a. Quy hoạch chiều cao đất xây dựng (san nền)
- Theo tài liệu thuỷ văn của đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ và diễn biến mực nước những năm gần đây cho thấy mực nước tại các kênh khu vực có mức độ ngày càng cao so với các năm trước đây do ảnh hưởng của quá trình biến đổi khí hậu, theo số liệu thuỷ văn với tần suất tính toán Hmax=4,12 m (đỉnh lũ cao nhất tại thị trấn Tràm Chim năm 2000 là 4,12 m - theo hệ thống độ cao quốc gia). Khu vực qui hoạch có cao độ nền hiện trạng thấp trũng, cao độ trung bình từ : 1.20 m đến 1.50m, kênh rạch 0.20 m ÷ 0.50m, quanh khu vực hiện nay đã có hệ thống đê bao có cao độ từ 3,48-4,2 m. giải pháp san nền chọn :
Với các khu vực xây dựng công trình và đường giao thông kết hợp đê bao tôn cao nền đất đến cao độ thiết kế Hxd ≥ 4.50 m.
Các tuyến đường nội bộ trong khu xây dựng với cao độ +3.50 m Với các khu vực không xây dựng giữ nguyên cao độ tự nhiên.
Cao độ san nền chọn đảm bảo không bị ngập úng, thuận tiện cho giao thông và thoát nước mưa dễ dàng với chiều cao xây dựng khống chế:
Giải pháp san nền sử dụng vật liệu tại chỗ với việc đào các hồ cảnh quan lấy đất đắp cho các khu vực xây dựng công trình, đường giao thông và kết hợp với vật liệu cát san lấp của địa phương.
Khối lượng đất đắp là: với khu vực xây dựng công trình chiều cao đắp trung bình 3,3m với khối lượng 339.983. m3.
Với các tuyến đường giao thông chủ yếu là tôn thêm cao trình khỏang 0,5m với khối lượng đắp là 40.000 m3.
Khái toán kinh phí:
Khối lượng đất đắp: 379.983 m3 x 60.000 đ/1m3 = 22 tỷ 799 triệu đồng.
b. Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa:
Với mật độ xây dựng công trình nhỏ do vậy hệ thống thoát nước mưa sẽ chỉ xây dựng cục bộ cho các khu vực xây dựng bãi xe, khu vực trung tâm, với các tuyến giao thông nội bộ nước mưa được chảy tự do xuống các hồ, kênh mương.