Nguyên tắc tổ chức không gian quy hoạch cây xanh

Một phần của tài liệu báo cáo nghiên cứu khả thi dự án hồ rừng (Trang 38)

Nhằm tạo không gian dịch vụ trong lành và tạo được mỹ quan cho Dự án Hồ Rừng, sẽ tiến hành trồng bổ sung tràm…. Ngoài ra còn trồng cây xanh ven các tuyến đường giao thông.

Tổ chức thực hiện trồng cây xanh, cây cảnh bao quanh các khu đường nội bộ, của dự án để tạo bóng mát, tạo cảm giác thoải mái cho du khách, ngoài ra còn điều hòa môi trường vi khí hậu tại khu vực.

Quy hoạch hệ thống cây xanh dựa theo: phân khu chức năng, mật độ trồng cây, lựa chọn những chủng loại cây thích hợp đảm bảo đúng quy định về tiêu chuẩn cây trồng.

Tổ chức việc trồng tỉa cây xanh kết hợp với việc tưới cây, rửa đường trong khu vực nhằm hạn chế bớt bụi và cải thiện điều kiện vi khí hậu khu vực; định kỳ chăm sóc, bón phân và quét dọn vệ sinh lá cây quanh khu vực cây xanh.

Bảng 6.2: Bảng thống kê cây xanh

Loại cây Số lượng Đơn vị Vị trí trồng

Rừng tràm hiện hữu 66,72 ha Rừng tràm hiện hữu bảo tồn và trồng dặm cây chết.

Rừng tràm trồng mới 24,40 ha Rừng tràm trồng mới.

Cỏ năng, lúa trời 12,54 ha Trồng tạo cảnh quan, phục hồi sinh thái xưa.

Cây Điên điển 4,28 ha Trồng tạo cảnh quan, phục hồi sinh thái xưa.

Cây bằng lăng 62 cây Trồng trang trí tại khu đón tiếp.

Cây Ô môi 293 cây Trồng dọc theo đường đê bao.

Cây ăn trái(cà na, trâm gối…) 320 cây Trồng dọc theo đường bờ ao.

Cây cau kiểng 42 cây Trồng trang trí tại khu đón tiếp.

Các loại cây bụi có hoa 3400 m2 Trồng tại khu đón tiếp và dọc theo các đường đi dạo.

CHƯƠNG VII: QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT 7.1. Quy hoạch giao thông

7.1.1. Mục tiêu và nguyên tắc quy hoạch

- Tuân thủ quy hoạch 1/2000 về định hướng mạng lưới giao thông chính cho toàn khu vực. Thống nhất tuân thủ lộ giới và khoảng lùi xây dựng đối với tuyến đường đối ngoại tiếp cận khu đất.

- Đảm bảo khả năng tiếp cận từ hệ thống giao chính vào giao thông nội bộ của khu vực được thuận lợi, không gây ùn tắc, đảm bảo an toàn giao thông.

- Đáp ứng đầy đủ nhu cầu về bãi đỗ xe và các công trình phụ trợ khác trong hệ thống giao thông khu quy hoạch.

7.1.2. Chỉ giới xây dựng

Đối với các công trình lớn (diện tích sàn từ 10m2 trở lên): khoảng lùi ≥9m, so với lộ giới đường đê bao chính đã quy hoạch trong khu quy hoạch.

Đối với các công trình nhỏ (diện tích sàn từ 10m2 trở xuống): khoảng lùi ≥2m, so với lộ giới đường đê bao chính đã quy hoạch trong khu quy hoạch.

7.1.3. Giải pháp quy hoạch

a. Đường giao thông chính:

Đường giao thông chính trong khu quy hoạch được tráng nhựa có lộ giới 6- 10m, không có vỉa hè.

b. Đường nội bộ:

- Đường quy hoạch nội bộ gồm:

+ Đường dọc kênh chữ thập lát đá chẻ có lộ giới 3- 4m, không có vỉa hè. + Đường nội bộ trong các khu chức năng lát đá chẻ có lộ giới 2- 6m. + Đường đi bộ, đi dạo dạng cầu lát gỗ có lộ giới 1- 1,5m.

7.1.4. Giải pháp kỹ thuật

- Tại các nơi giao nhau bán kính cong được thiết kế R ≥ 8m. Xe thiết kế là xe con 4 chỗ, đảm bảo về tầm nhìn và vận tốc cho xe chạy an toàn.

- Đường thiết kế cấp 70, mức độ phục vụ loại C người lái phải chú ý khi tự do lựa chọn tốc độ mong muốn.

