Kiến nghị đối với Ngân hàng Ngân hàng Công Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng cổ phần công thương Việt Nam- CN khu công nghiệp Phú Tài (full) (Trang 98)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Ngân hàng Công Thương Việt Nam

Nam

Là đơn vị chủ quản của Vietinbank Phú Tài, Vietinbank Việt Nam cần có những biện pháp hỗ trợ cần thiết để phát triển dịch vụ NHĐT tại chi nhánh như sau:

-Tăng cường hỗ trợ mở rộng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho thanh toán điện tử, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng. Chú trọng vào phát triển công nghệ thanh tóan vốn giữa các chi nhánh nhằm nâng cao tiện ích cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ của hệ thống Vietinbank.

-Vietinbank Việt Nam cần thiết là đầu mối trung gian nghiên cứu, xây dựng, định hướng chiến lược phát triển công nghệ, đảm bảo kết nối hệ thống một cách hoàn thiện, hiệu quả, tiện lợi, an toàn và chính xác.

-Khoán chi phi và thu nhập để chi nhánh được chủ động trong việc mua sắm tài sản và chi tiêu đối với các hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh tại địa phương.

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

-Bổ sung, hoàn chỉnh khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách cho phát triển thanh toán điện tử cho các ngân hàng thương mại trong nước.

-Trước hết là về vấn đề pháp lý, có thể nói rằng đến thời điểm hiện nay, nhiều ngân hàng đã hội đủ điều kiện hạ tầng kỹ thuật để cung cấp cho khách hàng các giao dịch điện tử, các tiện ích của home banking, mobile banking, internet banking,.. đã được triển khai đến khách hàng nhưng cơ sở pháp lý vẫn còn thiếu, chưa đầy đủ, Việt Nam vẫn chưa có luật giao dịch điện tử. Mặc dù Thống đốc Ngân hàng nhà nước đã ký văn bản chấp thuận sử dụng chứng từ điện tử trong nội bộ ngành ngân hàng, nhưng theo đúng luật Kế toán thống kê ngân hàng vẫn buộc phải in ra giấy, đóng dấu, ký tên, lưu kho các loại chứng từ giao dịch để đảm bảo tính pháp lý của chứng từ. Việc làm này đã làm tăng đáng kể khối lượng công việc của ngành ngân hàng. Chính vì vậy Nhà nước cần sớm ban hành Luật giao dịch điện tử, ban hành các văn bản pháp lý liên quan đến giao dịch điện tử như chứng từ điện tử, chữ ký điện tử, quy định các mức độ mã khoá được đăng ký và sử dụng cho các thành phần tham gia vào hoạt động thương mại điện tử, cấp phép hoặc thành lập cơ quan chứng thực điện tử nhằm tạo môi trường cho thương mại điện tử nói chung và các dịch vụ ngân hàng điện tử nói riêng phát triển.Với sự phát triển như vũ bảo của công nghệ thông tin, cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý trong các nghiệp vụ ngân hàng, đặt biệt là hệ thống văn bản pháp lý liên quan trực tiếp đến việc đổi mới nghiệp vụ cho phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin.

-Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các ngân hàng thương mại tự đầu tư, hợp tác liên kết và vay vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng thanh toán điện tử, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Cần xem xét lại các quy chế hiện hành của ngành ngân hàng theo hướng mở chẳng hạn

như: quy chế về việc sử dụng vốn tự có và trích lợi nhuận trong kinh doanh ngân hàng để tái đầu tư vào tài sản cố định, phát triển sản xuất nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc xây dựng kế hoạch đầu tư chiến lược và hiện đại hoá mang tính dài hạn cho hạ tầng thanh toán.

-Sớm ban hành qui chế về quản lý dịch vụ NHĐT, tạo điều kiện phát triển các loại hình dịch vụ cần thu phí theo nguyên tắc thương mại.

-Cuối cùng, Ngân hàng nhà nước nên phối hợp với các ngân hàng thương mại thường xuyên tổ chức hội thảo, mở các khoá học về ngân hàng điện tử do các chuyên gia nước ngoài đảm nhiệm, có như vậy mới nâng cao kiến thức, kinh nghiệm về lĩnh vực này, đồng thời cập nhật được thông tin mới, giúp các ngân hàng thương mại hoàn thiện và phát triển loại hình dịch vụ này một cách đúng hướng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng cổ phần công thương Việt Nam- CN khu công nghiệp Phú Tài (full) (Trang 98)