Hiện trạng môi trường không khí

Một phần của tài liệu báo cáo nghiên cứu khả thi dự án hồ rừng (Trang 50)

Khu vực hiện tại là khu đất nông nghiệp và đất rừng, với diện tích mảng xanh, mặt nước lớn nên môi trường không khí của khu vực khá trong lành.

8.3. Dự báo và đánh giá tác động của dự án đến môi trường 8.3.1. Trong giai đoạn quy hoạch và xây dựng

− Hoạt động di dân tái định cư do việc giải tỏa thực hiện quy hoạch − Hoạt động đào đắp xây dựng hạ tầng kỹ thuật, công trình.

− Sự tập trung công nhân trong quá trình xây dựng thực hiện quy hoạch. − Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu từ ngoài vào khu vực quy hoạch.

a. Với các hoạt động trên nguồn gây tác động chủ yếu bao gồm:

− Bụi, khí thải, tiếng ồn và rung, nước thải, ngập lụt cục bộ, chất thải rắn. − Làm phát sinh phèn cục bộ.

− Công trình thi công cản trở giao thông. − Thiếu các biện pháp an toàn lao động.

b. Đối tượng và quy mô tác động:

− Người dân bị di dời do giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch − Người dân sống xung quanh khu vực thực hiện quy hoạch

− Người dân tham gia lưu thông trên các tuyến đường cạnh khu quy hoạch − Giao thông trong và xung quanh khu vực thi công

− Kênh rạch xung quanh dự án: khu vực trồng sen, các kênh thuỷ lợi trong khu vực

c. Quy mô tác động từ khi chuẩn bị dự án đến lúc hoàn thành các hoạt động xây dựng dự án.

8.3.2. Khi dự án đi vào hoạt động

a. Tác động tích cực:

− Khi dự án khu du lịch đi vào xây dựng và hoạt động theo quy hoạch có thể đem lại những tác động tích cực sau:

− Hình thành khu du lịch sinh thái mang tầm vóc hiện đại nhưng vẫn mang đậm nét của một khu du lịch sinh thái gắn với thiên nhiên, góp phần làm chuyển biến tốt một số mặt đến kinh tế, cũng như các điều kiện xã hội.

b. Tác động tiêu cực:

Tác động tới môi trường nước:

− Một lượng lớn nước thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày trong khu sẽ mang theo một lượng lớn các chất hữu cơ trong nước.

− Các chất phế thải sinh hoạt: các chất phế thải không được thu gom có nhiều khả năng sẽ bị nước mưa cuốn trôi xuống kênh rạch xung quanh.

− Trong quá trình nuôi cá theo hình thức thâm canh đã có tác động lớn đến môi trường do thức ăn dư thừa, chất thải dạng phân, chất bài tiết tích tụ lại trong nước và nền đáy. Dưới tác động của vi sinh vật và các quá trình phân hủy tự nhiên, chất thải chuyển thành Amoni, Nitorat, Photphat... các chất khoáng đã kích thích sự phát triển của tảo dẫn đến hiện tượng nở hoa của tảo trong ao. Thêm vào đó, các độc tố phát sinh từ quá trình phân hủy các chất thải trong ao nuôi và sự tàn rụi của tảo làm cho môi trường nuôi nhanh chóng bị suy thoái, từ đó làm cho các đối tượng nuôi dễ bị nhiễm bệnh, thiếu Oxy hay nhiễm độc tính của các chất chuyển hoá.

Tác động tới môi trường đất và cảnh quan:

− Làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất của khu vực.

− Các hoạt động đào đắp, san lấp làm tăng nguy cơ xói mòn làm ảnh hưởng tới cấu trúc tầng mặt đất.

− Các chất thải rắn từ quá trình xây dựng, sinh hoạt, vận hành máy móc… làm ô nhiễm đất.

− Cảnh quan thiên nhiên bị thay đổi do các công trình mới được xây dựng đồng loạt.

