Phụ tải điện quy hoạch

Một phần của tài liệu báo cáo nghiên cứu khả thi dự án hồ rừng (Trang 45)

BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU PHỤ TẢI ĐIỆN KHU QUY HOẠCH

TT Hạng mục Quy mô đất XD (ha) Tiêu chuẩn cấp điện (kW/ha) Công suất điện dự kiến (kW) Tmax (h/năm) Điện năng dự kiến (triệu kWh/năm) 1 Đất xây dựng công trình dịch vụ 0,79 300 237 3000 0,71

2 Đất cây xanh mặt nước 238,69 0 0 3000 0,00

3 Đất giao thông 13,47 10 135 3000 0,40

Cộng 372 1,12

10% tổn hao, 5% dự phòng 55,76

Hệ số sử dụng 0,8

Công suất điện toàn khu (kW) 341,96 Nguồn và lưới điện

Nguồn cấp điện cho khu vực quy hoạch là lưới trung thế 22kV của lưới điện địa phương đến.

Để đáp ứng yêu cầu cung cấp điện cho khu vực quy hoạch, dự kiến sẽ xây dựng mới tuyến đường dây không 22kV.

Toàn khu vực quy hoạch dự kiến xây dựng một trạm hạ thế 22/0,4kV, có dung lượng là 500kVA. Trạm là loại trạm trong nhà hoặc trạm compact, sử dụng sơ đồ bảo vệ dùng FCO và LA.

a. Tuyến hạ thế cung cấp điện :

Từ các trạm hạ thế có các phát tuyến 0,4kV đưa điện đến tủ điện phân phối chính của từng hạng mục công trình và từ tủ phân phối điện này sẽ có tuyến cáp cấp điện đến từng công trình trong khu quy hoạch. Các tuyến này dự kiến dùng cáp đồng bọc cách điện PVC, có băng thép và vỏ PVC bảo vệ (cáp Cu/XLPE/ PVC/DSTA/PVC) chôn trực tiếp trong đất.

Các mạch điện hạ thế đều được đóng cắt và bảo vệ bằng các ngắt điện tự động (CB) đặt trong tủ điện chính tại trạm hạ thế. Tại đây cũng có đặt các thiết bị đo lường như Ampere kế, Volt kế, biến dòng, Watt kế…

b. Tuyến hạ thế chiếu sáng đường :

Các tuyến điện chiếu sáng đường sử dụng cáp cáp hạ thế ruột đồng Cu/XLPE/PVC- 0,4/1kV, luồn trong ống PVC chôn dưới đất.

Đèn đường chiếu sáng bao quanh khu vực quy hoạch là loại đèn cao áp Sodium, 220V- 150/250W, ánh sáng màu vàng cam, đặt trên trụ thép ống mạ kẽm cao từ 7 – 10 mét.

Riêng khu vực đường nội bộ đến các nhà hàng đặc sản... loại đèn là đèn sân vườn để làm đẹp mỹ quan cho khu quy hoạch, được đặt trên trụ cao cách mặt đường từ 2,5 đến 4 mét.

Tại những nơi tuyến cáp băng qua đường giao thông, cáp được luồn trong ống sắt tráng kẽm.

Các tuyến điện chiếu sáng được đóng mở tự động bằng các công tắc thời gian (time switch) đặt tại trạm hạ thế.

CHƯƠNG VIII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 8.1. Mở đầu

8.1.1. Lý do cần thiết phải lập báo cáo môi trường chiến lược

− Trong chiến lược hành động Quốc gia về Bảo vệ Môi trường và phát triển bền vững đều đã nhấn mạnh rằng bảo vệ môi trường là một vấn đề hết sức cấp bách và quan trọng. Một trong những công cụ then chốt nhằm bảo vệ môi trường là môi trường chiến lược, từ khâu thành lập quy hoạch chi tiết ban đầu, triển khai thực thi dự án đến vận hành sử dụng.

