NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học invitro của cây cần tây (Trang 40)

3.1.1. Mô tả đặc điểm hình thái của mẫu nghiên cứu

Quan sát tại thực địa, cây Cần tây có các đặc điểm nhƣ sau:

Cây thảo, rỗng, mọc thẳng đứng, cao khoảng 1-1,5m, nhiều rãnh nông chạy dọc thân, thân mang nhiều dóng và đốt, chia nhiều cành. Lá mọc so le, lá ở gốc có bẹ to, cuống lá có màng bao, có rãnh phía trong. Lá kép lông chim, có 3-5 lá chét, kích thƣớc lá chét dài 6-9cm, rộng 5-6cm, phiến lá xẻ làm 3 thùy, thùy cuối có hình thoi, có kích thƣớc 2-3cm×2,5-3cm, mép lá có răng cƣa. Lá ở ngọn cuống ngắn hoặc không cuống có kích thƣớc 5-6cm×5cm. Cành mang hoa mọc lên từ các đốt, đối diện hoặc nằm trong kẽ lá, mang nhiều tán kép, mỗi tán kép rộng 1,0-1,5cm, gồm 2-3 tán đơn và nhiều hoa mọc riêng lẻ. Mỗi tán đơn rộng 3- 4mm, khoảng 20-30 hoa. Hoa nhỏ, rộng 1- 1,5mm, hoa đều lƣỡng tính, mẫu 5, 5 cánh hoa, 5 nhị xếp xen kẽ với cánh hoa. Đài hoa tiêu biến. Tràng hoa màu trắng, bị uốn cong. Nhị hoa có chỉ nhị dài, bao phấn màu trắng gồm 2 ngăn, chỉ nhị đính lƣng. Nhụy hoa gồm 2 nhụy rời nhau, 2 lá noãn liền tạo bầu dƣới. Quả có cuống dài 1-2mm, quả đôi, hơi dẹt, có gân chạy dọc quả, kích thƣớc quả rộng 0,5mm và dài 0,5-1 mm. Mặt cắt ngang của quả cho thấy các ống tiết tinh dầu nằm vỏ quả trong, có 1 ống tiết trong mỗi rãnh và có 2 ống trong phần tiếp giáp giữa 2 lá noãn.

Công thức hoa: *♀ K5 C5 A5 G(2)

Ảnh chụp cây Cần tây và các đặc điểm cây Cần tây đƣợc trình bày ở hình 3.1, hình 3.2.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học invitro của cây cần tây (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)