Quy hoạch cấp nước

Một phần của tài liệu báo cáo nghiên cứu khả thi dự án hồ rừng (Trang 42)

7.3.1. Căn cứ cơ sở lập quy hoạch

- Hiện trạng, quy hoạch hệ thống cấp nước khu vực. - Bản đồ quy hoạch kiến trúc cảnh quan.

- Tiêu chuẩn quy phạm TCVN 33-2006.

7.3.2. Nhu cầu dùng nước

− Tổng nhu cầu dùng nước ngày max: Qmax = 55 m3/ngày.

− Tổng nhu cầu dùng nước ngày trung bình: Qtb = 35 m3/ngày.

+ Tiêu chuẩn cấp nước khu công nhân 100 lít/người/ngày.

+ Tiêu chuẩn cấp nước khách thăm quan 25 lít/người/ngày.

BẢNG TỔNG HỢP NHU CẦU DÙNG NƯỚC

1 Công nhân viên làm việc 2 - 50 người 100 25

2 Khách tham quan (200) - 1200 người 25 (5) - 30

Tổng cộng 370 người 30 -55

7.3.3. Nguồn nước

Nguồn cấp nước cho khu vực quy hoạch được lấy khai thác từ nguồn nước ngầm tại chỗ và có thể sử dụng phương án cấp nước từ thị trấn đưa vào bằng phương tiện thuyền chở nước. Xây dựng 1 trạm cấp nước có công suất 100m3/ngày cung cấp cho dự án.

7.3.4. Mạng lưới đường ống

- Xây dựng hệ thống các tuyến đường ống cấp nước cho khu du lịch dọc theo các tuyến đường cấp tới các công trình.

- Mạng lưới đường ống cấp nước có đường kính từ Þ80-Þ60, ống cấp nước dùng ống HDPE bố trí các hộp cứu hỏa D60 cạnh các công trình.

- Tổng chiều dài mạng lưới ống chính 3.700 m, trong đó : Þ80 = 1.200 m, Þ60 =2.500 m.

7.3.5. Quy hoạch cấp nước nuôi trồng thủy sản

−Nguồn nước cung cấp cho việc nuôi trồng thủy sản được sử dụng từ nguồn nước tự nhiên của khu vực, bằng các kênh hiện hữu bao quanh khu vực.

−Để cấp nước cho khu vực sử dụng các cống phải có đường kính từ D1000 đặt ở cao độ +0,50m để dẫn nước vào bằng biện pháp tự chảy chênh mực nước, trong các tháng mùa khô mực nước bên ngoài kênh hạ thấp không đủ cho việc tự chảy chênh mực nước của các cống nên sử dụng hệ thống máy bơm cung cấp thêm nước cho khu vực (công suất máy bơm được tính toán cụ thể trong giai đọan triển khai thực hiện).

−Mực nước trong khu vực được dự trữ đảm bảo việc nuôi thủy sản với mùa lũ mực nước cao nhất là +3,00m, mùa khô mực nước trong các ao được duy trì ở cao độ +1,5m.

7.4. Quy hoạch nước thải, quản lý chất thải rắn7.4.1.Cơ sở quy hoạch 7.4.1.Cơ sở quy hoạch

- Bản đồ cảnh quan khu quy hoạch.

- Hiện trạng, định hướng hệ thống thóat nước. - Bản đồ chuẩn bị đất xây dựng.

- Tiêu chuẩn quy phạm TCVN 51-2008.

7.4.2. Lưu lượng nước thải

- Tổng lượng nước thải ngày max: Qmax = 44m3/ngày . - Tổng lượng nước thải ngày trung bình: Qtb = 20m3/ngày . - Lưu lượng nước thải chiếm 80% lưu lượng nước cấp.

7.4.3. Giải pháp thoát nước

Với quy mô công trình là khu du lịch sinh thái không nghỉ dưỡng, lưu lượng nước thải nhỏ, giải pháp thoát nước được chọn là xử lý sinh học bằng các hồ tự nhiên.

