Đặc biệt coi trọng việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đội ngũ trí thức chuyên gia đầu đàn

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay (Trang 94)

- Đội ngũ trí thức nước ta có những mặt yếu như trên là do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

3.2.3.Đặc biệt coi trọng việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đội ngũ trí thức chuyên gia đầu đàn

dựng đội ngũ trí thức chuyên gia đầu đàn

Sáng tạo khoa học là một hoạt động đặc biệt của con người, ở đó tư chất và đặc điểm cá nhân của nhà khoa học đóng vai trò quyết định. Ngày nay, cho dù tính tập thể ngày càng cao thì cũng không thể thay thế sự độc lập tư duy của mỗi cá nhân. Tập thể chỉ có thể hỗ trợ và khích lệ sự ra đời của ý tưởng khoa học chứ không thể làm thay việc khai sinh các ý đồ khoa học của cá nhân, vì thế ở phương diện nào đó có thể nói các cá nhân xuất chúng đóng vai trò định hướng phát triển của tập thể (viện, trường đại học…), thậm chí một ngành hay một lĩnh vực xã hội.

Ở mức độ khác nhau, các chế độ xã hội trong thời kỳ phát triển của nó đều không thụ động ngồi chờ sự xuất hiện của các nhân tài. Xã hội cần có quan niệm đúng, chính sách và biện pháp phù hợp để khuyến khích cho sự nảy sinh và phát triển của các nhân tài theo quy luật hợp lý. Tìm cho ra các yếu tố kích thích sự phát triển của nhân tài là một nhiệm vụ còn mới mẻ, nhưng rất quan trọng trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay của Đảng và Nhà nước ta.

Ở nước ta, Nhà nước đã quan tâm và đầu tư nhất định cho việc phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo nhân tài. Các trường và lớp năng khiếu (âm nhạc, hội hoạ, văn, toán, vật lý, ngoại ngữ…), các cuộc thi học sinh giỏi từ cơ sở (trường, quận, huyện) cho đến tỉnh, toàn quốc và quốc tế đều nhằm mục đích

phát hiện nhân tài. Kết quả là đã phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng (cả trong và ngoài nước) được một số nhà toán học, vật lý, nghệ sĩ thành danh… Tuy nhiên, trong việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài còn tồn tại khá nhiều vấn đề nan giải. Một là, do chưa xây dựng được chiến lược phát triển nhân tài nên việc đào tạo và bồi dưỡng nhân tài chưa thống nhất với chiến lược khoa học - công nghệ, kinh tế - xã hội. Hai là, do chưa kiến tạo được môi trường xã hội (chính trị, kinh tế, pháp lý, văn hoá…) thuận lợi cho khoa học- công nghệ nên vẫn còn diễn ra sự thui chột tài năng. Ba là, xu hướng nhấn mạnh phương pháp đào tạo theo kiểu “luyện gà chọi” có nguy cơ sản sinh ra những nhân tài “học gạo”, “học tủ” và do đó nhanh chóng thui chột “tài năng”.

Trong những năm gần đây xuất hiện những tài năng trẻ về toán, âm nhạc, điện tử và tin học. Nhưng nếu thừa nhận trọng tâm của chiến lược khoa học và công nghệ là nghiên cứu ứng dụng để hiện đại hoá công nghệ truyền thống và chuyển giao công nghệ thì nước ta không chỉ cần những tài năng về toán. Chúng ta thiếu quá nhiều những nhà công nghệ giỏi, nhà doanh nghiệp tài ba, các kỹ sư thiết kế và công trình sư tầm cỡ. Chúng ta cũng thiếu những nhà triết học, kinh tế học, xã hội học… đầu đàn có trình độ cao khả dĩ đối thoại, tranh luận bình đẳng được với các nhà khoa học nổi tiếng thế giới để có thể tạo lập được các trường phái khoa học ở Việt Nam. Điều đáng tiếc là cho đến nay cả nước chưa có một cơ sở chính quy nào nghiên cứu về tài năng; chưa có chính sách đặc biệt đối với tài năng lớn của đất nước, như các biện pháp sử dụng, đãi ngộ và hơn thế là một loạt các nhân tố xã hội tác động đến uy tín nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội của họ,…

Hiện nay, việc bồi dưỡng nhân tài kinh doanh và công nghệ (các nhà sáng chế và phát minh) cần phải chiếm vị trí hàng đầu trong trong chiến lược nhân tài ở nước ta. Việc đào tạo và bồi dưỡng nhân tài kinh doanh và công nghệ có thể được tiến hành theo các hướng sau:

những hình thức thích hợp.

