Các nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng cổ phần công thương Việt Nam- CN khu công nghiệp Phú Tài (full) (Trang 29)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Các nhân tố bên trong

a. Yếu t h tng k thut

Ở Việt Nam hiện nay mạng lưới ATM và sự kết nối thanh toán thẻ qua POS của hệ thống ngân hàng chưa hoàn chỉnh và thống nhất. Hiện mới chỉ có 8 ngân hàng thương mại tham gia kết nối hệ thống các điểm chấp nhận thẻ trên địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, nếu khách hàng sử dụng thẻ của 8 ngân hàng này thì thẻ đó mới được chấp nhận thông qua các máy quẹt thẻ lẫn nhau, còn thẻ của các ngân hàng khác thì chỉ được sử dụng thông qua POS của ngân hàng đó (ngoại trừ thẻ tín dụng quốc tế). Vì vậy, giả sử trong ví của khách hàng có thẻ và trong thẻ có tiền cũng khó tìm được điểm quẹt thẻ phù hợp. Điều bất cập này gây rất nhiều phiền phức cho chủ thẻ, là nguyên nhân chính khiến người dân vẫn ưu tiên sử dụng tiền mặt.

Một yếu tố khác nữa là vấn đề an toàn kỹ thuật. Có thể thấy hiện nay những thông tin về máy ATM bị rò điện xuất hiện với tần suất khá cao trên báo chí đã gây ra bức xúc và hoang mang trong dân cư. Vì vậy, chỉ khi nào thực sự cần thiết, như đến kỳ lĩnh lương phải ra ATM rút tiền mặt thì mọi người mới buộc phải giao dịch qua ATM, còn lại hạn chế tối đa việc tiếp xúc với những máy này.

b.Ngun lc tài chính và ngun nhân lc

- Vn đầu tư vào hot động này kém hiu qu: từ giác độ các NHTM, vấn đề lớn nhất trong phát triển hoạt động thanh toán là những hạn chế về vốn đầu tư. Vốn đầu tư đòi hỏi phải rất lớn, thời gian thu hồi vốn dài hạn mà hiệu quả đầu tư lại thấp. Vì vậy, chỉ có những ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính mới có khả năng tập trung đầu tư lớn về trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thanh toán. Các ngân hàng nhỏ chủ yếu chọn cách chia sẻ mạng lưới với các ngân hàng lớn. Tuy nhiên, khả năng chia sẻ mạng lưới và hạ tầng kỹ thuật khác giữa các ngân hàng còn hạn chế, do các ngân hàng chưa tìm được tiếng nói chung để đi đến thoả thuận kết nối thống nhất.

Nhưng ngay cả đối với các ngân hàng lớn, việc phát triển và duy trì hoạt động của mạng lưới ATM vẫn rất khó khăn. Cũng bởi chi phí đầu tư cho ATM khá lớn (bao gồm chi phí mua máy, lắp đặt, bảo trì, chăm sóc, vận hành, lắp đặt camera,…) trong khi các ngân hàng không có nguồn thu đối với hệ thống ATM. Hơn nữa số tiền duy trì trong tài khoản của khách hàng chỉ tương ứng với số tiền các ngân hàng phải nạp sẵn vào máy ATM cũng như để dự trữ cho việc tiếp quỹ ATM, do đó ngân hàng không được hưởng lợi nhiều từ các khoản tiền này. Trong khi đó, các ngân hàng vẫn chưa được thu phí giao dịch ATM nội mạng để bù đắp một phần chi phí đầu tư cho hệ thống ATM. Riêng chi phí ban đầu một máy ATM đã lên tới 20.000 USD. Hiện nhiều doanh nghiệp đang phải bù lỗ cho dịch vụ ATM với số tiền bù lỗ khoảng 10-30 tỷ đồng/năm. Trong tình hình huy động khó khăn như hiện nay thì các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng có mạng ATM lớn, còn phải chịu áp lực rất lớn trong việc đảm bảo tiền mặt đầy đủ, kịp thời phục vụ cho các giao dịch của khách hàng tại các máy ATM. Khó khăn ngày càng gia tăng hơn vào các dịp nghỉ lễ, Tết khi nhu cầu rút tiền mặt tăng đột biến.