Nước thải sinh họat của các công trình được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại sau đó được thu gom qua mạng lưới sau đó thoát xuống các hồ và kênh trong khu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7.4.4. Mạng lưới thoát nước thải

Xây dựng các tuyến ống thu gom nước thải từ các công trình sau đó được thoát xuống các hồ, kênh trong khu.

Với các công trình phân tán nước thải được xử lý qua bể tự hoại cục bộ và thoát thắng xuống các kênh cạnh công trình.

Các tuyến cống hoàn toàn tự chảy với độ sâu chôn cống 1÷2,5m với độ dốc tiêu chuẩn 1/D cống thoát nước dùng cống PVC.

Tổng chiều dài mạng lưới thoát nước 5.500m với: D150=540m, D200=230m.

7.4.5. Chất thải rắn

Tổng lượng chất thải rắn dự kiến 0,1 tấn/ngày. Chất thải rắn sinh họat được thu gom và xử lý cục bộ bằng phương pháp đốt, bốt trí các thùng rác tại các công trình, trên các trục đường lọai 20.

7.4.6. Giải pháp xử lý nước thải ao nuôi cá

Khu vực quy hoạch với mục đích là nuôi cá đồng ở dạng bảo tồn phát triển các loại giống cá đặc trưng của vùng, với việc phát triển tự nhiên là chính, tuy nhiên trong khu vực có khu nuôi cá đồng theo tiêu chuẩn Global - Gap do đó trong quá trình nuôi sẽ có tác động đến môi trường do thức ăn dư thừa, chất thải dạng phân, chất bài tiết tích tụ lại trong nước và nền đáy. Dưới tác động của vi sinh vật và các quá trình phân hủy tự nhiên, chất thải chuyển thành Amoni, Nitorat, Photphat,... các chất khoáng đã kích thích sự phát triển của tảo dẫn đến hiện tượng nở hoa của tảo trong ao. Thêm vào đó, các độc tố phát sinh từ quá trình phân hủy các chất thải trong ao nuôi và sự tàn rụi của tảo làm cho môi trường nuôi nhanh chóng bị suy thoái, từ đó làm cho các đối tượng nuôi dễ bị nhiễm bệnh, thiếu Oxy hay nhiễm độc tính của các chất chuyển hoá.

Giải pháp xử lý nước trong các ao nuôi được thực hiện bằng việc thay nước liên tục, sắp xếp các ao cá theo thứ tự nước từ ao của loại cá này chuyển qua ao của loại các khác (nước thải từ ao nuôi cá lóc chuyển sang ao nuôi cá rô phi) sau đó nước trong các ao đưa về 2 khu vực xử lý, tại đây nước thải được xử lý bằng các phương pháp thủy canh sử dụng cách lọc nước thải qua đất ngập nước chảy ngầm kiến tạo, hoặc hồ sinh học kết hợp cánh đồng tưới nông nghiệp.

Đối với các ao nuôi cần phải xây dựng đúng kỹ thuật của ao nuôi công nghiệp, có hệ thống tách chất thải, chất cặn bã trong ao nuôi cá công nghiệp một cách liên tục và đưa ra khỏi ao nuôi mỗi ngày, tạo môi trường nước trong ao nuôi luôn đạt chất lượng tốt.

7.5. Quy hoạch cấp điện

Đồ án được thiết kế dựa trên các cơ sở sau:

- Phụ tải Đồ án quy hoạch cải tạo và phát triển lưới điện tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2015 có xem xét đến năm 2020.

- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng QCVN: 01/2008/BXD do Bộ Xây Dựng ban hành năm 2008.

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị QCVN 07:2010/BXD do Bộ Xây Dựng ban hành năm 2010.

- Nghị định 106/2005/NĐ-CP “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp” của Chính Phủ ban hành ngày 17/08/2005.

- Quyết định 08/2-005/QĐ-BXD về việc ban hành TCXD 333:2005 “Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị – Tiêu chuẩn thiết kế”.

