Quy mô doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE (Trang 54)

III. MỘT KHẢO SÁT KHÁC VỀ QUAN HỆ GIỮA CƠ CẤU VỐN VÀ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TRÊN SÀN HOSE

d.Quy mô doanh nghiệp

Biến đại diện là Log(Doanh thu). Doanh thu càng lớn, log(doanh thu) càng lớn thể hiện quy mô doanh nghiệp càng lớn. Có thể sử dụng log(tổng tài sản) để đại diện cho yếu tố này. Những doanh nghiệp lớn thường có hoạt động đa dạng hơn, phạm vi kinh doanh phong phú hơn, vốn lớn hơn, nhiều tài sản đảm bảo hơn, vì vậy theo Lý thuyết đánh đổi sẽ có khả năng sử dụng nợ nhiều hơn. Hơn nữa một số học thuyết cho rằng việc sử dụng một quy mô doanh nghiệp lớn và một hệ số nợ tương đối cao giúp doanh nghiệp tránh trở thành đối tượng thâu tóm. Tuy nhiên theo Lý thuyết thứ tự lựa chọn tài trợ, doanh nghiệp có xu hướng sử dụng tài trợ từ bên trong và luôn có gắng giữ lợi thế linh động về tài chính. Hơn nữa những doanh nghiệp nhỏ thường đối mặt với chi phí phát hành chứng khoán vốn cao hơn nhiều, vì vậy thường ưu tiên đi vay nợ hơn. Vậy nên quan hệ giữa cơ cấu vốn và quy mô doanh nghiệp có thể âm. Các nghiên cứu trước đây không thống nhất về vấn đề này. Một số nghiên cứu cho dấu dương như Titman, Wessles (1988), Rajan, Zingales (1995), Wiwattanakantang (1999), Hussain (1997), Hirota (1999), Jordan, Lowe,

Taylor (1998). Một số nghiên cứu lại cho kết quả hệ số hồi quy mang dấu âm như Rajan, Zingales (1995), Titman, Wessles (1988). Một số nghiên cứu lại không tìm thấy quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa quy mô công ty và cơ cấu vốn như Alderson, Betker (1995). Tuy nhiên đa số các nghiên cứu thiên về kết quả hồi quy dấu dương. Hơn nữa hệ số tương quan giữa tỷ lệ nợ và biến đại diện cho quy mô doanh nghiệp log(doanh thu) trong mẫu các doanh nghiệp trên sàn HOSE là +0.19. Vì vậy dự đoán của người viết đối với dấu hệ số hồi quy của nhân tố này là dương.

e. Tuổi

Biến đại diện là Số năm kể từ khi niêm yết. Căn cứ lý thuyết về quan hệ giữa biến này và cơ cấu vốn tương đối phức tạp. Theo Lý thuyết đánh đổi, nếu tuổi công ty càng “cao”, công ty có thể trở nên có danh tiếng hơn, và vì vậy khả năng vay nợ của nó là lớn hơn. Điều này có vẻ rất thực tế, và nếu đúng như vậy, dự đoán dấu hệ số hồi quy là dương. Tuy nhiên trên quan điểm của Lý thuyết thứ tự lựa chọn tài trợ, mà cơ sở là lý luận về thông tin bất cân xứng, công ty có tuổi đời càng lớn sẽ có xu hướng tích lũy nhiều lợi nhuận giữ lại hơn, hơn nữa với tuổi đời càng lớn thông tin mà thị trường có về công ty sẽ càng nhiều hơn, làm giảm những bất lợi của thông tin bất cân xứng, đồng nghĩa với việc phát hành chứng khoán vốn có thể gây ra ít dự đoán bất lợi về công ty hơn. Trên quan điểm này các công ty lâu đời hơn sẽ có tỷ lệ sử dụng nợ thấp hơn, hệ số hồi quy mang dấu âm.

Do thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng và Sàn HOSE nói riêng vốn chưa có lịch sử lâu đời. Đa số công ty niêm yết mới lên sàn trong thời gian vài năm trở lại đây. Biến đại diện cho tuổi đời công ty trong khóa luận này là “năm kể từ khi niêm yết” giữa các công ty cũng không khác biệt nhiều, do vậy khó có thể mang lại một hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE (Trang 54)