Nhìn chung, các công ty chứng khoán đã xây dựng cho hệ thống TCCTKT khá tốt và hiệu quả. Tuy nhiên, để TCCTKT của các CTCK theo kịp với sự phát triển của TTCK và phù hợp với thông lệ quốc tế thì các CTCK cần hoàn thiện các yếu tố sau:
TTCK là lĩnh vực phong phú, đa dạng và rất phức tạp cho nên các quy định về thời gian làm việc, đạo đức nghề nghiệp rất chặt chẽ. Các mẫu chứng từ kế toán áp dụng cho CTCK như : Bảng chấm công làm thêm giờ (01b- LĐTL); Bảng thanh toán tiền thưởng (03-LĐTL) rất hiếm hoặc không sử dụng do các quy định về tiền lương, tiền thưởng được thể hiện trong Hợp đồng lao động.
TTCK ngày càng phát triển, ngoài việc sử dụng biểu mẫu chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính, các công ty cũng cần bổ sung các mẫu chứng từ đặc thù cho ngành chứng khoán như : Phiếu chuyển tiền, giấy nộp tiền, giấy lĩnh tiền, phiếu lệnh mua bán chứng khoán.. Tuy nhiên, hiện nay mỗi công ty tự thiết kế theo mẫu riêng. Do vậy, cần có các biểu mẫu chứng từ quy định thống nhất cho ngành chứng khoán.
Ngoài ra, để tiết kiệm không gian lưu trữ, các CTCK đều hướng tới việc lưu trữ chứng từ điện tử, nhằm giảm bớt không gian lưu trữ.
Tuy nhiên, đối với lưu trữ chứng từ điện tử thì cần xác định mức độ an toàn của dữ liệu và các chứng từ lưu trữ dưới dạng file giấy cần phải xác định thời gian lưu trữ theo quy định của pháp luật.
-Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản hướng dẫn các CTCK hiện hành là chế độ kế toán của doanh nghiệp sản xuất nên hệ thống tài khoản rất sơ sài, không có các công cụ để theo dõi các sản phẩm, nghiệp vụ đặc trưng của công ty chứng khoán cho nên việc một số tài khoản ghi nhận các hoạt động kinh doanh về chứng khoán là hết sức cấp thiết hiện nay. Do vậy, để hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán, chúng ta cần hoàn thiện một số nội dung sau:
Bỏ một số tài khoản không phù hợp với hoạt động kinh doanh chứng khoán như TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu; TK 153 – Công cụ, dụng cụ; TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Các tài khoản này được sử dụng chủ yếu trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Còn đối với CTCK là công ty chuyên về tài chính thì việc sử dụng các tài khoản này chỉ làm tăng khối lượng công tác kế toán không cần thiết.
Bổ sung một số tài khoản hạch toán công cụ tài chính phái sinh
Ngày nay khi TTCK biến động từng giây từng phút thì việc nắm trong tay những công cụ phái sinh là một biện pháp khôn ngoan để đối phó với rủi ro.
Các công cụ phái sinh rất phong phú và đa dạng, nhưng có bốn công cụ chính là Hợp đồng kỳ hạn (forwards), Hợp đồng tương lai (futures), Quyền chọn mua hoặc bán (options) và Hợp đồng hoán đổi (swaps). Ở Việt Nam, một số công văn cho phép một số tổ chức thí điểm triển khai nghiệp vụ quyền chọn chứng khoán (Cụ thể là quyền chọn cổ
phiếu) như VCBS…Vì vậy, các CTCK cần bổ sung một số tài khoản như sau:
Bổ sung tài khoản 172 – Công cụ tài chính phái sinh
Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động trong giá trị hợp lý của công cụ tài chính phái sinh.
