Giang.
Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020, Hà Giang đặt mục tiêu duy trì giá trị tăng thêm hàng năm của nền kinh tế đạt tốc độ tăng bình quân 14,6%, trong đó:
- Các ngành dịch vụ tăng 17,5%; - Công nghiệp - xây dựng tăng 19,5%; - Nông - lâm nghiệp tăng 5,5%.
Bên cạnh việc xác đinh chỉ tiêu tốc độ tăng trƣởng kinh tế hàng năm của từng ngành kinh tế Hà Giang đã xác định chỉ tiêu về cơ cấu ngành kinh tế.
Bảng 3.9. Một số chỉ tiêu về cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Hà Giang Đơn vị tính: %
T T
Đến năm 2015 Đến năm 2020
1 Công nghiệp - xây dựng: 34, 1% Công nghiệp - xây dựng: 45,0%.
2 Dịch vụ: 39% Dịch vụ: 34,5%.
3 3 Nông, lâm nghiệp, thủy sản: 26,4%Nông, lâm nghiệp, thủy sản: 21,5%. Nguồn: Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang
đã xác định các chỉ tiêu kinh tế cụ thể: Thực hiện thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 18 triệu đồng trở lên vào năm 2015 và trên 20 triệu đồng vào năm 2020; Huy động vốn đầu tƣ phát triển đạt 20.000 tỷ đồng; thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.300 tỷ đồng trở lên; Giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu đạt 700 triệu USD; Tổng sản lƣợng lƣơng thực đạt 40-50 vạn tấn; Độ che phủ rừng đạt 60% đến 70%.
3.2.1. Chính sách về các nguồn lực
Để triển khai thực hiện có hiệu quả chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, những năm qua Hà Giang đã xây dựng và thực hiện nhiều chính sách mang tính đặc thù của tỉnh nhằm khai thác hiệu quả mọi nguồn lực cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế để phát triển kinh tế xã hội của Hà Giang, đƣợc thể hiện trong những chính sách chủ yếu sau:
- Chính sách đất đai. Ngoài phần diện tích đất đƣợc giao, tỉnh cho phép các tổ chức kinh tế, cá nhân có nhu cầu thuê thêm đất phục vụ sản xuất, kinh doanh đƣợc thuê đất với mức giá thấp nhất trong khung giá của tỉnh ban hành trong từng thời kỳ. Trong thời gian một tháng kể từ khi nhận đủ hồ sơ, tỉnh sẽ hoàn thành thủ tục về đất đai. Thời gian thuê đất đƣợc thực hiện theo Luật đất đai của Nhà nƣớc quy định. Định mức giao đất đƣợc tỉnh quy định cụ thể đối với các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh nếu có nhu cầu thuê đất thì đƣợc tỉnh cho thuê đất với mức tối đa không quá 100 ha đối với hoạt động công nghiệp và dịch vụ, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả. Nếu thuê đất với mục đích trồng rừng thì không quá 300 ha.
- Chính sách đầu tƣ. Tỉnh quy định tất cả các doanh nghiệp không phân biệt doanh nghiệp Nhà nƣớc hay doanh nghiệp tƣ nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn nếu đầu tƣ sản xuất, kinh doanh sản phẩm hàng hóa mới, phục vụ cho ngƣời tiêu dùng và xuất khẩu, thu hút nhiều lao động trong tỉnh…sẽ đƣợc tỉnh hỗ trợ 50% lãi suất vay ngân hàng, với mức vay tối đa không quá 5 tỷ đồng/doanh nghiệp, thời hạn vay là 3 năm nếu doanh nghiệp vay vốn trên địa bàn tỉnh. Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang hoạt động ngành nghề xây lắp, nếu chuyển hƣớng sang đầu tƣ các lĩnh vực khác nhƣ: sản xuất công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ đƣợc tỉnh hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng trong thời gian nhất định và đƣợc thanh toán gọn các
công trình xây lắp đã có giá trị quyết toán để doanh nghiệp có vốn phát triển sản xuất, kinh doanh ngành nghề mới.
