Trọng dụng và tôn vinh trí thức, đãi ngộ thoả đáng vật chất và tinh thần đối với lao động của trí thức

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay (Trang 102)

- Đội ngũ trí thức nước ta có những mặt yếu như trên là do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

3.2.5.Trọng dụng và tôn vinh trí thức, đãi ngộ thoả đáng vật chất và tinh thần đối với lao động của trí thức

tinh thần đối với lao động của trí thức

Chính sách trọng dụng nhân tài phải nhất quán từ trung ương đến địa phương và mang tính khả thi. Hiện nay, có nhiều địa phương đang có chủ trương “chiêu hiền đãi sĩ”, nhưng dường như đó lại là chính sách riêng của tỉnh. Tuy nhiên, do thiếu tính nhất quán và tính khả thi nên vẫn có nhiều nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu có tên tuổi, có học hàm, học vị vẫn lấy thủ đô, các thành phố lớn để sinh sống, làm việc, tạo nên sự mất cân

đối, lãng phí trong việc sử dụng nhân tài như hiện nay.

Phải sử dụng trí thức đúng chuyên môn, đúng sở trường, đúng tầm nhằm phát huy cao nhất tiềm năng trí tuệ của trí thức, cần phát hiện những trường hợp sử dụng không đúng sở trường chuyên môn và khả năng của người trí thức để có kế hoạch điều chỉnh cho hợp lý. Cố nhiên tránh xáo trộn lung tung, mà chỉ giải quyết những trường hợp rõ ràng không hợp lý theo nguyên tắc “có tài, có đức, có chức, có quyền” nhằm đảm bảo cho đội ngũ trí thức có thể đem hết sức mình phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Trong mỗi cơ quan, cấp chính quyền thuộc hệ thống chính trị cần phải thực hiện một cách nhất quán quy chế dân chủ và công khai trong việc đánh giá, nhận xét, sử dụng cán bộ, công chức; không nên để tình trạng người đứng đầu cơ quan nói ai tài thì người đó là tài, không ưa ai thì quy kết, rồi vô hiệu hoá họ, nhất là đối với những người có tài trong các lĩnh vực nghề nghiệp mà người tài thường có một chút “tật” và thường tỏ thái độ thẳng thắn dễ làm mất lòng cấp trên. Vấn đề sử dụng, thu hút, giữ lại nhân tài ở nước ta không chỉ có môi trường văn hoá, dân chủ mà còn cần có thái độ ứng xử độ lượng, nhân văn, giàu lòng vị tha của những người lãnh đạo các cấp, các ngành.

Cùng với việc thu hút, sử dụng đội ngũ trí thức trong nước, cần mở rộng đẩy mạnh hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ với nước ngoài, thu hút nguồn lực bên ngoài để phát triển khoa học và công nghệ. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư phát triển khoa học và công nghệ tại Việt Nam. Thu hút chuyên gia nước ngoài, đặc biệt là chuyên gia giỏi người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tham gia giảng dạy, phát triển khoa học và công nghệ tại Việt Nam.

Để có thể tập hợp, khai thác và phát huy có hiệu quả những giá trị sáng tạo của trí thức phục vụ cho đất nước thì Đảng và Nhà nước cần có chủ trương, chính sách tổng thể đối với đội ngũ trí thức, trong đó chính sách đãi ngộ và tôn vinh những đóng góp của họ là quan trọng nhất. Việc đánh giá

đúng để có chế độ đãi ngộ xứng đáng về vật chất và tôn vinh họ là động lực thúc đẩy mạnh mẽ không chỉ đối với những người được khen thưởng, vinh danh, mà còn đối với đội ngũ trí thức nói chung, động viên khích lệ họ vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao của khoa học.

