Về phân bố đội ngũ trí thức:

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay (Trang 45)

Có thể nói, đội ngũ trí thức nước ta có sự phân bố chưa hợp l ý giữa các ngành khoa học, giữa các vùng, các khu vực. Ở nước ta trí thức các ngành khoa học kỹ thuật có số lượng khá đông, trong khi đó trí thức các ngành khoa học công nghệ cao, khoa học quản lý, khoa học xã hội vẫn còn thiếu và còn nhiều hạn chế. Chúng ta chưa có các nhà khoa học giỏi về quản lý, tài chính, ngân hàng,… Đặc biệt, còn thiếu nhiều cán bộ am hiểu kỹ thuật công nghệ cao nhất là trong lĩnh vực công nghệ điện tử, tin học, sinh học, vật liệu mới... Đa số cán bộ nghiên cứu lý luận chưa đủ khả năng chủ trì các công trình khoa học lớn để lý giải một cách thuyết phục những vấn đề cơ bản của thời đại và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Bên cạnh đó, sự phân bố trí thức giữa các vùng, các khu vực chưa hợp lý. Phần lớn trí thức tập trung ở các cơ quan trung ương, các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp đó là những tỉnh, thành có nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng đóng ở đấy như Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Thái Nguyên, Cần Thơ, Nghệ An, Lâm Đồng. Có mấy tỉnh chỉ có một tiến sĩ, có tỉnh chưa có. Có tới 80% cán bộ có học vị, 60% cán bộ đại học và cao đẳng tập trung tại các thành phố, thị xã. Trong khi đó, cả vùng Tây Bắc rộng lớn lại có rất ít trường đại học và viện nghiên cứu. Các tỉnh phía Nam có kinh tế phát triển thì chỉ tập trung 25% số cán bộ có học vị. Như vậy, trí thức tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, tỉnh lỵ, trong khi đó, ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế lớn... trí thức còn rất thiếu. Nguyên nhân là do trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở các miền có sự chênh lệch, sinh viên ngại khó khăn, gian khổ, thích ở lại thành phố để có cuộc sống và điều kiện làm việc, học tập tốt hơn; mặt khác, Nhà nước ta chưa có những chính sách phù hợp, thoả đáng, nhằm thu hút trí thức đến công tác ở những nơi đang rất cần, nhất là nông thôn, miền núi. Theo tinh thần về nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đảng ta đặc biệt quan tâm đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông

nghiệp và nông thôn. Sự thiếu hụt trầm trọng cán bộ khoa học ở khu vực này đòi hỏi phải coi trọng hàng đầu và tập trung thích đáng nguồn cán bộ khoa học thì mới có khả năng thực hiện tốt các nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.

Đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số còn chiếm tỉ lệ quá nhỏ trong tổng số người có trình độ cao đẳng, đại học chung trong cả nước. Hiện nay, vẫn còn khoảng gần 10 dân tộc chưa có người đạt trình độ cao đẳng hoặc đại học, 40 dân tộc chưa có cán bộ sau đại học. Nước ta, có 54 dân tộc anh em thì đã có 53 dân tộc ít người, chiếm tỉ lệ 23% dân cư và ¾ diện tích cả nước. Đây là khu vực có tiềm năng kinh tế lớn, có tầm quan trọng đặc biệt bảo vệ an ninh, quốc phòng của Tổ quốc. Với số lượng trí thức ít ỏi như hiện nay thì phát triển kinh tế ở vùng dân tộc để theo kịp các khu vực khác quả là rất khó khăn.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay (Trang 45)