Tác động tới môi trường không khí:

Quá trình sinh hoạt của nhân viên, khách đến thăm quan trong khu du lịch có thể sẽ làm phát sinh mùi hôi từ rác thải và các khu vực vệ sinh. Tuy nhiên với khu vực là khu du lịch quy mô lượng khách ở mực độ không lớn, với thiết kế hiện đại cùng với các dịch vụ vệ sinh tốt thì các tác động này sẽ không đáng kể.

− Sự phát triển khu du lịch trong thời gian tới sẽ phát sinh một lượng lớn chất thải rắn từ khách thăm quan và nhân viên trong khu, nếu không có biện pháp quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý cũng là một vấn đề gây ô nhiễm môi trường cho khu vực.

− Làm mất mỹ quan và ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường khu vực. − Làm ô nhiễm các nguồn nước trong khu vực.

− Là nguồn tiềm tàng gây ô nhiễm môi trường đất.

− Là các nguồn gây bệnh tiềm tàng cho người và động thực vật. • Ô nhiễm không khí do giao thông:

− Nguồn gây ô nhiễm không khí trong giai đoạn này chủ yếu là do các phương tiện giao thông gia tăng do xây dựng. Nguồn khí thải chủ yếu là CxHy, NO2, CO, CO2, … ngoài ra một lượng bụi đáng kể phát sinh do ma sát giữa lốp xe và mặt đường, bụi đất đá trên mặt đường do xe chạy cuốn lên và bụi từ ống xả thải của ô tô gây ra.

− Tác động này chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng không khí ven đường và mức độ ảnh hưởng đến chất lượng không khí tùy thuộc vào tải lượng và chất lượng phương tiện tham gia giao thông. Với khu vực lượng phương tiện giao thông không lớn do đó vấn đề ô nhiễm do họat động giao thông là không đáng kể.

− Tuy nhiên với khu vực quy họach khi tiến hành xây dựng thì các phương tiện vận chuyển chủ yếu là phương tiện đường thủy do vậy vần đề ô nhiễm về không khí của khu vực là không đáng kể và chỉ trong thời gian ngắn.

8.4. Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực8.4.1. Trong giai đoạn quy hoạch và xây dựng 8.4.1. Trong giai đoạn quy hoạch và xây dựng

− Phương án quy hoạch có giải pháp tránh phá vỡ cảnh quan thiên nhiên hiện có của khu, tạo ra được các mảng xanh, mặt nước lớn, có giải pháp tốt trong việc ứng dụng các vật liệu thân thiện với tự nhiên, giảm bức xạ phát sinh trong quá trình hoạt động, nạo vét các kênh rạch xây dựng các cống ngăn triều, tiêu thoát lũ và rửa phèn, gia cố các tuyến giao thông đảm bảo cao độ vượt lũ bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên.

− Việc thiết kế hệ thống hạ tầng cho khu vực quy hoạch phải đồng bộ, lựa chọn tuyến cống thoát nước thải, cấp nước, cấp điện trong giai đoạn quy hoạch tuân theo các quy định của Quy chuẩn Việt Nam cũng như tiêu chuẩn ngành xây dựng.

− Tổ chức thu gom và xử lý chất thải hợp lý, tránh phát tán ra môi trường xung quanh.

− Tổ chức tốt về vấn đề thoát lũ rửa phèn, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên và phát triển các loại cây phù hợp với thổ nhưỡng của khu vực.