* Kết cấu áo đường:

- Chọn modul đàn hồi cho kết cấu áo đường: theo quy trình thiết kế áo đường mềm 22TCN – 211-06:

- Modul đàn hồi yêu cầu Eyc ≥ 160Mpa cho mặt đường cấp A1. + BTNN hạt mịn dày 5cm

+ BTNN hạt trung dày 7cm + Cấp phối đá dăm dày 30cm + Cấp phối sỏi đỏ dày 15cm

+ Nền cát san lấp, lu lèn đạt K = 0,98

* Kết cấu đường đi bộ :

- Kết cấu vỉa hè, lối đi bộ bao gồm các lớp sau: + Lát gạch trang trí có khía

+ BT đá 4x6 M100 dày 10cm + CPSĐ dày 15cm K = 0,98

+ Nền cát san lấp, lu lèn đạt K = 0,98

- Kết cấu mặt đường và hè đường có thể thay đổi khi tiến hành lập dự án xây dựng hệ thống hạ tầng. Khi tiến hành lập dự án xây dựng hệ thống hạ tầng đơn vị lập dự án cần nghiên cứu lựa chọn kết cấu phù hợp với điều kiện vật liệu tại địa phương và đảm bảo modul chịu lực tương ứng đối với từng loại đường.

- Các số liệu và yêu cầu thiết kế dựa trên các quy chuẩn, tiêu chuẩn:

+ QCVN 07: 2010/BXD :Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị

+ TCXDVN 104 – 2007: Đường đô thị và yêu cầu thiết kế. + TCVN 4054 – 2005: Đường ôtô - Tiêu chuẩn thiết kế. + 22 TCN 211 – 2006: Quy trình thiết kế áo đường mềm.

7.1.5. Các chỉ tiêu giao thông

- Tổng diện tích đất giao thông: 8,95ha.

BẢNG THỐNG KÊ ĐƯỜNG GIAO THÔNG

STT TÊN ĐƯỜNG MẶT CẮT CHIỀU DÀI (m) LỘ GIỚI

(m)

4 Đường dọc kênh chữ thập 3m 4 - 4 2423,8 3

5 Đường nội bộ 6m 5 - 5 304 6

6 Đường nội bộ 4m 6 - 6 144 4

7 Đường nội bộ 2m 7- 7 417,5 2

8 Đường đi bộ 1,5m 8 - 8 1336,5 1,5

9 Đường đi dạo 1m 9 - 9 574,3 1

Tổng 17007,9

7.2. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng

7.2.1. Cơ sở thiết kế

- Bản đồ đo đạc địa hình 1/2000

- Các số liệu về điều kiện tự nhiên khu vực thiết kế - Các tiêu chuẩn qui phạm hiện hành của nhà nước.

7.2.2. Phương án thiết kế

a. Quy hoạch chiều cao đất xây dựng (san nền)

- Theo tài liệu thuỷ văn của đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ và diễn biến mực nước những năm gần đây cho thấy mực nước tại các kênh khu vực có mức độ ngày càng cao so với các năm trước đây do ảnh hưởng của quá trình biến đổi khí hậu, theo số liệu thuỷ văn với tần suất tính toán Hmax=4,12 m (đỉnh lũ cao nhất tại thị trấn Tràm Chim năm 2000 là 4,12 m - theo hệ thống độ cao quốc gia). Khu vực qui hoạch có cao độ nền hiện trạng thấp trũng, cao độ trung bình từ : 1.20 m đến 1.50m, kênh rạch 0.20 m ÷ 0.50m, quanh khu vực hiện nay đã có hệ thống đê bao có cao độ từ 3,48-4,2 m. giải pháp san nền chọn :

Với các khu vực xây dựng công trình và đường giao thông kết hợp đê bao tôn cao nền đất đến cao độ thiết kế Hxd ≥ 4.50 m.

Các tuyến đường nội bộ trong khu xây dựng với cao độ +3.50 m Với các khu vực không xây dựng giữ nguyên cao độ tự nhiên.

Cao độ san nền chọn đảm bảo không bị ngập úng, thuận tiện cho giao thông và thoát nước mưa dễ dàng với chiều cao xây dựng khống chế:

Giải pháp san nền sử dụng vật liệu tại chỗ với việc đào các hồ cảnh quan lấy đất đắp cho các khu vực xây dựng công trình, đường giao thông và kết hợp với vật liệu cát san lấp của địa phương.

Khối lượng đất đắp là: với khu vực xây dựng công trình chiều cao đắp trung bình 3,3m với khối lượng 339.983. m3.

Với các tuyến đường giao thông chủ yếu là tôn thêm cao trình khỏang 0,5m với khối lượng đắp là 40.000 m3.

Khái toán kinh phí:

Khối lượng đất đắp: 379.983 m3 x 60.000 đ/1m3 = 22 tỷ 799 triệu đồng.

b. Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa:

Với mật độ xây dựng công trình nhỏ do vậy hệ thống thoát nước mưa sẽ chỉ xây dựng cục bộ cho các khu vực xây dựng bãi xe, khu vực trung tâm, với các tuyến giao thông nội bộ nước mưa được chảy tự do xuống các hồ, kênh mương.