Số dư bên Nợ: Giá trị hợp lý của tài sản phái sinh tại thời điểm báo cáo Số dư bên Có: Giá trị hợp lý của nợ phải trả phái sinh tại thời điểm báo cáo
Tài khoản 172 – Công cụ tài chính phái sinh có 3 tài khoản cấp 2
Tài khoản 1722-Hợp đồng kỳ hạn: Phản ánh giá trị hợp lý của hợp đồng kỳ hạn tại thời điểm báo cáo. Tài khoản 1722 có 2 tài khoản cấp 3:
Tài khoản 17221 - Hợp đồng kỳ hạn sử dụng cho mục đích phòng ngừa rủi ro. Tài khoản 17222 - Hợp đồng kỳ hạn sử dụng cho mục đích kinh doanh;
Tài khoản 1723-Hợp đồng quyền chọn: Phản ánh giá trị hợp lý của hợp đồng quyền chọn tại thời điểm báo cáo.Tài khoản 1723 có 2 tài khoản cấp 3 Tài khoản 17231 - Hợp đồng quyền chọn sử dụng cho mục đích phòng ngừa rủi ro. Tài khoản 17232 - Hợp đồng quyền chọn sử dụng cho mục đích kinh doanh;
Tài khoản 1724- Hợp đồng hoán đổi: Phản ánh giá trị hợp lý của hợp đồng hoán đổi tại thời điểm báo cáo. Tài khoản 1724 có 2 tài khoản cấp 3:
Tài khoản 17241 - Hợp đồng hoán đổi sử dụng cho mục đích phòng ngừa rủi ro. Tài khoản 17242 - Hợp đồng hoán đổi sử dụng cho mục đích kinh doanh;
Bổ sung tài khoản 005 - Hợp đồng kỳ hạn
Tài khoản này phản ánh giá trị danh nghĩa của hợp đồng kỳ hạn, là số cam kết mua, bán theo hợp đồng ký kết giữa các bên tại thời điểm khởi đầu hợp đồng.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 005 - Hợp đồng kỳ hạn:
Bên Nợ: Giá trị danh nghĩa hợp đồng kỳ hạn
Bên Có: Xoá sổ giá trị danh nghĩa hợp đồng kỳ hạn khi đáo hạn hợp đồng Số dư bên Nợ: Giá trị danh nghĩa của hợp đồng kỳ hạn vẫn còn hiệu lực
Tại thời điểm khởi đầu hợp đồng kỳ hạn, các bên phải xác định giá trị danh nghĩa của hợp đồng theo các điều khoản đã ký kết, như: Mức giá và số lượng hàng hoá, chứng khoán; Mức lãi suất danh nghĩa và giá trị khoản vay, cho vay; Số lượng ngoại tệ và tỷ giá...
Khi đáo hạn hợp đồng kỳ hạn, ngoài việc xoá sổ giá trị danh nghĩa của hợp đồng, kế toán phải ghi nhận các bút toán trên các tài khoản thuộc Bảng cân đối kế toán để phản ánh khoản thanh toán phát sinh từ hợp đồng kỳ hạn.
-Hoàn thiện hệ thống sổ và hình thức kế toán
Các CTCK không phát sinh các nghiệp vụ xuất, nhập kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Ngoài ra, các công ty cũng không tổ chức kho để lưu trữ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Do vậy đề xuất bỏ các sổ : Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ ( mẫu số S10-DN) ; Thẻ kho (Sổ kho) – (mẫu số S12-DN) ban hành kèm theo thông tư số 95/2008/TT-BTC.
Các CTCK hiện nay vận dụng nhiều hình thức kế toán khác nhau như Nhật ký chung, Nhật ký – Sổ cái, Nhật ký chứng từ, hình thức kế toán trên máy vi tính do đó việc sử dụng các loại sổ kế toán và phương pháp ghi sổ giữa các công ty chứng khoán cũng
khác nhau gây khó khăn cho cho công tác kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà Nước. Do vậy , cần quy định thống nhất một hình thức kế toán là hình thức Nhật ký chung cho tất cả các CTCK cho dù công ty sử dụng phần mềm kế toán hay kế toán thủ công.
-Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán
Hoàn thiện một số chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán
Theo thông tư 95/2008/TT-BTC, Bảng cân đối kế toán phản ánh toàn bộ tài sản hiện có công ty đang nắm giữ kể cả tài sản của khách hàng vì vậy chưa phản ánh được tình hình tài chính thực tế của CTCK
Do đó, chỉ tiêu Tiền “111” cần phải tách ra thành tiền mặt và tiền gửi ngân hàng ( cần phải chi tiết tiền gửi ngân hàng của CTCK của nhà đầu tư chứng khoán và người ủy thác đầu tư)…
Hoàn thiện một số chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Chứng khoán là lĩnh vực phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó thường phát sinh dự phòng rất lớn và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của CTCK. Vì vậy , chỉ tiêu là
Mã số 11- Chi phí hoạt động kinh doanh” cần tách ra làm 2 chỉ tiêu Mã số 11.1 – Chi
phí trực tiếp hoạt động kinh doanh chứng khoán và Mã số 11.2 – Chi phí dự phòng giảm giá chứng khoán để đánh giá thực chất kết quả hoạt động kinh doanh của công ty…
- Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán:
TTCK ngày càng phát triển, các CTCK đều chú trọng dụng nhân viên năng động, sáng tạo, có trình độ chuyên môn cao, có thể thích ứng chuyên môn công việc thực tế giảm chi phí đào tạo của công ty.