7.6. Phụ tải điện quy hoạch

BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU PHỤ TẢI ĐIỆN KHU QUY HOẠCH

TT Hạng mục Quy mô đất XD (ha) Tiêu chuẩn cấp điện (kW/ha) Công suất điện dự kiến (kW) Tmax (h/năm) Điện năng dự kiến (triệu kWh/năm) 1 Đất xây dựng công trình dịch vụ 0,79 300 237 3000 0,71

2 Đất cây xanh mặt nước 238,69 0 0 3000 0,00

3 Đất giao thông 13,47 10 135 3000 0,40

Cộng 372 1,12

10% tổn hao, 5% dự phòng 55,76

Hệ số sử dụng 0,8

Công suất điện toàn khu (kW) 341,96 Nguồn và lưới điện

Nguồn cấp điện cho khu vực quy hoạch là lưới trung thế 22kV của lưới điện địa phương đến.

Để đáp ứng yêu cầu cung cấp điện cho khu vực quy hoạch, dự kiến sẽ xây dựng mới tuyến đường dây không 22kV.

Toàn khu vực quy hoạch dự kiến xây dựng một trạm hạ thế 22/0,4kV, có dung lượng là 500kVA. Trạm là loại trạm trong nhà hoặc trạm compact, sử dụng sơ đồ bảo vệ dùng FCO và LA. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Tuyến hạ thế cung cấp điện :

Từ các trạm hạ thế có các phát tuyến 0,4kV đưa điện đến tủ điện phân phối chính của từng hạng mục công trình và từ tủ phân phối điện này sẽ có tuyến cáp cấp điện đến từng công trình trong khu quy hoạch. Các tuyến này dự kiến dùng cáp đồng bọc cách điện PVC, có băng thép và vỏ PVC bảo vệ (cáp Cu/XLPE/ PVC/DSTA/PVC) chôn trực tiếp trong đất.

Các mạch điện hạ thế đều được đóng cắt và bảo vệ bằng các ngắt điện tự động (CB) đặt trong tủ điện chính tại trạm hạ thế. Tại đây cũng có đặt các thiết bị đo lường như Ampere kế, Volt kế, biến dòng, Watt kế…

b. Tuyến hạ thế chiếu sáng đường :

Các tuyến điện chiếu sáng đường sử dụng cáp cáp hạ thế ruột đồng Cu/XLPE/PVC- 0,4/1kV, luồn trong ống PVC chôn dưới đất.

Đèn đường chiếu sáng bao quanh khu vực quy hoạch là loại đèn cao áp Sodium, 220V- 150/250W, ánh sáng màu vàng cam, đặt trên trụ thép ống mạ kẽm cao từ 7 – 10 mét.

Riêng khu vực đường nội bộ đến các nhà hàng đặc sản... loại đèn là đèn sân vườn để làm đẹp mỹ quan cho khu quy hoạch, được đặt trên trụ cao cách mặt đường từ 2,5 đến 4 mét.

Tại những nơi tuyến cáp băng qua đường giao thông, cáp được luồn trong ống sắt tráng kẽm.

Các tuyến điện chiếu sáng được đóng mở tự động bằng các công tắc thời gian (time switch) đặt tại trạm hạ thế.

CHƯƠNG VIII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 8.1. Mở đầu

8.1.1. Lý do cần thiết phải lập báo cáo môi trường chiến lược

− Trong chiến lược hành động Quốc gia về Bảo vệ Môi trường và phát triển bền vững đều đã nhấn mạnh rằng bảo vệ môi trường là một vấn đề hết sức cấp bách và quan trọng. Một trong những công cụ then chốt nhằm bảo vệ môi trường là môi trường chiến lược, từ khâu thành lập quy hoạch chi tiết ban đầu, triển khai thực thi dự án đến vận hành sử dụng.

− Dự án tôn tạo và bảo tồn các loài cá tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tổng thể các Khu du lịch Văn hoá của khu vực cũng như các khu du lịch trong quần thể du lịch sinh thái của tỉnh, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trong ngành du lịch. Khi tiến hành công tác quy hoạch xây dựng sẽ gây tác động và ảnh hưởng đến môi trường hiện tại cũng như tương lai về cả bên trong nội khu và cả những xáo trộn các khu vực lân cận.

− Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011. Yêu cầu dự án quy hoạch xây dựng đều phải tiến hành lập báo cáo môi trường chiến lược. Lập báo cáo môi trường chiến lược đối với các dự án quy hoạch phát triển đô thị ở nước ta là một vấn đề mới nhưng những sai lầm trong khi quy hoạch mà không xem xét đến yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đã dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng về ô nhiễm. Do vậy, việc lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án này là cần thiết và cấp bách.

8.1.2. Mục đích của báo cáo môi trường chiến lược

− Khảo sát, phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường thiên nhiên, các hệ sinh thái, môi trường kinh tế - xã hội,... của khu vực để có cơ sở xác định nền môi trường cũng như những vấn đề cấp thiết về bảo vệ môi trường hiện nay.

− Nghiên cứu phân tích môi trường chiến lược của dự án quy hoạch, dự báo những tác động có lợi, có hại, trực tiếp và gián tiếp, trước mắt và lâu dài của dự án quy hoạch đối với:

+ Môi trường vật lý (không khí, nước, chất thải rắn, tiếng ồn).

+ Tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên nước, nguồn nước, tài nguyên đất, tài nguyên thực vật).

+ Môi trường kinh tế - xã hội, môi trường làm việc, sức khoẻ cộng đồng, công trình văn hoá, các hoạt động kinh tế, trong khu vực ...

− Nghiên cứu xây dựng, đề xuất các biện pháp tổng hợp, trước hết là các biện pháp quy hoạch và xây dựng hạ tầng kỹ thuật, vừa hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi và tìm ra các phương án tối ưu, vừa tạo tiền đề phát huy cao nhất các lợi ích của dự án.

− Xây dựng các chương trình kiểm soát và quan trắc môi trường trong giai đoạn thực thi dự án, cũng như trong giai đoạn vận hành sử dụng dự án.

8.1.3. Nội dung của đánh giá môi trường chiến lược trong quy hoạch xây dựng

− Mô tả về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, hiện trạng dự án quy hoạch và các vấn đề về môi trường hiện tại của khu vực quy hoạch.

− Đánh giá môi trường chiến lược của dự án quy hoạch chi tiết. − Dự đoán, đánh giá tác động do quy hoạch dự án đến môi trường. − Đề xuất các biện pháp quản lý và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

8.1.4. Cơ sở pháp luật để lập báo cáo

a) Nghiên cứu môi trường chiến lược này dựa trên các văn bản pháp lý sau:

− Luật bảo vệ môi trường do Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005.

− Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về Xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ Môi trường.

− Thông tư số 01/2011/TT-BXD của Bộ Xây dựng ra ngày 27 tháng 01 năm 2011 về Hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 của Chính phủ quy định về Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.

− Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy

định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính Phủ quy định về Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường

− Thông tư số 10/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng ra ngày 11 tháng 8 năm 2010 Quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị.

− Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ban hành ngày 07/10/2009 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

− Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ban hành ngày 16/11/2009 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

− Thông tư 39/2010/TT – BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

b) Các tiêu chuẩn môi trường áp dụng:

− QCVN 03: 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.

− QCVN 06: 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.

− QCVN 08: 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. − QCVN 09: 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. − QCVN 14: 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. − QCVN 26: 2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

− QCVN 27: 2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.

− QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

8.1.5. Phạm vi và giới hạn môi trường chiến lược

− Là giới hạn về mặt không gian, nội dung, nguồn gốc, các vấn đề trọng tâm phải nghiên cứu môi trường chiến lược và quá trình diễn biến của tác động môi trường về mặt thời gian theo từng giai đoạn quy hoạch.

− Với đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng khu du lịch bảo tồn hệ sinh thái thì giới hạn về mặt không gian chính là phạm vi nghiên cứu quy hoạch và các khu vực lân cận chịu ảnh hưởng của quá trình quy hoạch xây dựng, từ bước giải phóng mặt bằng cho đến những yếu tố phát

Một phần của tài liệu báo cáo nghiên cứu khả thi dự án hồ rừng (Trang 42)