- Chính sách phát triển nguồn nhân lực. Những năm qua Hà Giang đã ban hành và triển khai thực hiện nhiều chính sách để phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh nhƣ:
+ Chính sách hỗ trợ chi phí học nghề đối với học viên vừa học văn hóa vừa học nghề tại các trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Mức hỗ trợ hỗ trợ học viên chi phí học nghề bằng số tiền học phí phải nộp theo quy định hiện hành của nhà nƣớc; Thời gian hƣởng theo (số tháng) thực học, nhƣng tối đa không quá 11 tháng/học viên/năm;
+ Chính sách đối với trí thức trẻ công tác tại các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Hà Giang: Tỉnh quy định trí thức trẻ về công tác tại các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh đƣợc trợ cấp hàng tháng hệ số 2,34 mức lƣơng cơ sở đối với sinh viên tốt nghiệp hệ Đại học và hệ số 2,10 mức lƣơng cơ sở đối với sinh viên tốt nghiệp hệ Cao đẳng, đƣợc hƣởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành, đƣợc trợ cấp công tác phí hàng tháng (ngoài tiền lƣơng hiện hƣởng) trong thời gian hợp đồng với mức khoán tính theo hệ số 0,13 mức lƣơng cơ sở; thời gian đƣợc hƣởng thu hút không quá 5 năm và phải cam kết công tác tại các vùng khó khăn trên địa bàn của tỉnh ít nhất từ 5 năm trở lên;
+ Chính sách thu hút nhân lực trình độ cao cũng đã đƣợc ban hành. Tỉnh quy định đối với các đối tƣợng tiếp nhận, tuyển dụng: Ngoài chế độ tiền lƣơng và các chế độ khác do Nhà nƣớc quy định, đƣợc hƣởng mức hỗ trợ thu hút một lần sau khi vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị trong tỉnh với những mức thu hút Giáo sƣ: 200 lần mức lƣơng cơ sở; Phó giáo sƣ: 160 lần mức lƣơng cơ sở; Tiến sĩ: 140 lần mức lƣơng cơ sở; Bác sĩ, dƣợc sĩ chuyên khoa cấp II: 70 lần mức lƣơng cơ sở; Thạc sĩ: 60 lần mức lƣơng cơ sở; Bác sĩ, dƣợc sĩ chuyên khoa cấp I: 50 lần mức lƣơng cơ sở; Tốt nghiệp đại học loại giỏi: 40 lần mức lƣơng cơ sở; Tốt nghiệp đại học loại khá: 30 lần mức lƣơng cơ sở; Bác sĩ tốt nghiệp đại học loại trung bình: 25 lần mức lƣơng cơ sở. Ngoài ra còn đƣợc ƣu tiên tạo điều kiện cho vợ hoặc chồng (nếu có) làm việc
tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn khi có nhu cầu và đảm bảo các điều kiện dự tuyển. Đƣợc bố trí nhà ở công vụ hoặc trong 5 năm đầu đƣợc trợ cấp tiền thuê nhà hàng tháng, mức trợ cấp bằng 1,5 lần mức lƣơng cơ sở/tháng; đƣợc ƣu tiên mua nhà theo dự án nhà ở xã hội của tỉnh. Đƣợc hỗ trợ một lần trong 5 năm đầu 100% lãi suất vốn vay tại tổ chức tín dụng theo quy định, mức vay không quá 50 triệu đồng trong thời hạn 05 năm để bảo đảm ổn định cuộc sống tại nơi đến nhận công tác. Chính sách quy định các đối tƣợng tuyển dụng, tiếp nhận nếu cam kết tự nguyện đến công tác tại các huyện khó khăn theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ hoặc các xã vùng 3 theo Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ thì ngoài chế độ thu hút một lần và các chế độ hỗ trợ khác của Trung ƣơng còn đƣợc hƣởng thêm 50% của từng mức thu hút tƣơng ứng khi làm việc tại huyện; 70% của từng mức thu hút tƣơng ứng khi làm việc tại xã. Tỉnh cũng đã có chính sách hỗ trợ đào tạo sau Đại học, quy định mức hỗ trợ đào tạo: Đào tạo ở nƣớc ngoài: Tiến sĩ: 80 lần mức lƣơng cơ sở; Bác sĩ, dƣợc sĩ chuyên khoa cấp II: 70 lần mức lƣơng cơ sở; Thạc sĩ, bác sĩ, dƣợc sĩ chuyên khoa cấp I: 60 lần mức lƣơng cơ sở; Đào tạo trong nƣớc: Tiến sĩ: 60 lần mức lƣơng cơ sở;Bác sĩ, dƣợc sĩ chuyên khoa cấp II: 50 lần mức lƣơng cơ sở; Thạc sĩ, bác sĩ, dƣợc sĩ chuyên khoa cấp I: 40 lần mức lƣơng cơ sở. Ngƣời đƣợc hƣởng hỗ trợ phải thực hiện cam kết sau khi tốt nghiệp trở lại cơ quan, đơn vị cũ công tác thời gian từ 05 năm trở lên.