Đồng thời, đào tạo nhân sự làm kế toán quản trị hiểu rõ các tiêu thức nhận biết về chi phí, doanh thu, lợi nhuận. Ngoài ra, nhân viên kế toán quản trị phải phân tích được những biến động về kết quả kinh doanh của công ty, nắm bắt những biến động của nền kinh tế và để giúp các nhà quản lý đưa ra chiến lược kinh doanh kịp thời.
Cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán thì CTCK cần đào tạo những người làm công tác kế toán sao cho họ có thể sử dụng thành thạo các trang thiết bị và phần mềm kế toán, đảm bảo vận dụng có hiệu quả, giúp tiết kiệm thời gian, tăng độ chính xác đối với công tác kế toán trong doanh nghiệp. Ngoài ra, CTCK cần phân cấp và tạo tài khoản riêng cho từng người sử dụng hạn chế rò rĩ thông tin ra bên ngoài.
-Hoàn thiện công tác kiểm tra kế toán
Công tác kiểm tra kế toán của các CTCK trong nội bộ chưa được tiến hành thường xuyên, thống nhất do đó cần hoàn thiện một số nội dung như sau:
Đối với CTCK : Thường xuyên kiểm tra chéo kiểm tra chéo giữa các nhân viên kế toán và xây dựng cơ chế phân cấp quản lý rõ ràng và tách bạch nhiệm vụ nhân viên kế toán, bộ phận kế toán trong bộ máy kế toán. Tổ chức phân tích đánh giá về quy trình kiểm tra công tác kế toán để sửa đổi , bổ sung cho phù hợp với sự phát triển của TTCK.
Đối với các cơ quan quản lý Nhà Nước:
Các cơ quan quản lý Nhà nước thường kiểm tra việc tuân thủ của các CTCK đối với các quy định chế độ chính sách về tài chính kế toán. Các cuộc kiểm tra thường căn cứ vào Báo cáo của kiểm toán độc lập vào cuối niên độ kế toán nhưng chưa kiểm tra từng phần hành cụ thể như : Doanh thu, chi phí của các công ty chứng khoán nhằm xác định lợi nhuận chính xác của các công ty chứng khoán…
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Chương này đã trình bày về thực trạng hoạt động và TCCTKT của các CTCK bằng Bảng khảo sát thực tế đến các CTCK. Trên cơ sở kết quả khảo sát, phân tích đánh giá ưu và nhược điểm của TCCTKT để đưa ra các giải pháp hoàn thiện TCCTKT ngày càng tốt hơn.
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận:
TTCK Việt Nam ngày càng phát triển và đang dần bắt nhịp với sự phát triển của TTCK thế giới. CTCK là một định chế tài chính hoạt động trên TTCK và kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Để tồn tại và phát triển, các CTCK cần hoàn thiện tổ chức hoạt động của mình đặc biệt là TCCTKT . Sau 13 năm thành lập, có nhiều các văn bản hướng dẫn về chế độ kế toán CTCK ra đời tuy nhiên văn bản mới đan xen văn bản cũ gây khó khăn cho các CTCK khi thực hiện
5.2. Kiến nghị:
5.2.1. Kiến nghị với Cơ quan quản lý nhà nước:
5.2.1.1. Kiến nghị với Quốc hội:
Từ năm 2003 đến nay, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều văn bản pháp luật và có hiệu lực trên thị trường chứng khoán: Luật kế toán, Luật chứng khoán .. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều điều bất cập và cần được sửa đổi.