- Chính sách đãi ngộ trí thức về vật chất:

+ Chính sách tiền lương: Chính sách tiền lương có tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, là nguồn thu nhập chính của cán bộ, công chức, viên chức, đồng thời chính sách tiền lương hợp lý còn là động lực kích thích sự phấn đấu, nhiệt tình công tác của những người làm công ăn lương. Thực hiện chính sách tiền lương theo hướng phải phản ánh được tài năng, trình độ chuyên môn và thời gian cống hiến, kích thích sự phấn đấu vươn lên, luôn rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao trình độ của trí thức. Do đó, lương một phần được tính theo thời gian và trình độ được đào tạo, một phần tính theo thời gian công tác, nhưng không cào bằng, phần lớn phải tính đến hiệu quả thực tế mà trí thức đem lại. Yêu cầu cơ bản của tiền lương là thù lao xứng đáng với giá trị sức lao động và bảo đảm tái sản xuất sức lao động. Đối với cán bộ khoa học, tái sản xuất sức lao động có nghĩa là tái sản xuất khả năng lao động cả về thể lực và trí lực. Lương của người lao động khoa học và nghệ thuật phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu để họ nuôi sống bản thân, gia đình và chi phí cho việc học thêm, mua sách báo, tài liệu… Chế độ lương thoả đáng sẽ là một biện pháp kích thích lao động sáng tạo của người trí thức, đồng thời là lực hút những người tài giỏi gia nhập đội ngũ cán bộ khoa học và giúp cho người trí thức không còn bị nỗi lo “cơm áo gạo tiền” làm ảnh hưởng đến tâm huyết và nhiệt tình sáng tạo.

Ngoài chính sách tiền lương, Nhà nước cũng cần quan tâm đến chế độ phụ cấp, hỗ trợ thích đáng đối với những người giữ trọng trách trong cơ quan khoa học và những người có thành tích trong nghiên cứu, giảng dạy. Ban hành chế độ đãi ngộ đặc biệt cho những nhà khoa học đầu ngành, hình

thành đội ngũ chuyên gia cao cấp, đảm bảo cho họ một chế độ lương cao thỏa đáng với các điều kiện làm việc, phương tiện phục vụ công tác đầy đủ và thuận tiện để họ chuyên tâm, dồn hết tâm trí, sức lực vào công việc của mình. Xây dựng quy định chế độ hỗ trợ, ưu tiên về phúc lợi xã hội như chế độ an dưỡng, nghỉ mát, ưu đãi về nhà ở... đối với những người có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu sáng tạo.

+ Chính sách động viên, khuyến khích sáng tạo, phát minh, trả giá đúng giá trị những sản phẩm trí tuệ:

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với từng bước phát triển nền kinh tế tri thức đòi hỏi việc nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ là yêu cầu cấp thiết. Vì thế, Đảng đã xác định giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu. Do đó, cần có chính sách cụ thể động viên, khuyến khích các nhà khoa học, đội ngũ trí thức và các tầng lớp nhân dân tích cực trong hoạt động sáng tạo, phát minh, sáng chế. Nhà nước cần thiết lập các Hội đồng khoa học ở mỗi ngành, mỗi lĩnh vực, tập hợp các nhà khoa học, chuyên gia đầu đàn để thẩm định các chương trình, dự án, đề tài, nếu công trình nào có giá trị khoa học và thực tiễn thiết thực, đảm bảo tính khả thi thì phải có kế hoạch hỗ trợ, tài trợ, đặt hàng với những người thực hiện. Bảo đảm giá cả các sản phẩm trí tuệ tương xứng với giá trị lao động và hiệu quả kinh tế - xã hội mà sản phẩm đó mang lại.

Nâng chế độ nhuận bút lên tương xứng với giá trị sức lao động đối với những bài viết, công trình nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành. Nhà nước cần khuyến khích những nhà khoa học có uy tín đi vào nghiên cứu những công trình khoa học cơ bản, trọng điểm có tính chiến lược. Bên cạnh đó, Nhà nước cần phải bỏ ra khoản kinh phí tương xứng để đặt hàng và mua các công trình nghiên cứu cơ bản, các sáng tác văn học - nghệ thuật ở tầm cỡ quốc gia và cả một số công trình nghiên cứu ứng dụng, các phát minh, sáng chế về khoa học, công nghệ và tài trợ cho việc nghiên cứu trong những lĩnh

vực công nghệ còn mới mẻ.

