệ thanh toán nhanh của công ty và làm cho tình hình tài chính của đơn vị càng thuận lợi hơn.

Giải pháp cuối cùng về tài chính là đàm phán trong điều khoản thanh toán của hợp đồng. Bộ phận Thương mại của công ty cần chú ý điều khoản thanh toán trong quá trình đàm phán, bao gồm tăng tỷ lệ tạm ứng và rút ngắn thời gian thanh toán.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dịch vụ tổng hợp dầu khí Vũng Tàu (Trang 85)