7.3. Quy hoạch cấp nước7.3.1. Căn cứ cơ sở lập quy hoạch 7.3.1. Căn cứ cơ sở lập quy hoạch

- Hiện trạng, quy hoạch hệ thống cấp nước khu vực. - Bản đồ quy hoạch kiến trúc cảnh quan.

- Tiêu chuẩn quy phạm TCVN 33-2006.

7.3.2. Nhu cầu dùng nước

− Tổng nhu cầu dùng nước ngày max: Qmax = 55 m3/ngày.

− Tổng nhu cầu dùng nước ngày trung bình: Qtb = 35 m3/ngày.

+ Tiêu chuẩn cấp nước khu công nhân 100 lít/người/ngày.

+ Tiêu chuẩn cấp nước khách thăm quan 25 lít/người/ngày.

BẢNG TỔNG HỢP NHU CẦU DÙNG NƯỚC

1 Công nhân viên làm việc 2 - 50 người 100 25

2 Khách tham quan (200) - 1200 người 25 (5) - 30

Tổng cộng 370 người 30 -55

7.3.3. Nguồn nước

Nguồn cấp nước cho khu vực quy hoạch được lấy khai thác từ nguồn nước ngầm tại chỗ và có thể sử dụng phương án cấp nước từ thị trấn đưa vào bằng phương tiện thuyền chở nước. Xây dựng 1 trạm cấp nước có công suất 100m3/ngày cung cấp cho dự án.

7.3.4. Mạng lưới đường ống

- Xây dựng hệ thống các tuyến đường ống cấp nước cho khu du lịch dọc theo các tuyến đường cấp tới các công trình.

- Mạng lưới đường ống cấp nước có đường kính từ Þ80-Þ60, ống cấp nước dùng ống HDPE bố trí các hộp cứu hỏa D60 cạnh các công trình.

- Tổng chiều dài mạng lưới ống chính 3.700 m, trong đó : Þ80 = 1.200 m, Þ60 =2.500 m.

7.3.5. Quy hoạch cấp nước nuôi trồng thủy sản

−Nguồn nước cung cấp cho việc nuôi trồng thủy sản được sử dụng từ nguồn nước tự nhiên của khu vực, bằng các kênh hiện hữu bao quanh khu vực.

−Để cấp nước cho khu vực sử dụng các cống phải có đường kính từ D1000 đặt ở cao độ +0,50m để dẫn nước vào bằng biện pháp tự chảy chênh mực nước, trong các tháng mùa khô mực nước bên ngoài kênh hạ thấp không đủ cho việc tự chảy chênh mực nước của các cống nên sử dụng hệ thống máy bơm cung cấp thêm nước cho khu vực (công suất máy bơm được tính toán cụ thể trong giai đọan triển khai thực hiện).

−Mực nước trong khu vực được dự trữ đảm bảo việc nuôi thủy sản với mùa lũ mực nước cao nhất là +3,00m, mùa khô mực nước trong các ao được duy trì ở cao độ +1,5m.

7.4. Quy hoạch nước thải, quản lý chất thải rắn7.4.1.Cơ sở quy hoạch 7.4.1.Cơ sở quy hoạch

- Bản đồ cảnh quan khu quy hoạch.

- Hiện trạng, định hướng hệ thống thóat nước. - Bản đồ chuẩn bị đất xây dựng.

- Tiêu chuẩn quy phạm TCVN 51-2008.

7.4.2. Lưu lượng nước thải

- Tổng lượng nước thải ngày max: Qmax = 44m3/ngày . - Tổng lượng nước thải ngày trung bình: Qtb = 20m3/ngày . - Lưu lượng nước thải chiếm 80% lưu lượng nước cấp.

7.4.3. Giải pháp thoát nước

Với quy mô công trình là khu du lịch sinh thái không nghỉ dưỡng, lưu lượng nước thải nhỏ, giải pháp thoát nước được chọn là xử lý sinh học bằng các hồ tự nhiên.

Nước thải sinh họat của các công trình được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại sau đó được thu gom qua mạng lưới sau đó thoát xuống các hồ và kênh trong khu.

7.4.4. Mạng lưới thoát nước thải

Xây dựng các tuyến ống thu gom nước thải từ các công trình sau đó được thoát xuống các hồ, kênh trong khu.

Với các công trình phân tán nước thải được xử lý qua bể tự hoại cục bộ và thoát thắng xuống các kênh cạnh công trình.

Các tuyến cống hoàn toàn tự chảy với độ sâu chôn cống 1÷2,5m với độ dốc tiêu chuẩn 1/D cống thoát nước dùng cống PVC.

Tổng chiều dài mạng lưới thoát nước 5.500m với: D150=540m, D200=230m.

