Các giải pháp thực hiện chiến lược liên minh hợp tá cM & A

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh công ty cổ phần dệt may đầu tư thương mại Thành Công giai đoạn 2013-2020 (Trang 97)

3.3.2.1. Giải pháp về tài chính

Để mở rộng sản xuất và phát triển kinh doanh đa ngành nghề, nhu cầu về vốn của công ty là rất lớn. Hiện tại, công ty đã từ chối rất nhiều đơn hàng với số lượng lớn do không đủ máy móc thiết bị để thực hiện. Công ty cố gắng nhận một số đơn hàng để giữ lấy khách hàng nhưng buộc phải nhập khẩu vải do không có máy móc thích hợp để sản xuất. Vì vậy, công ty cần phải đầu tư đổi mới công nghệ. Bên cạnh đó, công ty cũng đã triển khai các dự án xây dựng bệnh viện, trường học. nên nhu cầu về vốn lưu động tăng cao.

Các giải pháp cần thực hiện để có đủ nguồn vốn cho hoạt động:

Công ty đã huy động vốn từ các cổ đông, vay vốn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng, từ Tổng Công ty Dệt may Việt Nam.

Vay ngân hàng: giữ vững quan hệ và uy tín, tranh thủ tận dụng nguồn vốn cho vay ngắn hạn và dài hạn của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các tổ chức tín dụng đã có mối quan hệ lâu dài với công ty như : ngân hàng Vietcombank, Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ...

Sử dụng vốn vay ngân hàng có hiệu quả: công ty có kế hoạch sử dụng vốn vay hiệu quả, tránh trường hợp đầu tư quá mức vào công nghệ không phù hợp mà dẫn đến thiếu vốn lưu động sẽ ảnh hưởng đến khả năng sản xuất kinh doanh, mất khả năng chi trả nợ. Phấn đấu nâng cao vòng quay vốn cho từng hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ được tồn kho theo hạn mức tối thiểu cho phép.

Rút ngắn thời gian thu hồi công nợ: việc chiếm dụng vốn trong thanh toán tiền hàng của khách hàng trong thời gian dài như hiện nay đã ảnh hưởng đến nguồn vốn lưu động của công ty. Liên doanh, liên kết với các công ty trong ngành, các nhà đầu tư có tiềm năng về tài chính, nhân lực... để có nguồn vốn lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.3.2.2. Nâng cao thương hiệu

Thương hiệu thời trang TCM của công ty cổ phần dệt may Thành Công là thương hiệu đã được bình chọn và được đánh giá cao theo các tiêu chí của giải thưởng như: chất lượng hàng hóa, phong cách kinh doanh,… với hàng loạt nổ lực xây dựng thương hiệu trong thời gian qua công ty đã phát huy thế mạnh của dòng sản phẩm đan, nó đã được khẳng định trên thị trường xuất khẩu các quốc gia: Mỹ, Nhât, EU,… Từ đó đưa thương hiệu thời trang “TCM” với phương châm “năng động hơn, bản lĩnh hơn”, một lần nữa thành công tại thị trường trong nước và trở thành một trong những thương hiệu mạnh tại Việt Nam.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới hiện nay để trở thành một doanh nghiệp có sức cạnh tranh trên thị trường, công ty cần xây dựng và nâng cao thương hiệu Thành Công . Tuy nhiên, để xây dựng một thương hiệu mạnh thì điều này không dễ dàng. Một sản phẩm tốt không đơn thuần là chất lượng cao mà đòi hỏi sản phẩm đó phải đa dạng về mẫu mã, màu sắc, luôn cải tiến để gây ấn tượng tốt cho khách hàng, sản phẩm còn phải mang nét đặc trưng của riêng mình và đáp ứng tốt nhu cầu thị trường.

Công ty đã cho ra đời hệ thống các của hàng cửa hàng, đại lý đã đưa thời trang TCM đến với người tiêu dùng trong nước. Khai thác thế mạnh tối ưu của chất liệu 100% sợi cotton tự nhiên với những sáng tạo mới trong kiểu dáng. Với những thành công trong kinh doanh và uy tín về chất lượng sản phẩm, Thành Công đã giành được nhiều danh hiệu giải thưởng trong và ngoài nước.

Thành Công đang nỗ lực trở về trên thị trường nội địa và tiếp tục tạo dựng uy tín trên thị trường quốc tế. Hầu hết các sản phẩm của Thành Công xuất sang thị trường nước ngoài đều được khách hàng đánh giá là có chất lượng cao.

Tuy nhiên các sản phẩm của Thành Công đều mang một thương hiệu khác, thương hiệu của nhà nhập khẩu. Đây chính là sự yếu kém và cũng là một thiệt thòi rất lớn cho công ty.

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh công ty cổ phần dệt may đầu tư thương mại Thành Công giai đoạn 2013-2020 (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)