Về phía Hiệp Hội Dệt May Việt Nam

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh công ty cổ phần dệt may đầu tư thương mại Thành Công giai đoạn 2013-2020 (Trang 104)

Vai trò của Hiệp hội Dệt May Việt Nam được xác định là tăng cường hỗ trợ cho hoạt động của doanh nghiệp thông qua các giải pháp sau:

Hiệp hội cần nhanh chóng kiện toàn bộ máy tổ chức, tổ chức lại mô hình hoạt động để thực hiện tốt vai trò là người hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, nguồn nguyên liệu, giúp liên kết các doanh nghiệp với nhau để mở rộng năng lực sản xuất, là đại diện hữu hiệu để phản ánh nhu cầu, yêu cầu của doanh nghiệp tới Chính phủ.

Hiệp hội cũng cần có bộ phận, nhóm tổ chức thu thập, phân tích và xử lý thông tin về thị trường, đặc biệt là thị trường Mỹ, về yêu cầu của nhà nhập khẩu, về chính sách nhập khẩu của thị trường nhập khẩu và sự biến động của chính sách nhằm cập nhật kịp thời cho doanh nghiệp, về đối thủ cạnh tranh để tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác tiếp cận thị trường. Từ đó có chiến lược tổ chức sản xuất và xuất khẩu cho phù hợp.

Phân nhóm doanh nghiệp, đồng thời đề xuất những giải pháp về chuyên môn hoá nhằm giúp những doanh nghiệp có cùng ngành hàng, hoặc ngành hàng hỗ trợ liên kết với nhau thành những nhóm chia sẻ kinh nghiệm tổ chức quản lý, công nghệ, công tác xúc tiến thương mại, đào tạo nguồn nhân lực và phát triển thị trường. Với tư cách đại diện cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, Hiệp Hội Dệt May Việt Nam phải làm đầu mối tiếp xúc những tổ chức như Hiệp hội dệt may các nước trong khu vực và các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, những tổ chức dệt may của thế giới. nhằm hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp trên tầm vĩ mô, giúp nâng cao công nghệ sản xuất, và công nghệ quản lý của doanh nghiệp. Hiệp Hội có thể làm vai trò đầu mối để góp phần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tổ chức các hội chợ quốc tế chuyên ngành trong và ngoài nước. Hiệp hội có thể điều phối giá gia công, giá bán sản phẩm đối với các thành viên trong Hiệp hội, tạo sức mạnh chung và đảm bảo không có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong ngành và trong hiệp hội, tránh sức ép về giá từ khách hàng nước ngoài.

KÉT LUẬN

Trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp, học viên trình bày những nội dung cơ bản nhất trong quy trình xây dựng chiến lược cho TCM giai đoạn 2013 - 2020. Đề tài trong quá trình phân tích, qua đó thấy được đâu là mặt mạnh, đâu là mặt yếu của TCM kết hợp với phân tích hoàn cảnh nội tại xác định điểm mạnh, điểm yếu bằng phương pháp ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE).

Đề tài vận dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael E. Forter, phân tích môi trường tác nghiệp, sử dụng phương pháp ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) qua đó xác định những cơ hội và nguy cơ đối với vận mệnh TCM. Đề tài cũng xác định sứ mạng, mục tiêu phát triển của TCM đến 2020. Ma trận SWOT đưa ra những phương án chiến lược phản ứng tận dụng cơ hội và khai thác điểm mạnh để khắc phục điểm yếu và vượt qua nguy cơ phù hợp mục tiêu và sứ mạng. Có một số chiến lược phối hợp được đề xuất: chiến lược mở rộng và phát triển thị trường Mỹ, chiến lược đa dạng hóa, khác biệt hóa, chiến lược liên minh, hợp tác M&A , chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, Chiến lược tích hợp, Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm … Trong phạm vi các chiến lược được đề xuất, vận dụng phương pháp ma trận các chiến lược có thể định lượng (QSPM), chỉ ra rằng cần ưu tiên chọn chiến lược mở rộng, phát triển thị trường Mỹ và chiến lược liên minh, hợp tác M&A. Đồng thời cũng đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược và một số kiến nghị đối với công ty, cơ quan quản lý nhà nước.

Trong quá trình thực hiện đề tài, với kiến thức hạn hẹp, chắc chắn luận văn không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được sự chỉ dẫn của các thầy giáo cô giáo, các bạn đồng môn để kết quả nghiên cứu được hoàn thiện hơn./.

Tài liệu tham khảo

1. Fred R.David, Concepts of Strategic Management (Khải luận về quản trị Chiến lược), 2006

2. Micheal E.Porter, Competitive Strategy (Chiến lược cạnh tranh), 1980 3. Đoàn Thị Hồng Vân, quản trị chiến lược, NXB Thống kê, 2010

4. Đào Duy Huân và Trần Thanh Mẫn, quản trị học trong toàn cầu hóa, NXB Thống kê năm 2006

5. Đào Duy Huân, quản trị chiến lược trong toàn cầu hóa kinh tế, NXB Thống Kê, 2010

6. Trần Kim Dung, quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê 2009 7. Nguyễn Thị Liên Diệp, chiến lược và sách lược kinh doanh 8. Lê Thế Giới , Quản trị Chiến lược

9. Báo cáo thường niên năm 2010.2011.2012 Công ty cố phần dệt may đầu tư thương mại Thành Công.

10. Báo cáo phân tích của Công ty chứng khoán ngân hàng Đông Á (DAS) ngày 08/08/2013

11. Báo cáo phân tích của Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) ngày 30/09/2013 12. Các trang website  www.s.cafef.vn  www.vnexpress.net  http://vietbao.vn  www.thanhcong.com.vn  www.tuoitre.com  www.thanhnien.com

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh công ty cổ phần dệt may đầu tư thương mại Thành Công giai đoạn 2013-2020 (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)