− Dự án tôn tạo và bảo tồn các loài cá tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tổng thể các Khu du lịch Văn hoá của khu vực cũng như các khu du lịch trong quần thể du lịch sinh thái của tỉnh, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trong ngành du lịch. Khi tiến hành công tác quy hoạch xây dựng sẽ gây tác động và ảnh hưởng đến môi trường hiện tại cũng như tương lai về cả bên trong nội khu và cả những xáo trộn các khu vực lân cận.

− Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011. Yêu cầu dự án quy hoạch xây dựng đều phải tiến hành lập báo cáo môi trường chiến lược. Lập báo cáo môi trường chiến lược đối với các dự án quy hoạch phát triển đô thị ở nước ta là một vấn đề mới nhưng những sai lầm trong khi quy hoạch mà không xem xét đến yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đã dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng về ô nhiễm. Do vậy, việc lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án này là cần thiết và cấp bách.

8.1.2. Mục đích của báo cáo môi trường chiến lược

− Khảo sát, phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường thiên nhiên, các hệ sinh thái, môi trường kinh tế - xã hội,... của khu vực để có cơ sở xác định nền môi trường cũng như những vấn đề cấp thiết về bảo vệ môi trường hiện nay.

− Nghiên cứu phân tích môi trường chiến lược của dự án quy hoạch, dự báo những tác động có lợi, có hại, trực tiếp và gián tiếp, trước mắt và lâu dài của dự án quy hoạch đối với:

+ Môi trường vật lý (không khí, nước, chất thải rắn, tiếng ồn).

+ Tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên nước, nguồn nước, tài nguyên đất, tài nguyên thực vật).

+ Môi trường kinh tế - xã hội, môi trường làm việc, sức khoẻ cộng đồng, công trình văn hoá, các hoạt động kinh tế, trong khu vực ...

− Nghiên cứu xây dựng, đề xuất các biện pháp tổng hợp, trước hết là các biện pháp quy hoạch và xây dựng hạ tầng kỹ thuật, vừa hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi và tìm ra các phương án tối ưu, vừa tạo tiền đề phát huy cao nhất các lợi ích của dự án.

− Xây dựng các chương trình kiểm soát và quan trắc môi trường trong giai đoạn thực thi dự án, cũng như trong giai đoạn vận hành sử dụng dự án.

8.1.3. Nội dung của đánh giá môi trường chiến lược trong quy hoạch xây dựng

− Mô tả về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, hiện trạng dự án quy hoạch và các vấn đề về môi trường hiện tại của khu vực quy hoạch.

− Đánh giá môi trường chiến lược của dự án quy hoạch chi tiết. − Dự đoán, đánh giá tác động do quy hoạch dự án đến môi trường. − Đề xuất các biện pháp quản lý và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

8.1.4. Cơ sở pháp luật để lập báo cáo

a) Nghiên cứu môi trường chiến lược này dựa trên các văn bản pháp lý sau:

− Luật bảo vệ môi trường do Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005.

− Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về Xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ Môi trường.

− Thông tư số 01/2011/TT-BXD của Bộ Xây dựng ra ngày 27 tháng 01 năm 2011 về Hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị.

− Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 của Chính phủ quy định về Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.

− Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy

định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính Phủ quy định về Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường

− Thông tư số 10/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng ra ngày 11 tháng 8 năm 2010 Quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị.

− Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ban hành ngày 07/10/2009 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

− Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ban hành ngày 16/11/2009 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

− Thông tư 39/2010/TT – BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

b) Các tiêu chuẩn môi trường áp dụng:

− QCVN 03: 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.

− QCVN 06: 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.

− QCVN 08: 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. − QCVN 09: 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. − QCVN 14: 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. − QCVN 26: 2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

− QCVN 27: 2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.

− QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

8.1.5. Phạm vi và giới hạn môi trường chiến lược

− Là giới hạn về mặt không gian, nội dung, nguồn gốc, các vấn đề trọng tâm phải nghiên cứu môi trường chiến lược và quá trình diễn biến của tác động môi trường về mặt thời gian theo từng giai đoạn quy hoạch.

