Nâng cao nhận thức toàn xã hội về vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay (Trang 88)

- Đội ngũ trí thức nước ta có những mặt yếu như trên là do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

3.2.1. Nâng cao nhận thức toàn xã hội về vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Thực tiễn khẳng định có nhận thức đúng thì mới có hành động đúng. Do đó, để hiểu rõ được vai trò của đội ngũ trí thức nước ta trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần phải nâng cao nhận thức toàn xã hội về vấn đề này. Trước hết, cần phải nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng và chính quyền về vai trò, vị trí quan trọng đã có và cần phải có của trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay. Bên cạnh đó, cần phải làm tốt công tác tư tưởng để toàn xã hội hiểu đúng và đề cao vai trò của trí thức; để bản thân đội ngũ trí thức có nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình đối với đất nước, dân tộc, đoàn kết phấn đấu, lao động sáng tạo, hoàn thành tốt trọng trách của mình trong thời kỳ mới. Hình thành ý thức và tâm lý xã hội tôn trọng, tôn vinh trí thức, coi “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo”, cần nhận thức sâu sắc hơn quan điểm của Đảng về đội ngũ trí thức nước ta. Từ chỗ Đảng và Nhà nước có sự nhìn nhận, đánh giá đúng vai trò của đội ngũ trí thức và quan tâm thích đáng đến họ sẽ làm cho xã hội hiểu đúng hơn về vai trò của họ trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay. Thấy được những thành quả mà chúng ta có được như ngày hôm nay là có sự đóng góp to lớn và sự cống hiến không mệt mỏi của đội ngũ trí thức vì sự nghiệp đổi mới đất nước.

Cần thấy rằng, đội ngũ trí thức nước ta hiện nay là đội ngũ trí thức mới. Điều này thể hiện ở chỗ, đội ngũ trí thức hiện nay là do chế độ mới đào tạo để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, phục vụ nhân dân, phục vụ dân tộc chứ không phải để phục vụ sự nô dịch, cai trị kiểu áp bức.

Đội ngũ trí thức nước ta hiện nay xuất thân chủ yếu từ giai cấp công nhân, nông dân, từ công chức và các tầng lớp nhân dân lao động. Họ được

đào tạo từ nhỏ trong nhà trường mới, được học tập những kiến thức cơ bản toàn diện theo quan điểm nền giáo dục xã hội chủ nghĩa; được làm việc trong hệ thống chính trị, kinh tế dưới sự lãnh đạo của Đảng. Họ không phải là tầng lớp tiểu tư sản với lập trường chính trị bấp bênh, tay sai của giai cấp thống trị, bóc lột trong xã hội cũ mà là lực lượng nòng cốt, xung kích trên mặt trận khoa học, công nghệ, văn hoá, gắn bó chặt chẽ với công nhân và nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, góp phần cùng các lực lượng xã hội tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bởi vậy, xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức vững mạnh là một nhiệm vụ vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài, vừa có tính cấp bách ở nước ta hiện nay.

Đội ngũ trí thức nước ta hiện nay ngày càng trở nên đa dạng về thành phần xuất thân, nguồn gốc đào tạo, nơi làm việc, vị trí xã hội, lợi ích,… Bộ phận trí thức trẻ được đào tạo ở các nước tư bản phát triển; trí thức làm việc trong các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các tổ chức nước ngoài ngày càng tăng nhanh. Đây là kết quả tất yếu của chính sách đổi mới, mở cửa hội nhập. Cùng với những biến đổi đó, thế giới quan, nhân sinh quan, xu hướng chính trị của một bộ phận trí thức cũng sẽ có những biến đổi theo. Tính đồng nhất về thế giới quan, nhân sinh quan, quan điểm chính trị trong đội ngũ trí thức trước đây có xu hướng bị phá vỡ nếu thiếu sự định hướng kịp thời.

Mặt khác, trí thức là một tầng lớp xã hội có học vấn cao, trình độ chuyên môn sâu, chuyên lao động trí óc có tính sáng tạo. Ở họ thường có xu hướng: có tính độc lập, tự trọng cao, dễ tự ái, không thích bị dạy khôn; Ưa thích không khí tự do, dân chủ, công bằng. Mọi việc đều có xu hướng thiên về tư duy lý tính. Đặc biệt, niềm tin, tình cảm thường được xây dựng trên cơ sở nhận thức khoa học, không chấp nhận sự áp đặt về tư tưởng, niềm tin. Mối quan tâm hàng đầu của trí thức thường là môi trường làm việc, khả năng nghiên cứu khoa học, cơ hội phát huy năng lực trí tuệ. Đối với trí thức, điều quan trọng nhất là bảo đảm quyền tự do sáng tạo. Đánh giá đúng năng

lực và tạo điều kiện cho năng lực được sử dụng đúng và phát triển. Họ tư duy sâu nhưng tầm nhìn thường theo góc độ chuyên môn, dễ phiến diện. Nhạy cảm với cái mới, không thích những cái sáo mòn, lạc hậu, trì trệ, nhưng cũng dễ cực đoan thái quá,… Để toàn xã hội có cái nhìn đúng về vai trò của đội ngũ trí thức thì chúng ta không thể bỏ qua những đặc thù nêu trên. Bởi lẽ, nếu chúng ta bỏ qua những đặc thù đó thì chúng ta sẽ có sự đánh giá không đúng hoặc sai lệch vai trò của đội ngũ này.

Ngày nay, khi mà khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo trở thành nền tảng và động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì vai trò của trí thức càng nổi bật. Đối với trí thức, điều quan trọng nhất là bảo đảm quyền tự do sáng tạo. Đánh giá đúng năng lực và tạo điều kiện cho năng lực được sử dụng đúng và phát triển. Có thể nói, trong hệ thống các nguồn lực ở Việt Nam hiện nay thì đội ngũ trí thức có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng, là lực lượng tinh hoa trong nguồn nhân lực, là nguồn tài nguyên vô giá, hữu hạn. Nếu đất nước nào có sự đầu tư thích đáng cho nguồn tài nguyên này và khai thác nó hợp l y, có hiệu quả thì đất nước đó sẽ có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Ông cha ta xưa từng coi “hiền tài” là “nguyên khí quốc gia”, là yếu tố quyết định đến sự “thịnh, suy” của đất nước. Do đó, việc nâng cao nhận thức toàn xã hội về vai trò của đội ngũ trí thức có ý nghĩa rất lớn, là một trong những yếu tố góp phần làm lên thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn ở đây là làm sao rút ngắn được con đường từ nhận thức đến hành động cụ thể, thiết thực để vị trí của người trí thức được đặt đúng chỗ trong nhận thức, tư duy và hành động của các cấp lãnh đạo, quản ly đất nước. Trên tinh thần đó, phải nhanh chóng xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam phù hợp với yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và triển khai thành công chiến lược, kế hoạch đó trong thực tế, đem lại hiệu quả cao

trong đào tạo, khai thác và sử dụng đội ngũ trí thức, tạo ra được động lực kích thích tính tích cực, sáng tạo của họ.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)