Tổ chức các cuộc thi với những đề tài thiết thực. Ví dụ: giải pháp cứu các công ty, xí nghiệp bị thua lỗ lớn hay có nguy cơ bị phá sản, thiết kế một công trình cụ thể nào đó…

Mở các khoá đào tạo, chuyển giao công nghệ ở bậc cao đẳng và đại học. Đưa kiến thức kinh doanh, công nghệ, điện tử và tin học,… vào chương trình phổ thông trung học.

Tăng cường trao đổi thông tin quốc tế và tranh thủ sự giúp đỡ và hợp tác của các trung tâm kinh doanh và công nghệ nổi tiếng của các nước phát triển trên thế giới.

Ngay từ bây giờ, cần phải nhận thức được rằng, chiến lược phát triển nhân tài không chỉ giới hạn ở việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng mà xã hội phải có tập quán tôn trọng nhân tài với tư cách là “bộ não của nhân dân”. Phải có cơ sở pháp lý để bảo đảm cho mọi tài năng phát triển. Trước tiên cần phải tìm ra những yếu tố kích thích thúc đẩy tài năng (cả về mặt sinh học và nhất là về mặt xã hội - ngoại trừ các yếu tố tuổi tác và sức khỏe). Điều quan trọng là sau khi phát hiện được tài năng sáng tạo trong lĩnh vực nào đó thì phải tạo mọi điều kiện để họ đi sâu vào lĩnh vực đó, không nên thuyên chuyển họ sang lĩnh vực khác.

Ở một xã hội chưa có tập quán tôn trọng lao động chuyên môn kỹ thuật và còn tồn tại những định kiến cảm tính thì chỉ riêng việc đánh giá không đúng cùng những định kiến sai lầm chủ quan cũng đủ làm thui chột những tài năng. Trước tình hình như vậy, nhất thiết phải xác lập những nguyên tắc tự do và dân chủ trong hoạt động khoa học, công nghệ, văn hoá và nghệ thuật… thông qua các điều luật và quy chế pháp quyền.

Chiến lược phát triển nhân tài là cả một hệ quan niệm và các giải pháp cụ thể về chính trị, kinh tế, pháp luật… nhằm không chỉ phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, mà còn phải kiến tạo môi trường xã hội cần thiết để nhân

tài phát triển ngày càng đạt tới đỉnh cao trong lao động sáng tạo. Chiến lược đó phải thống nhất với chiến lược khoa học và công nghệ, chiến lược kinh tế - xã hội của đất nước.

Trong quá trình phát hiện và bồi dưỡng nhân tài Đảng và Nhà nước ta luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, là nguồn lực hết sức quan trọng của dân tộc. Đảng ta luôn đánh giá cao tầm quan trọng của đội ngũ trí thức Việt kiều đối với sự nghiệp xây dựng đất nước, chính vì vậy trong những năm qua, các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương đang từng bước xây dựng và hoàn thiện chính sách khuyến khích mọi người Việt Nam ở nước ngoài tích cực tham gia xây dựng quê hương, đất nước. Lịch sử đã ghi nhận những đóng góp to lớn và vô cùng quý báu của trí thức kiều bào ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây, cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay.

Hiện nay, nước ta có khoảng gần 400.000 trí thức có trình độ từ đại học trở lên trên tổng số hơn 3 triệu người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc ở nước ngoài, số trí thức này được phân bố chủ yếu ở các nước công nghiệp phát triển. Để tạo lòng tin và tăng thêm sức hấp dẫn thu hút Việt kiều về nước đóng góp sức người, sức của xây dựng đất nước, trong thời gian tới Đảng và Nhà nước cần cụ thể hoá một số chính sách theo hướng:

Thứ nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt kiều có thể đi lại, tham gia

các hội thảo khoa học, tham quan, du lịch, thăm người thân. Đối với các nhà khoa học có nguyện vọng định cư ở Việt Nam, Nhà nước cần ưu tiên bố trí nơi làm việc, tạo điều kiện ổn định cuộc sống, xây dựng gia đình. Riêng với những chuyên gia giỏi có thể chấp nhận hai quốc tịch.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Việt kiều hướng về

quê hương, đất nước. Bên cạnh đó, để bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cho trí thức Việt kiều giỏi có nguyện vọng về nước làm việc có thể trả lương

cao và điều kiện đãi ngộ thoả đáng nếu họ có những bí quyết về khoa học và công nghệ trong lĩnh vực khoa học đặc biệt cần thiết đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, hoặc họ nắm vững những lĩnh vực khoa học đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam.

Thứ ba, bố trí nhà ở, sắp xếp công việc cho vợ (hoặc chồng), con và ưu

tiên việc bố trí học tập ở những trường có uy tín đối với con những nhà khoa học có nguyện vọng về Việt Nam công tác lâu dài; bố trí các nhà khoa học vào vị trí làm việc phù hợp với ngành nghề chuyên môn được đào tạo, hoặc rất có kinh nghiệm. Có thể bố trí một số trí thức Việt kiều giỏi giữ một số chức vụ quản lý khoa học, kinh tế nếu thấy cần thiết.