− Với đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng khu du lịch bảo tồn hệ sinh thái thì giới hạn về mặt không gian chính là phạm vi nghiên cứu quy hoạch và các khu vực lân cận chịu ảnh hưởng của quá trình quy hoạch xây dựng, từ bước giải phóng mặt bằng cho đến những yếu tố phát sinh sau này do hoạt động của con người trong khu vực được quy hoạch.

8.1.6. Các phương pháp đánh giá môi trường chiến lược

Việc lựa chọn các phương pháp môi trường chiến lược tuỳ thuộc điều kiện cụ thể nhằm đảm bảo hiệu quả trong việc xác định các tác động, điều tra quan trắc các tác động, đánh giá diễn giải các tác động, chọn lọc và kết luận chuẩn xác tác động tổng hợp đối với phạm vi môi trường chiến lược. Trong điều kiện cụ thể này, có thể lựa chọn áp dụng các phương pháp môi trường chiến lược sau đây:

− Phương pháp liệt kê các yếu tố tác động đến môi trường và phát triển của khu quy hoạch sau đó tiến hành điều tra thực tế nhằm thu thập các thông tin về hiện trạng kinh tế - xã hội, nguồn gây thải ô nhiễm.

− Phương pháp điều tra và thống kê, nhằm thu thập các thông tin về sinh thái trong khu vực.

− Phương pháp điều tra xã hội học, thu thập các thông tin về hoạt động kinh tế - xã hội sinh hoạt, làm việc có liên quan đến môi trường và đánh giá tác động của môi trường đối với sức khỏe cộng đồng.

− Phương pháp so sánh: dùng để đánh giá chất lượng môi trường trên cơ sở so sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong môi trường do dự án gây ra với các giới hạn nồng độ tối đa cho phép theo tiêu chuẩn chất lượng môi trường Việt Nam.

8.2. Hiện trạng tài nguyên- Môi trường khu vực quy hoạch8.2.1. Tài nguyên môi trường nước 8.2.1. Tài nguyên môi trường nước

− Tài nguyên môi trường nước là rất quan trọng đối với sinh thái môi trường, trong khu vực này bao gồm mặt nước các hồ, kênh rạch bao quanh và nằm trong khu vực.

− Mặt nước khu vực này chủ yếu có nhiệm vụ cung cấp nước tưới tiêu cho nông nghiệp, đồng thời góp phần cải thiện môi trường khí hậu, cảnh quan, thoát lũ.

8.2.2. Tài nguyên đất

Phần lớn diện tích đất quy hoạch của dự án đều nằm trong vùng đất ngập nước, nhiễm phèn tuy nhiên do khu vực là khu rừng sinh thái do vậy tài nguyên đất phù hợp với các loại thực vật của khu vực.

8.2.3. Hiện trạng môi trường không khí

Khu vực hiện tại là khu đất nông nghiệp và đất rừng, với diện tích mảng xanh, mặt nước lớn nên môi trường không khí của khu vực khá trong lành.

8.3. Dự báo và đánh giá tác động của dự án đến môi trường 8.3.1. Trong giai đoạn quy hoạch và xây dựng

− Hoạt động di dân tái định cư do việc giải tỏa thực hiện quy hoạch − Hoạt động đào đắp xây dựng hạ tầng kỹ thuật, công trình.

− Sự tập trung công nhân trong quá trình xây dựng thực hiện quy hoạch. − Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu từ ngoài vào khu vực quy hoạch.

a. Với các hoạt động trên nguồn gây tác động chủ yếu bao gồm:

− Bụi, khí thải, tiếng ồn và rung, nước thải, ngập lụt cục bộ, chất thải rắn. − Làm phát sinh phèn cục bộ.

