Về nguồn đào tạo trí thức ở nước ta

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay (Trang 48)

trong nước, một số được đào tạo ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, một số lại được đào tạo ở các nước tư bản chủ nghĩa. Nhìn lại những thập niên cuối thế kỷ XX trở lại đây, việc mở rộng đào tạo tiến sĩ nói chung ở nước ta đã được quan tâm hơn trước, cả việc cử đi đào tạo ở nước ngoài và đào tạo trong nước. Từ những năm 1980 trở về trước, trong nước chỉ đào tạo được gần 9% tiến sĩ, còn lại trên 90% là được đào tạo ở nước ngoài. Đến thời kỳ 1981- 1990, tỷ lệ tiến sĩ đào tạo trong nước đã tăng lên 21,8%, còn đào tạo ở nước ngoài chiếm tỷ lệ 72,8% [53, tr.135]. Như vậy, kể từ năm 1990 trở về trước, số tiến sĩ được đào tạo chủ yếu tại các nước trong phe xã hội chủ nghĩa, số tiến sĩ được đào tạo tại các nước tư bản phát triển rất ít, trong khi các nước này lại nắm giữ phần lớn khoa học và công nghệ tiên tiến nhất thế giới. Điều này cho thấy, số cán bộ khoa học - công nghệ có trình độ cao ở những lĩnh vực khoa học - công nghệ mới nhất là không đáng kể, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của những ngành khoa học hiện đại.

Từ năm 1991 đến năm 2005, việc đào tạo sau đại học ở trong nước được mở rộng, số tiến sĩ được đào tạo trong nước so với tổng số tiến sĩ tốt nghiệp trong cùng một thời gian là 65,9%. Cùng với việc tăng cường đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ trong nước, Việt Nam đang tích cực đưa người đi du học ở các nước công nghiệp phát triển bằng nhiều nguồn ngân sách khác nhau nhằm mục đích tăng nhanh số lượng tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài. Một số trí thức được đào tạo và sống nhiều năm ở nước ngoài cũng đã về tham gia xây dựng đất nước. Chỉ tính riêng về đào tạo sau đại học, hiện nay nước ta đã có hơn 200 cơ sở đào tạo tiến sĩ và thạc sĩ; trong đó có hơn 100 cơ sở đào tạo tiến sĩ với 6 nhóm chuyên ngành: khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học y dược, khoa học nông nghiệp, khoa học xã hội và khoa học quân sự. Qua số liệu đào tạo sau đại học được trình bày ở trên cho thấy thành tích đào tạo sau đại học ở nước ta từ năm 1990 đến nay là đáng phấn khởi. Nhưng thời gian gần đây nhiều ý kiến cho rằng có một số ngành đào tạo không bảo đảm

chất lượng, nhất là đối với hình thức đào tạo tại chức ở trình độ học vị tiến sĩ và tập trung chủ yếu vào một số ngành thuộc khối xã hội nhân văn, kinh tế và luật. Vấn đề này rất cần các cơ quan chức năng xem xét, kiểm tra và điều chỉnh lại quy mô và đánh giá lại chất lượng đối với việc đào tạo sau đại học, nhất là những ngành mà dư luận đang quan tâm. Bên cạnh đó, đội ngũ trí thức nước ta lại được đào tạo qua nhiều thời kỳ, nhiều quốc gia có chế độ chính trị - xã hội khác nhau nên một mặt đưa lại sự đa dạng trong đội ngũ, phong phú trong lao động sáng tạo, mặt khác đem lại những khó khăn nhất định trong sự hòa hợp chung về chính trị, phương pháp sáng tạo, học thuật, tâm lý, nhận thức chính trị - xã hội…

Từ thực trạng số lượng, chất lượng, cơ cấu và nguồn đào tạo của đội ngũ trí thức cũng như những đóng góp thực tế của họ trong quá trình xây dựng, bảo vệ đất nước và trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, có thể rút ra một số nhận xét cơ bản về mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ trí thức nước ta như sau.

*) Mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ trí thức nước ta - Mặt mạnh

Thứ nhất, tuyệt đại đa số đội ngũ trí thức nước ta đều xuất thân từ nhân

dân lao động, giàu lòng yêu nước, có tinh thần cách mạng, gắn bó chặt chẽ với cách mạng, với giai cấp công nhân và nông dân. Phần lớn trí thức nước ta có tâm huyết với Đảng, với nhân dân, mong muốn đem tài năng của mình phục vụ cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước; có phẩm chất chính trị vững vàng, luôn tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng.

Đại bộ phận giới trí thức nước ta là những người xuất thân từ giai cấp công nhân hoặc giai cấp nông dân, được đào tạo trong nhà trường dưới chế độ xã hội chủ nghĩa hoặc ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, do đó nhìn chung họ là những người không được kế thừa bất cứ nguồn của cải nào, không có tài sản riêng, ngoài vốn liếng kiến thức được học tập, tích lũy từ trong nhà trường

hoặc ngoài xã hội. Chính đặc điểm đó đã tạo cho giới trí thức nước ta một ý thức gắn bó sâu sắc với nhân dân lao động, thông cảm với người lao động vất vả, cực nhọc, với tình cảnh nghèo nàn, lạc hậu của đất nước. Chính họ chứ không phải ai khác đã nhận thức rất rõ nỗi nhục của một đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu và mong muốn vươn lên xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nước ta thành một nước giàu mạnh, công bằng, văn minh, có thể sánh vai với các nước đã có nền kinh tế phát triển. Từ nỗi nhục mất nước, nay chuyển sang nỗi nhục nghèo nàn, lạc hậu, những người trí thức chân chính không mong gì hơn là sát vai cùng với giai cấp công nhân và giai cấp nông dân cũng như nhân dân lao động nói chung để rửa cái nhục của một nước nghèo nàn, lạc hậu. Chính vì vậy, từ trong bản chất, người trí thức đã mang sẵn nhiệt tình yêu nước, yêu dân, mong muốn cống hiến sức lực của mình cho sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Thứ hai, trí thức nước ta có tiềm năng trí tuệ to lớn, ham hiểu biết,