Thứ tư, Đại sứ quán Việt Nam ở các nước, các đoàn thể và tổ chức xã

hội cần phát huy vai trò làm cầu nối giữa trí thức trong và ngoài nước. Bản thân đội ngũ trí thức cũng cần nâng cao trình độ để đủ khả năng tiếp nhận và chuyển giao công nghệ, có thể làm đối tác tin cậy đối với các nhà khoa học quốc tế.

Thứ năm, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học là Việt kiều

hoặc là người nước ngoài hợp tác làm việc với các nhà khoa học của Việt Nam, để họ có thể khai thác thông tin khoa học, các cơ sở thí nghiệm, trao đổi học tập và khảo sát thực tế ở Việt Nam. Cho vay vốn ưu đãi, miễn thuế, cho mượn hoặc cho thuê đất với giá rẻ, giúp các nhà khoa học trong và ngoài nước triển khai các sản phẩm khoa học - công nghệ mới có hàm lượng trí tuệ cao phục vụ sự phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam. Cần phải có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm kiểm soát chặt chẽ chất lượng các trường, các viện nghiên cứu khoa học có 100% vốn nước ngoài dự kiến thành lập ở Việt Nam. Khuyến khích các cơ sở đào tạo và các viện nghiên cứu trong nước hợp tác với các cơ sở và các viện nghiên cứu ở nước ngoài.

Thứ sáu, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật theo hướng

thức Việt kiều, kể cả trí thức là người nước ngoài về làm việc tại Việt Nam. Hiện nay, đội ngũ trí thức chuyên gia đầu đàn của nước ta trên nhiều lĩnh vực còn thiếu và yếu, nhất là ở những lĩnh vực khoa học công nghệ cao, quản lý kinh tế vĩ mô, những lĩnh vực này thậm chí chưa có cán bộ đầu ngành tầm cỡ khu vực. Vì vậy, cần tập trung đào tạo hoặc gửi đi đào tạo ở những nước phát triển một số sinh viên giỏi để sau này trở thành những chuyên gia trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, quản lý kinh tế vĩ mô mà nước ta đang thiếu và không có khả năng đào tạo. Trước mắt, các cấp, các ngành cần chuẩn bị đội ngũ cán bộ khoa học trẻ có nhiều triển vọng để đào tạo, bồi dưỡng trở thành những chuyên gia ở một số lĩnh vực khoa học công nghệ mũi nhọn mang tính chiến lược lâu dài, như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nanô, công nghệ vật liệu mới, tự động hoá, nghiên cứu hải dương học, hoá dầu, công nghệ hạt nhân… Trong lĩnh vực kinh tế cần đào tạo gấp đội ngũ chuyên gia về tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán.

Bên cạnh sự thiếu hụt về đội ngũ chuyên gia đầu đàn trong các lĩnh vực trên, nước ta còn thiếu nghiêm trọng đội ngũ chuyên gia về luật pháp. Theo đánh giá về trình độ của các luật gia, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 35.000 người tốt nghiệp đại học luật nhưng chưa có một người nào đạt trình độ chuyên gia quốc tế. Vì vậy, trong những năm qua chúng ta bị thua thiệt khá lớn trong các vụ tranh chấp quốc tế do không được tư vấn trước khi tham gia ký kết các hợp đồng làm ăn với các đối tác nước ngoài nên thường gặp những rủi ro đáng tiếc. Trước yêu cầu của thời kỳ hội nhập, chúng ta cần nhanh chóng gửi sinh viên giỏi đi đào tạo về luật ở các nước phát triển để sớm có những chuyên gia luật đạt trình độ quốc tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh đội ngũ cán bộ khoa học giỏi, những văn nghệ sĩ tài ba, chúng ta rất cần chú trọng hơn nữa đến việc xây dựng đội ngũ trí thức giỏi làm công tác tham mưu, hoạch định chính sách phát triển đất nước. Vấn đề này là hết sức quan trọng, vì Đảng ta là Đảng cầm quyền, mỗi quyết định của

Đảng đều có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến toàn bộ hoạt động của đất nước. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đang cần rất nhiều cán bộ giỏi để tham mưu cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định chính sách và điều hành đất nước. Điều đó chỉ có thể thực hiện được khi chúng ta đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn đội ngũ cán bộ khoa học giỏi, có kinh nghiệm, có bản lĩnh chính trị, có nhân cách tốt đưa về các cơ quan tham mưu chiến lược, các cơ quan điều hành của Chính phủ để trực tiếp điều hành các công việc vĩ mô, chủ động đưa nước ta hội nhập với quốc tế có hiệu quả nhất. Với tất cả lẽ đó, việc xây dựng đội ngũ trí thức chuyên gia đầu đàn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là vấn đề hết sức quan trọng.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay (Trang 94)