Cùng với ban hành các chính sách tỉnh cũng có chủ trƣơng cơ chế, chính sách khuyến khích đào tạo gồm: Khuyến khích ngƣời đi học, khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ cho đào tạo nghề...; Cơ chế, chính sách nâng cao chất lƣợng đào tạo: Quản lý kiểm định chất lƣợng, cải tiến nội dung - phƣơng pháp, nâng cấp trang thiết bị đào tạo…;Cơ chế, chính sách mở rộng, tăng cƣờng liên kết, hợp tác đào tạo.
- Chính sách phát triển khoa học công nghệ. Các tổ chức, cá nhân, không phân biệt ngƣời trong nƣớc hay ngƣời nƣớc ngoài nếu có các sáng kiến, công trình nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học kỹ thuật tạo ra sản phẩm mới phục vụ nhu cầu lợi ích sản xuất, dịch vụ, tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Hà Giang đều đƣợc khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện sáng kiến và ứng dụng sáng kiến khoa
học kỹ thuật vào đời sống sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng. Tỉnh đã quy định hỗ trợ về kinh phí thực hiện nghiên cứu và ứng dụng nghiên cứu với các mức cụ thể: Đối với các mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, dịch vụ… mức hỗ trợ không quá 30 triệu đồng. Đối với trƣờng hợp thực hiện nghiên cứu và ứng dụng với quy mô tính chất chuyên sâu, khả năng tác động xã hội lớn với đề tài khoa học cấp tỉnh và cấp nhà nƣớc cần phải có nguồn kinh phí lớn tỉnh sẽ đầu tƣ 100% với đề tài thuộc tỉnh thực hiện; đối với các doanh nghiệp không phân biệt doanh nghiệp Nhà nƣớc hay tƣ nhân hỗ trợ 50% lãi xuất ngân hàng trong thời gian không quá 3 năm thực hiện đề tài với tổng số vốn đầu tƣ nghiên cứu không quá 5 tỷ đồng.
Nhƣ vậy, với các chính sách đúng đắn trong những năm vừa qua Hà Giang đã huy động, khơi dậy đƣợc các nguồn lực góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
3.2.2. Chính sách thị trƣờng
Tỉnh chủ trƣơng thực hiện chính sách hƣớng ngoại mở rộng thị trƣờng tiêu thụ và xuất khẩu hàng hóa trong cả nƣớc và quốc tế. Chính sách đã quy định cụ thể đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân sản xuất, kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu đƣợc trực tiếp xuất khẩu nếu sản phẩm hàng hóa và doanh nghiệp đủ các điều kiện theo quy định của Chính Phủ. Các sản phẩm đƣợc sản xuất tại địa phƣơng, làm thủ tục đăng ký tiêu chuẩn chất lƣợng quốc gia và quốc tế thì đƣợc tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí. Nếu đăng ký thƣơng hiệu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm hàng hóa sản xuất tại địa phƣơng xuất khẩu ra nƣớc ngoài hoặc tiêu thụ trong cả nƣớc, đƣợc tỉnh hỗ trợ tƣ vấn và hoàn thiện thủ tục pháp lý về hồ sơ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ của sản phẩm hàng hóa với mức hỗ trợ không quá 35 triệu đồng/thƣơng hiệu. Tỉnh cũng khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế do tỉnh quản lý.