Đối với những người có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật và giải pháp hữu ích cần có chính sách khen thưởng kèm theo việc tăng lương trước thời hạn. Nhà nước cần tăng giá trị cho những phần thưởng cả về giá trị vật chất và giá trị tinh thần đối với những người có cống hiến xuất sắc. Không chỉ khen thưởng đối với những tài năng xuất chúng, mà đối với trí thức nói chung, đi đôi với quyền lợi vật chất cũng rất cần quan tâm đến giá trị tinh thần - đó là những danh hiệu, huân chương, huy chương... nhằm tôn vinh trí thức có những cống hiến.

- Chính sách tôn vinh trí thức:

+ Sự tôn trọng và đánh giá đúng mức của người lãnh đạo, quản lý. Sự tôn vinh, trọng dụng trí thức trước hết phải được thể hiện ở những tập thể nhỏ, từng cơ quan, đơn vị bằng những việc làm hết sức cụ thể, thiết thực, nhất là thái độ, hành vi ứng xử của người lãnh đạo, quản lý. Để động viên, khích lệ kịp thời trí thức phát huy khả năng sáng tạo, người lãnh đạo phải thể hiện là người có tri thức và văn hoá lãnh đạo cao, biết tuỳ tài mà sử dụng. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy dụng nhân như dụng mộc, như thế sẽ phát huy được sở trường của từng người, giúp họ khai thác hết thế mạnh của mình trong hoạt động khoa học và thực tiễn. Thực tế, sự phát triển, thịnh vượng của các tập đoàn kinh tế đa quốc gia cho thấy rất rõ tác dụng của nhân tài, của việc chiêu hiền đãi sĩ của những ông chủ. Nhiều nhân tài vào làm việc cho một tổ chức, một doanh nghiệp không đơn thuần chỉ là do lương cao, thù lao tương xứng mà phần quan trọng để họ gia nhập là do người lãnh đạo, quản lý các tổ chức, doanh nghiệp đó thực sự cầu thị và trọng người tài.

+ Bằng những diễn đàn để khẳng định những đóng góp của trí thức. Việc phong tặng những danh hiệu đối với những nhà khoa học có nhiều đóng góp, cống hiến cần được đánh giá thực sự nghiêm túc, đồng thời cần tổ chức lễ trao giải thật sự long trọng, thiết thực mà tiết kiệm. Việc tổ

chức lễ trao giải vừa là sự tôn vinh những người được trao giải trước tập thể và xã hội, do những thành quả lao động sáng tạo, vất vả, công phu mà họ mang lại vừa là sự cổ vũ, động viên những người khác cố gắng vươn lên giành giải thưởng, vừa có tác dụng tuyên truyền, giáo dục tới các tầng lớp nhân dân về chính sách trọng dụng nhân tài của đất nước, qua đó hình thành trong xã hội lối sống, truyền thống biết quý trọng người tài đức.

Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để thông tin, tuyên truyền những trí thức, nhà khoa học đã có những công trình, những phát minh, sáng chế đóng góp cho công cuộc xây dựng đất nước. Bên cạnh đó, Nhà nước cần định hướng, khuyến khích các hoạt động của các địa phương, các tổ chức, các dòng họ và các gia đình trong việc tôn vinh những danh nhân của đất nước trên tinh thần lành mạnh, tiết kiệm mà trang trọng.

+ Thực hiện nghiêm pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Pháp luật về sở hữu trí tuệ, quyền tác giả, quyền tác phẩm… đã được Quốc hội ban hành nhưng thực tế việc chấp hành là chưa nghiêm, hiện tượng vi phạm bản quyền, quyền tác giả diễn ra phổ biến. Từ đó, làm cho việc xác định rõ ràng tác giả của một phát minh, sáng chế là khó khăn, các quyền lợi về vật chất và tinh thần của tác giả cũng không được đánh giá nghiêm túc. Thực tế đã xảy ra những tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, thậm chí có trường hợp đối tượng ăn cắp bản quyền quay lại kiện tác giả trước pháp luật. Như vậy, khi pháp luật về sở hữu trí tuệ không được tuân thủ, làm lẫn lộn trắng đen, tác giả của những sản phẩm trí tuệ đã không được đãi ngộ, tôn vinh xứng đáng, còn phải chịu nhiều thiệt thòi.