Mặc dù rất muốn đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào các dịch vụ của mình, nhưng thực tế là, các NHTM chỉ có một lượng vốn đầu tư ban đầu đủ lớn để mua sắm máy móc thiết bị, phát triển phần mềm,.. chưa kể đến các chi phí bảo hành, duy trì và phát triển hệ thống. Vì vậy đòi hỏi các NHTM không phải chỉ có quyết tâm mà còn phải có tiềm lực tài chính đủ mạnh. Nhìn chung, chỉ những ngân hàng lớn mới đủ quyết tâm và tiềm lực để thực hiện việc này. Bên cạnh đó, đặc thù các sản phẩm Ngân hàng điện tử chứa hàm lượng chất xám cao, nó không giống như những dịch vụ ngân hàng truyền thống, nên đòi hỏi phải có đội ngũ nhân viên ngân hàng được đào tạo một cách bài bản và nghiêm túc. Quá trình cung ứng dịch vụ đòi hỏi phải có sự tương tác giữa nhân viên ngân hàng và khách hàng để hoàn thành việc chuyển giao dịch vụ. Tuy nhiên, quá trình cung ứng dịch vụ phải được diễn ra nhanh chóng và chính xác để khách hàng có những đánh giá tốt về năng lực cung ứng dịch vụ của ngân hàng.

c. Qun tr ri ro trong hot động kinh doanh dch v Ngân hàng đin t

Việc phát triển dịch vụ Ngân hàng điện điện tử phải đi đôi với việc phòng ngừa rủi ro. Do đó, việc quản trị rủi ro phải gắn liền với quá trình phát triển hoạt động của Ngân hàng điện tử, là quá trình đổi mới phương pháp quản lý, quản trị ngân hàng, hệ thống bộ máy tổ chức và cơ cấu hoạt động, quản trị rủi ro, kiểm soát và các biện pháp phòng ngừa. Công nghệ càng hiện đại bao nhiêu thì vấn đề bảo mật càng trở nên cấp thiết bấy nhiêu. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử đồng nghĩa với việc quản trị rủi ro trở thành một thách thức với các ngân hàng. Một khi chưa đảm bảo đủ các biện pháp phòng chống gian lận và vấn đề bảo mật thông tin, các ngân hàng sẽ vẫn dè dặt khi tung ra các gói dịch vụ mới tiên tiến hay thậm chí là giới hạn các dịch vụ này để đảm bảo các giao dịch trong tầm kiểm soát. Về phía khách hàng, do

niềm tin vào sự an toàn của việc sử dụng các dịch vụ điện tử chưa cao, nên những giao dịch có giá trị lớn vẫn thường được thực hiện qua các kênh dịch vụ truyền thống.

-Ti phm trong lĩnh vc thanh toán gia tăng. Gian lận phát sinh chủ yếu liên quan đến gian lận tài khoản thẻ và thẻ giả, tiếp sau là các loại hình khác như thẻ mất cắp, thất lạc… Trong đó, gian lận tài khoản thẻ thường xảy ra với các giao dịch không xuất trình thẻ vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn đáng kể so với gian lận thẻ giả. Gần đây, thị trường xuất hiện rủi ro cực kỳ nguy hiểm là hiện tượng kẻ xấu đập phá máy ATM để lấy tiền( 6b).

-Ngoài ra, còn có một số rủi ro khác gây thiệt hại tài chính khá lớn đối với các ngân hàng như:

• Ăn cắp dữ liệu thẻ tại ATM (skimming).

• Các ĐVCNT thông đồng thực hiện các giao dịch gian lận và bỏ trốn sau khi đã nhận được tiền tạm ứng của ngân hàng.

• Gần đây đã xuất hiện hiện tượng chủ thẻ thường xuyên sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế để thực hiện các giao dịch rút tiền mặt bằng USD tại Campuchia nhằm trục lợi từ chênh lệch tỷ giá. Bên cạnh đó cũng xuất hiện loại hình giao dịch chuyển tiền từ tài khoản thẻ tín dụng sang tài khoản ảo sau đó chuyển tiền từ tài khoản ảo sang tài khoản ngoại tệ và thực hiện rút ngoại tệ, gây thiệt hại về chênh lệch tỷ giá đối với các ngân hàng…

CHƯƠNG 2

THC TRNG PHÁT TRIN DCH V NGÂN HÀNG

ĐIN T TI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIT NAM CHI NHÁNH KCN PHÚ TÀI

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng cổ phần công thương Việt Nam- CN khu công nghiệp Phú Tài (full) (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)