− Công trình thi công cản trở giao thông. − Thiếu các biện pháp an toàn lao động.

b. Đối tượng và quy mô tác động:

− Người dân bị di dời do giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch − Người dân sống xung quanh khu vực thực hiện quy hoạch

− Người dân tham gia lưu thông trên các tuyến đường cạnh khu quy hoạch − Giao thông trong và xung quanh khu vực thi công

− Kênh rạch xung quanh dự án: khu vực trồng sen, các kênh thuỷ lợi trong khu vực

c. Quy mô tác động từ khi chuẩn bị dự án đến lúc hoàn thành các hoạt động xây dựng dự án.

8.3.2. Khi dự án đi vào hoạt động

a. Tác động tích cực:

− Khi dự án khu du lịch đi vào xây dựng và hoạt động theo quy hoạch có thể đem lại những tác động tích cực sau:

− Hình thành khu du lịch sinh thái mang tầm vóc hiện đại nhưng vẫn mang đậm nét của một khu du lịch sinh thái gắn với thiên nhiên, góp phần làm chuyển biến tốt một số mặt đến kinh tế, cũng như các điều kiện xã hội.

b. Tác động tiêu cực:

Tác động tới môi trường nước:

− Một lượng lớn nước thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày trong khu sẽ mang theo một lượng lớn các chất hữu cơ trong nước.

− Các chất phế thải sinh hoạt: các chất phế thải không được thu gom có nhiều khả năng sẽ bị nước mưa cuốn trôi xuống kênh rạch xung quanh.

− Trong quá trình nuôi cá theo hình thức thâm canh đã có tác động lớn đến môi trường do thức ăn dư thừa, chất thải dạng phân, chất bài tiết tích tụ lại trong nước và nền đáy. Dưới tác động của vi sinh vật và các quá trình phân hủy tự nhiên, chất thải chuyển thành Amoni, Nitorat, Photphat... các chất khoáng đã kích thích sự phát triển của tảo dẫn đến hiện tượng nở hoa của tảo trong ao. Thêm vào đó, các độc tố phát sinh từ quá trình phân hủy các chất thải trong ao nuôi và sự tàn rụi của tảo làm cho môi trường nuôi nhanh chóng bị suy thoái, từ đó làm cho các đối tượng nuôi dễ bị nhiễm bệnh, thiếu Oxy hay nhiễm độc tính của các chất chuyển hoá.

Tác động tới môi trường đất và cảnh quan:

− Làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất của khu vực.

− Các hoạt động đào đắp, san lấp làm tăng nguy cơ xói mòn làm ảnh hưởng tới cấu trúc tầng mặt đất.

− Các chất thải rắn từ quá trình xây dựng, sinh hoạt, vận hành máy móc… làm ô nhiễm đất.

− Cảnh quan thiên nhiên bị thay đổi do các công trình mới được xây dựng đồng loạt.

Tác động tới môi trường không khí:

Quá trình sinh hoạt của nhân viên, khách đến thăm quan trong khu du lịch có thể sẽ làm phát sinh mùi hôi từ rác thải và các khu vực vệ sinh. Tuy nhiên với khu vực là khu du lịch quy mô lượng khách ở mực độ không lớn, với thiết kế hiện đại cùng với các dịch vụ vệ sinh tốt thì các tác động này sẽ không đáng kể.

− Sự phát triển khu du lịch trong thời gian tới sẽ phát sinh một lượng lớn chất thải rắn từ khách thăm quan và nhân viên trong khu, nếu không có biện pháp quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý cũng là một vấn đề gây ô nhiễm môi trường cho khu vực.

− Làm mất mỹ quan và ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường khu vực. − Làm ô nhiễm các nguồn nước trong khu vực.

− Là nguồn tiềm tàng gây ô nhiễm môi trường đất.

− Là các nguồn gây bệnh tiềm tàng cho người và động thực vật. • Ô nhiễm không khí do giao thông:

− Nguồn gây ô nhiễm không khí trong giai đoạn này chủ yếu là do các phương tiện giao

Một phần của tài liệu báo cáo nghiên cứu khả thi dự án hồ rừng (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w