7.4.5. Chất thải rắn

Tổng lượng chất thải rắn dự kiến 0,1 tấn/ngày. Chất thải rắn sinh họat được thu gom và xử lý cục bộ bằng phương pháp đốt, bốt trí các thùng rác tại các công trình, trên các trục đường lọai 20.

7.4.6. Giải pháp xử lý nước thải ao nuôi cá

Khu vực quy hoạch với mục đích là nuôi cá đồng ở dạng bảo tồn phát triển các loại giống cá đặc trưng của vùng, với việc phát triển tự nhiên là chính, tuy nhiên trong khu vực có khu nuôi cá đồng theo tiêu chuẩn Global - Gap do đó trong quá trình nuôi sẽ có tác động đến môi trường do thức ăn dư thừa, chất thải dạng phân, chất bài tiết tích tụ lại trong nước và nền đáy. Dưới tác động của vi sinh vật và các quá trình phân hủy tự nhiên, chất thải chuyển thành Amoni, Nitorat, Photphat,... các chất khoáng đã kích thích sự phát triển của tảo dẫn đến hiện tượng nở hoa của tảo trong ao. Thêm vào đó, các độc tố phát sinh từ quá trình phân hủy các chất thải trong ao nuôi và sự tàn rụi của tảo làm cho môi trường nuôi nhanh chóng bị suy thoái, từ đó làm cho các đối tượng nuôi dễ bị nhiễm bệnh, thiếu Oxy hay nhiễm độc tính của các chất chuyển hoá.

Giải pháp xử lý nước trong các ao nuôi được thực hiện bằng việc thay nước liên tục, sắp xếp các ao cá theo thứ tự nước từ ao của loại cá này chuyển qua ao của loại các khác (nước thải từ ao nuôi cá lóc chuyển sang ao nuôi cá rô phi) sau đó nước trong các ao đưa về 2 khu vực xử lý, tại đây nước thải được xử lý bằng các phương pháp thủy canh sử dụng cách lọc nước thải qua đất ngập nước chảy ngầm kiến tạo, hoặc hồ sinh học kết hợp cánh đồng tưới nông nghiệp.

Đối với các ao nuôi cần phải xây dựng đúng kỹ thuật của ao nuôi công nghiệp, có hệ thống tách chất thải, chất cặn bã trong ao nuôi cá công nghiệp một cách liên tục và đưa ra khỏi ao nuôi mỗi ngày, tạo môi trường nước trong ao nuôi luôn đạt chất lượng tốt.

7.5. Quy hoạch cấp điện

Đồ án được thiết kế dựa trên các cơ sở sau:

- Phụ tải Đồ án quy hoạch cải tạo và phát triển lưới điện tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2015 có xem xét đến năm 2020.

- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng QCVN: 01/2008/BXD do Bộ Xây Dựng ban hành năm 2008.

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị QCVN 07:2010/BXD do Bộ Xây Dựng ban hành năm 2010.

- Nghị định 106/2005/NĐ-CP “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp” của Chính Phủ ban hành ngày 17/08/2005.

- Quyết định 08/2-005/QĐ-BXD về việc ban hành TCXD 333:2005 “Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị – Tiêu chuẩn thiết kế”.

7.6. Phụ tải điện quy hoạch

BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU PHỤ TẢI ĐIỆN KHU QUY HOẠCH

TT Hạng mục Quy mô đất XD (ha) Tiêu chuẩn cấp điện (kW/ha) Công suất điện dự kiến (kW) Tmax (h/năm) Điện năng dự kiến (triệu kWh/năm) 1 Đất xây dựng công trình dịch vụ 0,79 300 237 3000 0,71

2 Đất cây xanh mặt nước 238,69 0 0 3000 0,00

3 Đất giao thông 13,47 10 135 3000 0,40

Cộng 372 1,12

10% tổn hao, 5% dự phòng 55,76

Hệ số sử dụng 0,8

Công suất điện toàn khu (kW) 341,96 Nguồn và lưới điện

Nguồn cấp điện cho khu vực quy hoạch là lưới trung thế 22kV của lưới điện địa phương đến.

Để đáp ứng yêu cầu cung cấp điện cho khu vực quy hoạch, dự kiến sẽ xây dựng mới tuyến đường dây không 22kV.

Toàn khu vực quy hoạch dự kiến xây dựng một trạm hạ thế 22/0,4kV, có dung lượng là 500kVA. Trạm là loại trạm trong nhà hoặc trạm compact, sử dụng sơ đồ bảo vệ dùng FCO và LA.

a. Tuyến hạ thế cung cấp điện :

Từ các trạm hạ thế có các phát tuyến 0,4kV đưa điện đến tủ điện phân phối chính của từng

Một phần của tài liệu báo cáo nghiên cứu khả thi dự án hồ rừng (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w