Tình hình hoạt động:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán của các công ty chứng khoán trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 38)

- Tổng quan về thị trường chứng khoán

TTCK đóng vai trò quan trong nền kinh tế thị trường và là kênh huy động vốn cho nền kinh tế. CTCK là chủ thể tham gia và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh trên TTCK, là kênh huy động vốn cho nền kinh tế.

TTCK tuy hoạt động 13 năm nhưng vẫn là ngành kinh doanh mới, chứa đựng nhiều khó khăn, rủi ro đã thực sự có sự trưởng thành sau khi nỗ lực vượt qua nhiều gian khó, qua đó đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Đáng kể nhất là đảm bảo thị trường vận hành an toàn, ổn định ngay trong những thời điểm khó khăn nhất, điều mà không phải thị trường non trẻ nào cũng đạt được.

Thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, trong 13 năm hoạt động của TTCK Việt Nam (20/7/2000 - 20/7/2013), tổng số vốn đã huy động được qua thị trường này khoảng 1.300.000 tỷ đồng. Số vốn này đã giúp nhiều doanh nghiệp, nhiều thành phần kinh tế mở rộng sản xuất - kinh doanh, phát triển trở thành những doanh nghiệp, những chủ thể kinh tế lớn mạnh.

Toàn TTCK hiện có trên 1,2 triệu tài khoản giao dịch chứng khoán được mở, trong đó có trên 20.000 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài

- Tổng quan về công ty chứng khoán.

Năm 2000, TTCK Việt Nam chính thức đi vào hoạt động với 6 công ty chứng khoán . Đến cuối 2006 và đầu 2007, cùng với sự tăng trưởng mạnh của TTCK, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào nhiều, doanh nghiệp đăng ký lên sàn hàng loạt, số

lượng CTCK tăng lên đột biến. Tính đến cuối năm 2012, tổng số CTCK thành viên lên tới 98 công ty.

Mạng lưới hoạt động của các CTCK

Trong 22 CTCK tiến hành khảo sát thì có 16 công ty có chi nhánh trực thuộc chiếm 73% chứng tỏ phạm vi hoạt động của các CTCK ngày càng được mở rộng

Thực trạng kinh doanh của CTCK

Kết quả kinh doanh nói chung của các CTCK trong năm 2012 được cải thiện so với năm 2011. Số liệu kết quả kinh doanh quí 4 và cả năm 2012 được công bố từ 94 CTCK thành viên cho thấy tổng giá trị lãi ròng của các công ty này trong năm 2012 lên tới gần 1.200 tỉ đồng. Tuy vẫn còn kém xa so với những năm trước 2010, kết quả này cũng đã thể hiện sự phục hồi đáng kể so với 2011 (tổng giá trị lỗ ròng trên 2.300 tỉ đồng).

Bảng 4.1: 10 công ty chứng khoán đạt lợi nhuận sau thuế cao nhất năm 2012

Tên công ty Lợi nhuận sau

thuế 2012

CTCP Chứng khoán Sài Gòn 448.522.786.693

CTCP Chứng khoán TP.HCM 246.380.523.819

CTCP Chứng khoán FPT 126.458.338.902

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán ACB 91.697.491.515 Công ty Trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán Kỹ Thương 80.352.899.716

CTCP Chứng khoán VNDIRECT 78.873.342.609

CTCP Chứng khoán Bảo Việt 77.701.401.041

CTCP Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn Việt Nam 61.691.164.755

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán Ngân hàng

Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng 61.249.241.492 Trong năm 2012, Ủy Ban Chứng khoán Nhà Nước (UBCKNN) đã đưa vào diện kiểm soát đặc biệt nhiều CTCK có tỷ lệ an toàn tài chính thấp (tỷ lệ vốn khả dụng thấp hơn 120%). Sáu công ty đầu tiên bị kiểm soát đặc biệt gồm CTCP chứng khoán Cao su, CTCP chứng khoán Vina, CTCP CK Hà Nội, CTCP chứng khoán Trường Sơn, CTCP chứng khoán Đà Nẵng và CTCP chứng khoán Mê Kông. Từ đó tới nay đã có thêm hai công ty quản lý quỹ và bốn CTCK khác bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Chỉ có Chứng khoán Vina và Chứng khoán Đà Nẵng ra khỏi tình trạng kiểm soát từ ngày 15-10- 2012. Nhiều công ty trong số này đã bị chấm dứt tư cách thành viên và bị đình chỉ giao dịch.

CTCP Chứng khoán Golden Bridge đã bị UBCKNN đưa vào tình trạng kiểm soát đặc biệt ngày 5-12-2012. Sau mấy quí đầu năm, công ty này chỉ đạt được lợi nhuận trên dưới 1 tỉ đồng, kết quả kinh doanh quí 4 của công ty phản ánh khoản lỗ gần 11 tỉ đồng. Lũy kế cả năm 2012, Golden Bridge lỗ ròng 7 tỉ đồng.

Chứng khoán Sacombank là một trong những CTCK có vốn điều lệ lớn nhất thị trường nhưng đã tụt dốc từ 2011 khi lỗ ròng 788 tỉ đồng. Năm 2012, công ty tiếp tục lỗ tới 659 tỉ đồng chỉ trong quí 1. Những khoản hoàn nhập dự phòng và cố gắng cải thiện kết quả kinh doanh trong những quí còn lại của 2012 cũng không đủ để Sacombank tránh khoản lỗ trên 127 tỉ đồng trong cả năm. Cổ phiếu Sacombank khó có thể tránh khỏi bị hủy niêm yết bắt buộc trong năm nay khi kết quả kiểm toán năm 2012 được công bố. Bởi hiện tổng lỗ lũy kế của công ty đã lên tới trên 1.761 tỉ đồng, vượt quá vốn điều lệ (1.266,6 tỉ đồng).

Kết thúc năm 2012, Chứng khoán Sao Việt lỗ 34 tỉ đồng, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp thua lỗ kể từ khi công ty bắt đầu niêm yết tại sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Đối

với Chứng khoán Phú Hưng và Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thì đây là năm thứ 2 liên tiếp thua lỗ. Kết thúc 2012, Phú Hưng lỗ trên 100 tỉ đồng, còn Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam lỗ 63 tỉ đồng trước kiểm toán.

Bảng 4.2: 10 công ty chứng khoán có kết quả kinh doanh yếu kém nhất năm 2012

Tên công ty Lợi nhuận sau (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thuế 2012

CTCP Chứng khoán Ngân hàng Sài gòn Thương Tín -127.581.533.274

CTCP Chứng khoán Phú Hưng -101.465.661.440

CTCP Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp

Việt Nam -63.501.224.535

CTCP Chứng khoán Xuân Thành -51.254.110.767

CTCP Chứng khoán Sao Việt -34.139.736.191

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Chứng

khoán Ngân hàng Đông Á -33.556.392.718

CTCP Chứng khoán Rồng Việt -27.637.175.723

CTCP Chứng khoán Quốc tế Việt Nam -22.769.212.898

CTCP Chứng khoán Phú Gia -22.747.722.514

CTCP Chứng khoán Cao su -16.991.351.098

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán của các công ty chứng khoán trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 38)