Các nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng cổ phần công thương Việt Nam- CN khu công nghiệp Phú Tài (full) (Trang 26)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.1. Các nhân tố bên ngoài

a. Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý là yếu tố đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến mọi hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội. Các Ngân hàng ở các quốc gia trên thế giới muốn áp dụng dịch vụ NHĐT khi tính pháp lý của nó được thừa nhận (biểu hiện cụ thể bằng sự thừa nhận các giao dịch điện tử, các thanh toán điện tử, chứng từ điện tử,...) và có các cơ quan xác thực (chứng nhận chữ ký điện tử). Môi trường pháp lý ổn định có tác động tích cực đến các loại hình dịch vụ mới này vì nó đảm bảo quyền lợi cho ngân hàng cũng như cho khách hàng. mặc dù trong thời gian vừa qua hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán đã cải thiện nhiều, song vẫn được đánh giá là chưa đầy đủ và đồng bộ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thanh toán điện tử và thương mại điện

tử. Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực thanh toán vẫn còn những điểm cần phải tiếp tục được chỉnh sửa, thay thế để có thể phù hợp với thông lệ quốc tế và nhu cầu của người sử dụng. Ngoài ra, với tốc độ phát triển mạnh mẽ về CNTT và sự ra đời của hàng loạt các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nền tảng pháp lý cần được hoàn chỉnh gấp để bao hàm cả các loại hình tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không phải là ngân hàng, các tổ chức CNTT cung ứng những sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ cho các ngân hàng, các tổ chức làm dịch vụ thanh toán,…

b. Môi trường công ngh

Công nghệ càng hiện đại bao nhiêu thì vấn đề bảo mật càng trở nên cấp thiết bấy nhiêu. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử đồng nghĩa với việc quản trị rủi ro trở thành một thách thức với các ngân hàng. Một khi chưa đảm bảo đủ các biện pháp phòng chống gian lận và vấn đề bảo mật thông tin, các ngân hàng sẽ vẫn dè dặt khi tung ra các gói dịch vụ mới tiên tiến hay thậm chí là giới hạn các dịch vụ này để đảm bảo các giao dịch trong tầm kiểm soát. Về phía khách hàng, trong điều kiện cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin thì xuất hiện hàng loạt tội phạm an ninh mạng (hacker), những người này chuyên đột nhập vào tài khoản của người sử dụng để ăn cắp tiền bằng những hoạt động hết sức tinh vi, do đó niềm tin vào sự an toàn của việc sử dụng các dịch vụ điện tử chưa cao, nên những giao dịch có giá trị lớn vẫn thường được thực hiện qua các kênh dịch vụ truyền thống.

c. Môi trường kinh tế - xã hi

Các yếu tố như tốc độ phát triển kinh tế xã hội, thay đổi cơ cấu kinh tế, thu nhập của dân cư, các chính sách và chiến lược phát triển của nền kinh tế quốc gia,...sẽ làm thay đổi bộ mặt của xã hội, là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc cung cấp và sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử.

d. Thói quen dùng tin mt ca người dân

Tiền mặt là một công cụ được ưa chuộng trong thanh toán và từ lâu đã trở thành thói quen khó thay đổi của người tiêu dùng và nhiều doanh nghiệp. Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán hiện nay là lực cản lớn trong việc phát triển TTKDTM. Theo tính toán của Hiệp hội thẻ ngân hàng VN, lượng tiền mặt được rút ra qua ATM mỗi năm khoảng 550.000 tỷ đồng (6a).

Tâm lý ngại trải nghiệm những công nghệ mới cùng với sự mù mờ về thông tin đã khiến đa số người dân vẫn ưa chuộng tiền mặt. Bản thân các chủ thẻ cũng ngại quẹt thẻ vì phải nhớ password, có khi phải quẹt đi quẹt lại và quan trọng hơn là phải bỏ thời gian tìm hiểu và học cách sử dụng thẻ. Thêm nữa, không thể phủ nhận một điều là khi thực hiện mua sắm qua thẻ, người tiêu dùng rất khó ước đoán lượng tiền chính xác mình đã chi ra nên thường phóng tay mua sắm. Chỉ đến khi kiểm tra số dư trên thẻ, thấy lượng tiền hao hụt đáng kể họ mới giật mình điều chỉnh. Ở đây có một khái niệm mới, đó là “cảm giác tiêu tiền”, tức là cái mà chỉ khi chi tiêu bằng tiền mặt người ta mới ý thức được rõ rệt lượng tiền đang “biến mất” khỏi ví như thế nào, cái mà thẻ tín dụng không thể hiện được. Vì vậy, một số đông người cho rằng sử dụng tiền mặt sẽ có tác dụng làm họ “hãm bớt” việc chi tiêu mua sắm, và như vậy sẽ tiết kiệm được nhiều tiền hơn. Một lý do nữa xuất phát từ vấn đề phí. Mặc dù phí thanh toán đánh vào các đơn vị kinh doanh thẻ, nhưng các đơn vị này lại “chia sẻ” một phần phí đáng kể cho khách hàng, vì thế không khuyến khích người dân thanh toán bằng thẻ.

e. Các đơn v cung cp dch v kinh doanh cho khách hàng chưa mn mà vi vic chp nhn thanh toán qua th

Các siêu thị, cửa hàng, trung tâm mua sắm, khách sạn, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, xe... đều không ưa chuộng POS cho dù các ngân hàng lắp đặt miễn phí thiết bị này. Điểm mấu chốt ở đây là vấn đề không muốn công khai doanh

thu để giảm bớt thuế thu nhập và không muốn mất phí cho ngân hàng. Mặc dù theo thông lệ quốc tế, phí suất mà các đơn vị này phải trả cho NH là 3% doanh số tiền quẹt thẻ, nhưng ít đơn vị kinh doanh nào ở Việt Nam chấp nhận trả tỷ lệ này, họ muốn miễn phí hoặc cùng lắm là trả từ 1% - 1,5% tổng doanh số. Hiện tại chỉ có những đơn vị có giao dịch thanh toán cho người nước ngoài (khách sạn, cửa khẩu...) là sẵn sàng chấp nhận sử dụng POS vì người nước ngoài có thói quen dùng thẻ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng cổ phần công thương Việt Nam- CN khu công nghiệp Phú Tài (full) (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)