Vì vậy, thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ là một yêu cầu trong hoạt động điều hành của Nhà nước. Các cơ quan có thẩm quyền cần hướng dẫn những người có những phát minh, sáng chế đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để Nhà nước có căn cứ ứng xử khi phát sinh vụ việc, đồng thời, xử lý nghiêm những tổ chức, cá

nhân cố tình vi phạm bản quyền và những hành vi gian dối trong khoa học. Bên cạnh đó cũng cần nghiêm khắc với những trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, có thể yêu cầu bồi thường, xử lý kỷ luật… nếu làm thiệt hại đến lợi ích của tập thể, Nhà nước và xã hội do cố ý.

Trọng dụng và tôn vinh nhân tài là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, chế độ nào biết chiêu hiền, đãi sĩ thì chế độ đó phồn vinh, thịnh vượng. Đây trở thành bài học lớn cho các nhà lãnh đạo. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi mà sản phẩm lao động có hàm lượng trí tuệ ngày càng cao thì việc Đảng và Nhà nước phải có những chủ trương, chính sách phù hợp, rất cụ thể và thiết thực để khai thác triệt để, có hiệu quả tiềm năng của đội ngũ trí thức nước ta là một đòi hỏi cấp bách. Trong các chính sách đối với trí thức nói chung thì chính sách trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh đúng mức trí thức trước những đóng góp của họ cho công cuộc xây dựng đất nước có thể coi là quan trọng nhất để tập hợp, khai thác và phát huy có hiệu quả tiềm năng trí tuệ của đội ngũ trí thức vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

KẾT LUẬN

Ngày nay, nhân loại đang chứng kiến sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ với những thành tựu hết sức to lớn. Sự phát triển ấy đã đưa nền kinh tế thế giới chuyển sang giai đoạn mới - kinh tế tri thức. Trong đó, tri thức, khoa học và công nghệ không chỉ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là động lực quan trọng hàng đầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, mà còn trở thành nguồn tài nguyên quý giá hơn nhiều so với các nguồn tài nguyên khác. Người lao động ngày nay phải có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và phẩm chất đạo đức, có nghiệp vụ và tác phong công nghiệp, cần cù lao động và sáng tạo để có năng suất cao… Do đó, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao đang là một trong những vấn đề chiến lược, có tính ưu tiên hàng đầu đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Việt Nam đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa với rất nhiều thời cơ và thách thức mới. Yêu cầu phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực có chất lượng cao, trong đó có đội ngũ trí thức, đang đặt ra là hết sức bức thiết.

Từ một tầng lớp xã hội nhỏ bé, đội ngũ trí thức đã trở thành một lực lượng hùng hậu sát cánh cùng giai cấp công nhân, nông dân hoàn thành nhiệm vụ của cách mạng giải phóng dân tộc và đang cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, đánh giá chung về đội ngũ trí thức hiện có của nước ta phải thừa nhận bên cạnh mặt mạnh như có lòng yêu nước, có tâm huyết, có năng lực sáng tạo và khả năng tiếp thu nhanh nhậy thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại thì nhìn chung đội ngũ trí thức hiện nay xét về chất lượng, số lượng, cơ cấu còn có nhiều mặt chưa ngang tầm với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bên cạnh đó là do chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước chưa được cụ thể hoá và có điểm còn chưa sát thực tế, do vậy chúng ta chưa khai thác triệt để được tiềm năng vốn có của đội ngũ trí thức trong từng giai đoạn của quá trình bảo vệ, xây

dựng và phát triển đất nước. Để đội ngũ trí thức Việt Nam có thể đóng vai trò là nòng cốt trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với từng bước phát triển nền kinh tế tri thức thì cần phải có chiến lược hữu hiệu trong việc xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức. Chiến lược đó phải đạt được mục tiêu là (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay (Trang 102)