nhạy bén với cái mới, có khả năng tiếp thu và vận dụng nhanh chóng những thành tựu của khoa học- công nghệ tiên tiến. Đội ngũ trí thức nước ta trong nhiều năm qua đã góp phần bổ sung , l ý giải và làm rõ thêm những quan điểm của Đảng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nhiều kết luận khoa học đã được dùng làm cơ sở để xây dựng các nghị quyết, hoạch định các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới. Đội ngũ trí thức khoa học tự nhiên có những thành tựu trong nghiên cứu, điều tra tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường, góp phần tạo luận cứ cho việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tạo cơ sở cho quá trình tiếp thu và làm chủ công nghệ hiện đại trên thế giới. Trí thức các ngành khoa học - công nghệ gắn bó trực tiếp hơn với sản xuất và đời sống.

Thực tiễn cho thấy nhiều thành tựu khoa học - công nghệ mới đã được áp dụng, góp phần rất quan trọng vào việc nâng cao năng suất, chất lượng và

hiệu quả trong các ngành sản xuất nông nghiệp, y tế, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, xây dựng, hàng tiêu dùng, xuất khẩu,... xây dựng và củng cố quốc phòng an ninh. Như vậy, thành quả lao động sáng tạo khoa học của trí thức ngày càng được đánh giá cao, có tác dụng cổ vũ, động viên đội ngũ trí thức tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo để đóng góp nhiều hơn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trí thức Việt Nam không những có tiềm năng trí tuệ to lớn mà còn rất nhạy bén với cái mới. Và chính sự kết hợp với trí tuệ thời đại đã giúp cho họ có khả năng tiếp cận nhanh với xu thế phát triển của thời đại, có khả năng tiếp thu nhanh những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Vì vậy, phần nào đó họ đã đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay là tiếp thu, làm chủ các thành tựu khoa học- công nghệ mới chuyển giao từ ngoài vào và giải quyết những vấn đề khoa học - công nghệ đang đặt ra trong quá trình phát triển đất nước. Có thể nói, chính nhờ đội ngũ trí thức nước ta có trình độ khá cao, có năng lực sáng tạo, tích cực học hỏi, kinh qua nhiều hoạt động nghiên cứu nên họ đã tiếp thu, vận hành có hiệu quả nhiều công nghệ mới ở nhiều lĩnh vực quan trọng như: bưu chính viễn thông, công nghệ sinh học, trong các ngành công nghiệp và kết cấu hạ tầng...

Như vậy, với một tiềm năng trí tuệ to lớn, ham học hỏi để vươn lên, đội ngũ trí thức ở nước ta đã nhanh chóng trưởng thành về mọi mặt, trong đội ngũ trí thức có nhiều nhà trí thức có học vị cao, có khả năng thực hiện nhiều công trình nghiên cứu lớn không chỉ trong phạm vi ứng dụng mà cả về phương diện phát minh mới. Rồi họ lại được đào tạo có hệ thống đa dạng, phong phú không những ở trong nước mà còn được gửi đi đào tạo ở nước ngoài với nhiều hình thức. Lực lượng đội ngũ trí thức này chính là lực lượng đáng tin cậy của đất nước; họ có l ý tưởng, có hoài bão, có chuyên môn, giàu nhiệt tình và say mê nghiên cứu khoa học, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Mặt khác, họ lại rất năng động, linh hoạt, có khả năng nghiên cứu độc lập,

nắm bắt, xử lý nhanh các thông tin khoa học. Với những phẩm chất quý báu đó, đội ngũ trí thức đã thực sự trở thành tài sản trí tuệ quý báu của dân tộc mà nếu biết phát huy vai trò của họ thì chúng ta sẽ đủ khả năng hoàn thành những nhiệm vụ đặt ra trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thứ ba, về cấu xã hội của đội ngũ trí thức ở nước ta đã có những thay

đổi lớn theo hướng tích cực so với thời kỳ trước đây như: họ xuất thân từ nhiều giai tầng xã hội, trình độ cũng cao hơn và đa dạng hơn; tỉ lệ nữ trí thức tăng lên nhiều ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, kể cả ở các cương vị lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể trong hệ thống chính trị đất nước; số trí thức là người dân tộc thiểu số có chiều hướng phát triển, đặc biệt là trí thức các dân tộc Tày, Nùng, Mường, Thái.

Thứ tư, ở nước ta có số lượng không nhỏ trí thức Việt kiều hiện đang

sinh sống và làm việc ở gần 80 nước trên thế giới và tập trung nhiều nhất ở các nước như Mỹ, Canađa, Ôxtrâylia, Nhật, Pháp, Anh, Đức, Nga... Trí thức Việt kiều có tiềm lực khoa học- công nghệ và quản lý đáng nể, có mặt ở nhiều ngành nghề chuyên môn cao, kể cả những ngành mũi nhọn về khoa học- công nghệ và quản lý tin học, viễn thông, công nghệ sinh học, vật liệu mới, quản lý tài chính, ngân hàng... Đại bộ phận trí thức Việt kiều có tinh thần dân tộc, yêu nước, có tình cảm gắn bó với quê hương, có thiện chí giúp đỡ quê hương, đất nước, đồng bào thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. Chính vì vậy, trong nhiều năm qua, đội ngũ trí thức Việt kiều đã có những đóng góp đáng kể trên nhiều mặt vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)