Bảo đảm dân chủ, tự do tư tưởng, điều kiện, phương tiện cho hoạt động sáng tạo của trí thức; tôn trọng nhân cách trí thức

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay (Trang 100)

- Đội ngũ trí thức nước ta có những mặt yếu như trên là do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

3.2.4.Bảo đảm dân chủ, tự do tư tưởng, điều kiện, phương tiện cho hoạt động sáng tạo của trí thức; tôn trọng nhân cách trí thức

hoạt động sáng tạo của trí thức; tôn trọng nhân cách trí thức

Suy nghĩ độc lập, tư duy sáng tạo là đặc điểm và bản chất nghề nghiệp của các nhà khoa học, các cán bộ nghiên cứu, các văn nghệ sĩ. Các nhà trí thức nhất là những nhà trí thức lớn, đều là những người sáng tạo chân chính, say mê tìm tòi cái mới trên cơ sở kế thừa có phê phán cái cũ, họ chỉ tồn tại khi sáng tạo ra được cái mới bằng năng lực chuyên môn của mình. Người trí thức chân chính mong muốn có một thời gian tự do để sáng tạo và vận dụng vào thực tiễn những kết quả sáng tạo của mình. Do đó, cần tạo môi trường dân chủ để phát huy cao độ vai trò của trí thức. Không đảm bảo về dân chủ và tự do tư tưởng không thể có sáng tạo của đội ngũ trí thức. Bầu không khí dân chủ chính là môi trường tốt để người trí thức có được sự thoải mái, giải toả tâm lý, tư tưởng, tự do nói lên những phát hiện, những ý tưởng, những trăn trở của mình để tìm ra giải đáp. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nhấn mạnh: “Tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo. Trọng dụng trí thức trên cơ sở đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và kết quả cống hiến. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đãi ngộ xứng đáng những cống hiến của trí thức. Có chính sách đặc biệt đối với nhân tài của đất

nước” [39, tr.241].

Để vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức ngày càng được nâng cao thì cần phải xây dựng được một môi trường văn hoá, tinh thần lành mạnh. Muốn vậy, cần sớm xây dựng “quy chế dân chủ, tranh luận, phát huy tinh thần sáng tạo” nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho đội ngũ trí thức nâng cao trình độ chuyên môn và tính tích cực xã hội của mình.

Tạo điều kiện về các phương tiện làm việc và sinh hoạt cho trí thức, cung cấp các phương tiện như phòng thí nghiệm, thư viện, sách báo cập nhật và những nguồn thông tin khác nhau từ thực tế cuộc sống... Mỗi loại trí thức thường có những nhu cầu khác nhau về điều kiện làm việc. Đối với trí thức là nhà khoa học tự nhiên thì phòng thí nghiệm cũng như nơi thực nghiệm là rất quan trọng và thiết yếu. Nhưng đối với trí thức nghệ sĩ thì môi trường cuộc sống và thực tiễn xã hội lại là điều kiện cần thiết cho sáng tạo nghệ thuật. Vấn đề đặt ra là phải thấy tính đặc thù của mỗi loại trí thức, phải quan tâm đến nhiều mặt về điều kiện sống và làm việc của họ. Nói chung, đối với trí thức, sự cung cấp thông tin là đặc biệt quan trọng. Việc sáng tạo ra cái mới phụ thuộc trước hết vào khối lượng thông tin được tiếp nhận. Cần phải thực hiện kế hoạch hiện đại hoá trong lĩnh vực thông tin, giúp các nhà trí thức nhanh chóng tiếp cận được những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ trong nước và trên thế giới.

Gần đây, một sự kiện lớn được báo chí đề cập nhiều là trường hợp GS. Ngô Bảo Châu của Việt Nam giành được giải thưởng Fields cao quý. Sự kiện này là niềm vinh dự và tự hào lớn lao, vì đây là lần đầu tiên nhà toán học người Việt Nam được thế giới vinh danh. Tuy nhiên, chúng ta và ngay cả bản thân GS. Ngô Bảo Châu đều phải thừa nhận rằng, nếu như không được tiếp cận với hai nền giáo dục tiên tiến, được học hỏi, nghiên cứu và giảng dạy tại Pháp và Mỹ - hai cường quốc về khoa học cơ bản, GS. Ngô Bảo Châu có thể sẽ không được bước lên đỉnh cao vinh quang của môn toán học - lĩnh vực

khoa học chỉ dành cho những bộ óc siêu việt. Khoa học cơ bản không phải là thế mạnh và cũng không phải là nhu cầu bức thiết của các nước đang phát triển vì nhiều lý do dễ hiểu, trong đó có cả lý do kinh tế. Cho dù nhân tài ở lĩnh vực nào cũng đều mong muốn có môi trường làm việc tốt, được hưởng mức đãi ngộ phù hợp để có thể phát huy tối đa khả năng của mình. Chúng ta cần nắm bắt quy luật biến động của thị trường nhân tài để xác lập cơ chế sử dụng nhân tài cho phù hợp, để có thể chiêu nạp hiền tài phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển đất nước.

Bên cạnh việc bảo đảm dân chủ, tự do tư tưởng, điều kiện và phương tiện cho hoạt động sáng tạo của trí thức thì người trí thức chân chính bao giờ họ cũng mong muốn được xã hội tôn trọng nhân cách của mình, những thành quả mà họ đã tạo nên trong quá trình lao động sáng tạo. Tôn trọng nhân cách trí thức thể hiện ở sự tôn trọng sáng tạo cá nhân của trí thức; tôn trọng tự do tư tưởng, tôn trọng sự đa dạng khác biệt trong tư tưởng của đội ngũ trí thức; tôn trọng chính kiến, quan điểm cá nhân; tránh định kiến với những trí thức có ý kiến, quan điểm trái với các quan điểm chính thống; trân trọng những đóng góp của trí thức dù lớn hay nhỏ; tránh thái độ độc quyền chân lý; đánh giá khách quan, công bằng những thành tựu, thành công trong hoạt động khoa học, hoạt động nghề nghiệp; tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để trí thức thực hiện tốt chức năng phản biện xã hội...

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay (Trang 100)