Kiến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng cổ phần công thương Việt Nam- CN khu công nghiệp Phú Tài (full) (Trang 100)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.3. Kiến nghị đối với Chính phủ

-Cần chú trọng hơn nữa về dịch vụ ngân hàng điện tử, dành sự ưu tiên thích đáng để đầu tư phát triển thương mại điện tử.

-Nghiên cứu, xem xét việc gỡ bỏ hay nới lỏng các qui định, các chính sách có tính chất hạn chế về quản lý ngoại hối, độc quyền về viễn thông…

-Nhà nước sớm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động sử dụng và cung cấp dịch vụ NHĐT. Cần có môi trường pháp lý độc lập cần thiết bảo đảm an toàn cho các hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ. Khuôn khổ luật pháp đủ chặt chẽ về an ninh hạ tầng cơ sở, thông tin và tội phạm máy tính

-Tăng cường phối hợp của các Bộ, Ngành và các cơ quan chức năng của Nhà nước với các NHTM trong vấn đề phát triển dịch vụ NHĐT. Dịch vụ tài chính – ngân hàng trong cả nước nói chung chỉ thực sự phát triển và có hiệu quả khi có sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa các Bộ, Ngành như Bộ Thương Mại, Tài Chính, Kế hoạch và Đầu tư, Bưu chính viễn thông và các chức năng khác của Nhà nước với Ngân hàng Nhà nước và với các NHTM.

Sự phối hợp này cần được nhận thức và thiết lập trên nguyên tắc thống nhất, nhằm tăng cường hiệu quả của việc triển khai phát triển dịch vụ NHĐT.

-Chính phủ cần có những biện pháp mạnh đối với các doanh nghiệp không trả lương qua tài khoản đối với người lao động. Và có chế độ khuyến khích đối với các doanh nghiệp kinh doanh mua bán và dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại các trung tâm mua sắm, siêu thị , nhà sách, các công ty du lịch, hệ thống các nhà hàng và khách sạn. Từ đó giúp người dân làm quen với việc thanh toán qua thẻ và hạn chế việc sử dụng tiền mặt.

Th nht: đẩy mạnh giáo dục, đào tạo. Cần tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện về công nghệ thông tin và dịch vụ ngân hàng. Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và đào tạo kỹ năng sử dung dịch vụ ngân hàng điện tử cho các Bộ ngành, doanh nghiệp và người dân.

Th hai: đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.Khuyến khích, đãi ngộ các đối tượng là các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính… đầu tư kinh doanh buôn bán trên mạng, từ đó tạo nhu cầu kinh doanh, thanh toán, giao dịch… tạo ra lượng khách hàng tiềm năng cho dịch vụ Ngân hàng điện tử.

Th ba: xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, các luật và nghị định nhằm quản lý tiến trình kinh doanh trên mạng, là căn cứ để giải quyết tranh chấp. Xây dựng chuẩn chung và cơ sở pháp lý cho văn bản điện tử, chữ kí điện tử và chứng nhận điện tử. Để tạo điều kiện cho các chứng từ điện tử đi vào cuộc sống một cách dễ gàng,quen thuộc, cần xây dựng hệ thống các tổ chức, cơ quan quản lý, cung cấp, công chứng chữ kí điện tử và chứng nhận điện tử. Xây dựng một trung tâm quản lý dữ liệu trung ương để giúp cho việc xác nhận, chứng thực chứng từ điện tử được nhanh chóng và chính xác nhất.

hiện tin học hoá các tổ chức kinh doanh dịch vụ, các Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng, nâng cao tốc độ đường truyền Internet, giảm thiểu cước phí … tạo điều kiện cho toàn dân có thể sử dụng các dịch vụ trực tuyến cho sinh hoạt hằng ngày cũng như công việc kinh doanh. Xây dựng cơ sở hạ tầng truyền thông mạnh, tốc độ cao, không bị nghẽn mạch, giá cước phù hợp, hạn chế độc quyền viễn thông.

Th năm: Thu hút đầu tư nước ngoài vào khu công nghệ cao với mức ưu đãi cao hơn các nước trong khu vực, tích cực phát triển các khu công nghệ này về địa phương khi có điều kiện thuận lợi.

Th sáu: kiện toàn Bộ máy quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, tách chức năng quản lý ra khỏi kinh doanh.

KT LUN

-Trong quá trình nghiên cứu đề tài, trên cơ sở vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa học, đi từ lý luận đến thực tiễn, đề tài “ Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam CN KCN Phú Tài” đã tập trung giải quyết những nội dung quan trọng sau:

-Thứ nhất, đề tài đã làm rõ khái niệm Ngân hàng điện tử, những ưu điểm của dịch vụ này và tầm quan trọng phải phát triển dịch vụ này trong tương lai.

-Thứ hai, đề tài cũng đã đi sâu phân tích tình hình phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam CN KCN Phú Tài, những thuận lợi, khó khăn cũng như những hiệu quả và hạn chế còn tồn tại để từ đó có những định hướng, giải pháp đúng đắn cho việc phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử .

-Thứ ba, trên cơ sở những hạn chế còn tồn tại về dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam CN KCN Phú Tài, Luận văn đề xuất những giải pháp nhằm pháp triển dịch vụ này.

-Ngoài những giải pháp được đưa ra để góp phần phát triển dịch vụ NHĐT thì bên cạnh đó cũng cần có sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và các cấp có liên quan.