− Áp dụng các biện pháp để xử lý phèn cục bộ: cần khảo sát kỹ độ sâu tầng sinh phèn, tầng phèn của đất nằm trên tuyến công trình để có biện pháp thích hợp làm hạn chế sự

đất; các vật liệu phèn và vật liệu sinh phèn ở giữa và đắp vật liệu đất không có phèn bao bọc xung quanh; khi nạo vét những kinh, rạch cũ thì việc sắp xếp những vật liệu đất nêu trên cũng rất cần thiết để tránh tình trạng đổ đất tràn ra ngoài làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh; lợi dụng thủy triều lên xuống để tháo trôi những vật liệu trầm tích bùn đáy kinh chứa nhiều chất hữu cơ, vật liệu sinh phèn do việc khuấy động của máy đào trong thi công; vào mùa mưa, khu vực gần nền công trình đường giao thông, nền nhà, đê bao thủy lợi đang xây dựng hoặc mới xây dựng xong nên đào mương, rãnh có đắp bờ nhỏ cách ly với các khu vực xung quanh để giúp nước phèn chảy vào mương, rãnh nhỏ và thoát đi.

a. Giảm thiểu ô nhiễm bụi:

− Do khu vực có quy mô xây dựng nhỏ do vậy vấn đề ô nhiễm bụi do xây dựng trong quá trình thực hiện quy họach là không đáng kể, tuy nhiên trong khi xây dựng cũng phát sinh ra một lượng bụi.

− Bảo đảm che phủ tất cả các phương tiện chuyên chở các vật liệu gây bụi từ khu vực thi công, nhất là khi vận chuyển qua các khu vực dân cư.

− Các phương tiện vận chuyển phải được rửa sạch trước khi ra khỏi công trường để tránh gây ô nhiễm không khí do bụi và làm mất vẻ mỹ quan.

− Tiêu chuẩn so sánh QCVN 05:2009/BTNMT, TCVN 6438: 2001

b. Giảm thiểu ô nhiễm không khí:

− Tất cả các phương tiện vận tải và các thiết bị thi công cơ giới phải đạt tiêu chuẩn qui định của Cục Đăng Kiểm về mức độ an toàn kỹ thuật và an toàn môi trường mới được phép hoạt động.

− Áp dụng các biện pháp an toàn phòng chống sự cố (cháy nổ...) khi sự cố xảy ra. − Tránh đốt chất thải rắn ngoài trời tại công trình

− Không vận chuyển nguyên vật liệu vào giờ cao điểm.

− Mức độ khả thi: Các hoạt động này được xem là nhỏ, ngắn hạn, không tích lũy lâu.

− Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 05: 2008/BTNMT, QCVN 06: 2008/BTNMT

c. Giảm thiểu ô nhiễm do tiếng ồn và rung:

− Các công nhân xây dựng sẽ được trang bị các thiết bị bảo hộ lao động và các nút bịt tai nếu cần thiết.

− Mức độ khả thi: Các hoạt động này được xem là nhỏ đến trung bình, ngắn hạn, không tích lũy lâu.

− Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 26: 2008/BTNMT, QCVN 27: 2008/BTNMT, TCVN 6962: 2001.

− Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

Nước mưa chảy tràn:

− Thường xuyên kiểm tra các mương thoát nước để tránh lắng đọng nước thải quá lâu.

− Che chắn cống thoát nước và miệng hố ga để tránh lắng đọng các vật liệu xây dựng gây tắt nghẽ cống.

Nước thải sinh hoạt và nước thải xây dựng:

− Do hoạt động thi công công trình ngắn hạn, không tổ chức lán trại cho công nhân tại công trường nhằm hạn chế phát sinh nước thải sinh hoạt.

e. Hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn:

− Yêu cầu công nhân không xả rác bừa bãi trong khu vực dự án. − Không chôn lấp chất thải sinh hoạt tại khu vực dự án.

− Không đốt chất thải sinh hoạt tại khu vực dự án.

f. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải xây dựng:

− Chất thải xây dựng sẽ được thu gom, phân loại và tập kết tạp thời tại một nơi nhất định trong khu vực dự án.

− phân loại và tái chế, thu gom và vận chuyển đi xử lý.

8.4.2. Giảm thiểu tác động trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động

a. Giảm chất thải rắn:

− Bố trí các thùng chứa rác hợp vệ sinh ở các công trình và dọc theo các tuyến đường trong khu.

