Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh công ty cổ phần dệt may đầu tư thương mại Thành Công giai đoạn 2013-2020 (Trang 49)

Kết hợp phân tích các yếu tố bên ngoài với phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia để lập ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE).

Phương pháp thiết lập ma trận EFE:

Sử dụng phương pháp khảo sát ý kiến các chuyên gia như đã trình bày ở phần thiết lập ma trận EFE.

Bảng 2.1: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

STT Các yếu tố bên ngoài chủ yếu

Mức độ quan trọng Phân Loại Điêm quan trọng 01 Thuế suất thuế nhập khẩu sản phẩm vào Mỹ được giảm

về bằng 0 khi VN tham gia hiệp định TPP 0.12 4 0.48 02 Nhà nước đang có nhiều chính sách khuyến khích, đầu tư

phát triển cho ngành dệt may: thuế XNK, hỗ trợ vốn,.. 0.11 3 0.33 03 Nguôn lao động trẻ rất lớn với giá nhân công tương đôi rẻ

so với các nước trong khu vực. 0.09 2 0.18 04

Thị trường xuất khẩu cạnh tranh rất khốc liệt, đặc biệt là từ hàng dệt may Trung Quốc, Ân độ. Còn trong nước phải

chịu sức cạnh tranh mạnh mẽ từ cty cùng nhãn hàng … 0.10 3 0.30 05 Thị trường nội địa ngành dệt may vẫn còn bỏ ngỏ.

0.10 3 0.30 06

Tập đoàn E-Land đã bắt đầu chuyển những đơn hàng từ

Hàn Quốc, Trung Quốc sang Việt Nam. 0.10 3 0.30 07 Thị hiếu, nhu cầu người tiêu dùng nước ngoài thay đôi

nhanh và phức tạp. 0.09 1 0.09

08 Tuân thủ các quy định khắt khe của hiệp định TPP 0.11 2 0.22 09 Nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho ngành dệt may vãn

chưa đủ phần lớn phải nhập khẩu. 0.10 2 0.20 10 Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành,

thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao 0.08 2 0.16

Nhận xét: Điểm số quan trọng trung bình của TCM là 2.56 cho thấy phản ứng

của công ty là tương đối , đã tận dụng ít nhiều cơ hội để hạn chế nguy cơ. Điểm nhấn trong hoạt động sản xuất của TCM chính là quy trình sản xuất khép kín, đòng thời đáp ứng được yêu cầu khắt khe về quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” của Hiệp định TPP. Đây là điều kiện tiên quyết để TCM những ưu đãi từ Hiệp định TPP. Công ty có các cơ hội: (O1); Thuế xuất khẩu mặt hàng dệt may vào thị trường Mỹ sẽ được đưa về 0% từ mức trung bình hiện tại là 17% khi VN tham gia hiệp định TPP, (O2); Nhà nước đang có chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư và phát triển ngành dệt may như: thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ vay ưu đãi đầu tư máy móc thiết bị,… (O3); Nguồn lao động dồi dào với giá nhân công tương đối rẻ. (O4); Thị trường nội địa ngành dệt may vẫn còn bỏ ngỏ. (O5); Tập đoàn E-Land đã bắt đầu chuyển những đơn hàng từ Hàn Quốc, Trung Quốc sang Việt Nam. Và có các thách thức như sau: (T1); Thị trường xuất khẩu cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt là hàng dệt may Trung quốc, Ấn Độ. (T2); Thị hiếu tiêu dùng trên thị trường thay đổi rất nhanh đòi hỏi phải thích ứng kịp thời, đảm bảo tiến độ giao hàng cho các đơn hàng. (T3); Tuân thủ các quy định khắt khe của hiệp định TPP. (T4); Nguồn nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng đầy đủ được yêu cầu của ngành và yêu cầu đặc biệt của khách hàng. (T5); Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành, thiếu lao động có trình độ chuyên môn.

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh công ty cổ phần dệt may đầu tư thương mại Thành Công giai đoạn 2013-2020 (Trang 49)