Luật Chứng khoán được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 29/6/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2007 đã góp phần tạo môi trường minh bạch cho hoạt động kinh doanh, đầu tư chứng khoán, đã phản ánh được thực tiễn và sự vận động của TTCK Việt Nam, bước đầu tiếp cận với thông lệ quốc tế, nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, trên cơ sở đó tạo điều kiện cho TTCK Việt Nam phát triển, có khả năng hội nhập với thị trường vốn quốc tế và khu vực. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam có hơn 90 CTCK đang hoạt động, còn nhiều bất cập như: phân tán nguồn lực, chất lượng chưa đạt yêu cầu, cạnh tranh gay gắt, không lành mạnh, rủi ro cao do cạnh tranh về dịch vụ sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cho vay rất cao, dẫn đến rủi ro về vốn và chứng khoán của CTCK, đồng thời ảnh hưởng đến sự an toàn về tiền và cổ phiếu của các nhà đầu tư. Đề nghị bổ sung quy định về định chế tài chính để bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư trong trường hợp CTCK bị giải thể, phá sản hoặc gặp khó khăn lớn về tài chính mà không có khả năng bảo toàn một phần vốn của nhà đầu tư.
Luật Kế toán số 03/2003/QH11 là văn bản pháp luật cao nhất về kế toán từ trước đến nay, đã luật hóa nhiều nguyên tắc, nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán và hoạt động nghề nghiệp kế toán.Tuy nhiên sau 10 năm thực hiện, nền kinh tế với xu thế mở cửa hội nhập quốc tế của Việt Nam đã phát triển nhanh và ra đời nhiều chính sách, chế độ mới về kinh tế, tài chính, ngân hàng, TTCK, hình thành và phát triển nhiều tập đoàn kinh tế, khu công nghiệp… Luật Kế toán năm 2003 đã xuất hiện nhiều bất cập. . , Vì vậy đề nghị sửa đổi một số nội dung trong Luật kế toán 2003 như sau : Về hóa đơn bán hàng (điều 21) đề nghị sửa lại theo quy định của Luật thuế hiện hành; về hệ thống tài khoản kế toán (Điều 23) cần nhấn mạnh sự bắt buộc mỗi đơn vị kế toán phải sử dụng một hệ thống tài khoản kế toán thống nhất và được quy định chi tiết hệ thống tài khoản đó theo yêu cầu quản lý và công tác kế toán quản trị; về kiểm tra kế toán (Điều 35) thì cần quy định cụ thể trong Luật, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán đối với từng loại hình đơn vị bởi vì công tác kiểm tra kế toán hiện còn nhiều bất cập….
5.2.1.2. Kiến nghị với Bộ Tài Chính:
Trên TTCK Việt Nam, thời gian qua đã có rất nhiều báo cáo tài chính mặc dù tuân thủ đúng các chuẩn mực kế toán Việt Nam nhưng vẫn phản ánh chưa trung thực và hợp lý tình hình và kết quả kinh doanh của công ty làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các nhà đầu tư và tính minh bạch của thị trường. Do đó, Bộ Tài chính cần nghiên cứu các chuẩn mực quốc tế nhằm nâng cấp các chuẩn mực kế toán Việt Nam và hướng dẫn cụ thể việc vận dụng các chuẩn mực kế toán tại các CTCK nhất là các công cụ tài chính, tài sản tài chính, công cụ chứng khoán phái sinh nhằm tăng cường sự minh bạch và đáng tin cậy của thông tin kế toán cung cấp.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cần nghiên cứu, sửa đổi bổ sung Thông tư hướng dẫn về chế độ kế toán công ty chứng khoán để tránh sự trùng lắp, mâu thuẩn với các văn bản khác.
Ủy ban chứng khoán Nhà Nước cần xử phạt nghiêm khắc đối với một số hành vi vi phạm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, ảnh hưởng đến tính công bằng, minh bạch và hoạt động ổn định của TTCK, hoạt động kinh doanh chứng khoán, cung cấp dịch vụ chứng khoán khi chưa được Ủy ban chứng khoán Nhà Nước cấp giấy phép hoặc chấp thuận ; không xây dựng hệ thống quản lý tách bạch tiền của khách hàng hoặc không quản lý tách bạch tiền gửi giao dịch chứng khoán của từng khách hàng hoặc không quản lý tách bạch tiền của khách hàng với tiền của công ty chứng khoán….
Ủy ban chứng khoán Nhà Nước cần thành lập các đoàn thanh tra các hoạt động của các công ty chứng khoán nhất là lĩnh vực kế toán tài chính đảm bảo việc tuân thủ theo