− Quy định, có hình thức xử phạt vị phạm đối với khách thăm quan.

b. Ô nhiễm không khí:

Tạo các mảng xanh lớn trong khu, tránh việc phá vỡ các cảnh quan thiên nhiên, nhằm giảm tác động đến hệ thảm thực vật trong khu du lịch.

c. Giải pháp môi trường nước:

− Xây dựng hệ thống thu gom nước từ các công trình đưa ra, nước thải từ các công trình sẽ được xử lý tại các công trình đúng theo tiêu chuẩn.

− Tận dụng các hồ trong khu để làm giảm tạp chất còn lại trong nước thải trước khi thoát ra các hệ kênh rạch của khu vực, các hồ thả các loại cây thủy sinh.

8.5. Đánh giá các giải pháp quy hoạch chuyên ngành

Các giải pháp đã được các bộ môn chuyên ngành giải quyết trong đồ án quy hoạch:

+ Quy hoạch sử dụng đất và tổ chức không gian cảnh quan khu du lịch:

Các khu chức năng được bố trí thưa thoáng theo đúng quy phạm, tạo các mảng xanh lớn, giữ được hệ sinh thái hiện có của khu vực, đã phân đợt xây dựng phù hợp với việc hạn chế được các tác nhân gây ô nhiễm hệ sinh thái của khu vực trong quá trình xây dựng.

+ Hệ thống các công trình kỹ thuật hạ tầng:

− Hệ thống giao thông: đã có phương án bố trí các bãi đỗ xe tập trung ngay bên ngoài, không ảnh hưởng tới cảnh quan và môi trường bên trong khu, kết cấu giao thông nhẹ không gây tiếng ồn và phát sinh các tác nhân. Đó là giải pháp tốt, giảm mức độ nhiễm bụi và giảm tiếng ồn do lưu thông xe gây nên.

− Hệ thống cấp nước: Đảm bảo cung cấp đủ nước theo tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt và đáp ứng nhu cầu tưới cây cho khu vực.

− Hệ thống cấp điện: thiết kế đủ cung cấp cho sinh hoạt và chiếu sáng.

− Hệ thống thu và xử lý nước thải, xử lý rác đảm bảo tiêu chuẩn theo quy chuẩn và quy định chuyên ngành môi trường QCVN14-2008/BTNMT.

+ Kết luận chung:

Các giải pháp quy họach sử dụng đất, xử lý môi trường của các bộ môn chuyên ngành trong đồ án quy hoạch, đã đạt được các nội dung đặt ra trong việc bảo vệ môi trường khu du lịch.

CHƯƠNG IX: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN 9.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư

Tổng mức đầu tư cho “Dự án Hồ Rừng” được lập dựa trên các phương án trong hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án và các căn cứ sau đây:

- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp của Quốc Hội khóa XII kỳ họp thứ 3, số 14/2008/QH12 Ngày 03 tháng 06 năm 2008 ;

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình;

- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;

- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng;

- Nghị định số 148/2004/NĐ-CP ngày 23/07/2004 sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 158/2003/NĐ-CP;

- Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 27/05/2007 của Bộ Xây dựng về việc “Hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình”;

- Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP;

- Thông tư 130/2008/TT-BTT ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp.

- Thông tư số 02/2007/TT–BXD ngày 14/2/2007. Hướng dẫn một số nội dung về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng.

- Thông tư 33-2007-TT/BTC của Bộ Tài Chính ngày 09 tháng 04 năm 2007 hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.

- Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 25 tháng 04 năm 2013 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

- Căn cứ suất vốn đầu tư xây dựng công trình ban hành theo quyết định 495/QĐ-BXD ngày 26/04/2013 của Bộ xây dựng.

- Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình.

9.2. Nội dung tổng mức đầu tư9.2.1. Nội dung

Một phần của tài liệu báo cáo nghiên cứu khả thi dự án hồ rừng (Trang 50)