-Trong tương lai gần, khi mà các Ngân hàng phải luôn đối phó với những rủi ro từ hoạt động tín dụng, thì hoạt động phi tín dụng nói chung và dịch vụ Ngân hàng điện tử nói riêng sẽ được coi là tiềm năng khai thác của các Ngân hàng. Một mặt vừa hạn chế được rủi ro, mặt khác tăng thêm thu nhập ngoại lãi cho Ngân hàng.

Mặc dù tác giả luận văn đã rất cố gắng để đạt được kết quả theo mục đích, nhiệm vụ đã xác định, nhưng do giới hạn khuôn khổ của một luận văn

thạc sĩ và khả năng của bản thân còn hạn chế, nên chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả luận văn rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, các nhà khoa học, các cán bộ quản lý trong lĩnh vực ngân hàng và những ai quan tâm đến lĩnh vực này để tác giả luận văn tiếp tục đi sâu nghiên cứu nhằm đem lại kết quả cao hơn cả về mặt lý luận và thực tiễn. Trân trọng cảm ơn!

TÀI LIU THAM KHO

[1] David Cox (1997), Nghip v ngân hàng hin đại, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

[2] Đại học Đà Nẵng (2012), Tuyn tp Báo cáo Hi ngh sinh viên Nghiên cu khoa hc ln th 8 .

[3] Nguyễn Minh Kiều (2008), Nghiệp v Ngân hàng, NXB Thống Kê.

[4] Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Phú Tài:

Lch s Ngân hàng Thương mi c phn Công thương Phú Tài.

Báo cáo tình hình kinh doanh th ca Chi nhánh Ngân hàng Thương mi c phn Công thương Phú Tài năm 2009-2010-2011.

Báo cáo kết qu hot động kinh doanh ca NH TMCP Công Thương CN KCN Phú Tài năm 2009-2010-2011.

[5] Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Tp chí Ngân hàng s 17 năm 2011, trang 31.

Theo thng kê ca Hi th ngân hàng VN, trong năm 2010 đã xy ra 12 v, trong đó có 5 v bn trm đã ly tin thành công.

Tp chí Ngân hàng tháng 9/2011, trang 30

[6] Nhóm tác giả Elicom (2000), Thành công nhờ Internet, NXB Hà Nội

[7] PGS.TS. Nguyễn Thị Quy (2008), Dch v ngân hàng hin đại, NXB

Khoa học xã hội. [8] Website: * www.Vietinbank.vn * www.Vietcombank.com.vn * www.ACB.com.vn * www.khoahocphothong.com * www.tinkinhte.com * www.Sbv.gov.vn * www.bis.net.vn

PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

Mục đích khảo sát

Để hiểu rõ hơn thực trạng hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử tại VietinBank Chi nhánh Phú Tài nhằm mục đích thu thập những thông tin cần thiết hỗ trợ cho việc phát triển nghiệp vụ ngân hàng điện tử tại Chi nhánh.

Cách thức trả lời câu hỏi

1. Danh mục câu trả lời được liệt kê, mỗi câu hỏi chỉ có một câu trả lời, bằng cách đánh dấu x vào ô trống, hoặc ghi thêm câu trả lời nếu không có trong danh mục câu hỏi vào mục khác.

2. Mọi ý kiến đóng góp, phản hồi hay mong muốn mà các anh (chị) muốn đống góp để cải thiện cho dịch vụ ngân hàng điện tử tại Chi nhánh xin vui lòng điền vào phía cuối bảng câu hỏi.

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của anh (chị) đã tham gia trả lời câu hỏi.

- Giới tính: Nam Nữ Tuổi:……….

- Nghề nghiệp :... - Công ty :... 1. Anh/Chị đã giao dịch với Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương CN Phú Tài trong thời gian bao lâu?

Dưới 3 năm Từ 3 đến 6 năm Từ 6 đến 10 năm Trên 10 năm

2. Anh/Chị đang sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử nào của Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương CN Phú Tài?

Vấn tin ATM Online Home Banking Mobile banking Internet Banking Chưa sử dụng

3. Anh/Chị biết đến dịch vụ ngân hàng điện tử của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương CN Phú Tài qua nguồn thông tin nào?

Người thân, bạn bè, đồng nghiệp

Phương tiện truyền thông (báo chí, tivi,…) Trang web VietinBank

Tờ bướm/Tờ rơi ở Ngân hàng Nhân viên Ngân hàng tư vấn Khác

4. Tần suất sử dụng những tiện ích của dịch vụ Ngân hàng điện tử của Anh/Chị như thể nào?

Tiện ích Số lần/tháng

Kiểm tra số dư

Cập nhập thông tin về lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá chứng khoán

Chuyển khoản

Thanh toán hóa đơn (điện, nước, điện thoại, internet…) Thanh toán/Nhận lương

5. Lý do Anh/Chị sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử của Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương CN Phú Tài?

Giao dịch tiện lợi, nhanh chóng

Đáp ứng nhu cầu thanh toán nhiều, liên tục Ngân hàng có uy tín

Miễn phí dịch vụ sử dụng Khác:…………

6. Lý do Anh/Chị chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử? Dịch vụ còn mới, chưa biết, chưa có thông tin

Có thói quen đến ngân hàng giao dịch Lo ngại thủ tục rườm rà

Cảm thấy không an tâm, an toàn Không quan tâm

Chưa có nhu cầu, chưa cần thiết sử dụng Khác:………

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng cổ phần công thương Việt Nam- CN khu công nghiệp Phú Tài (full) (Trang 100)