Kinh nghiệm của một số tỉnh

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Hà Giang Luận văn ThS 2015 (Trang 43)

1.3.1.1. Tỉnh Lào Cai.

Lào Cai là vùng cao biên giới, có nhiều dân tộc. Diện tích tự nhiên 8.049km2 . Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều yếu kém, trình độ dân trí thấp, tình trạng du canh du cƣ chƣa đƣợc khắc phục, nền kinh tế tuy có tăng trƣởng nhƣng còn ở mức khiêm tốn, chƣa ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, tiềm năng đa dạng nhƣng thiếu nguồn đầu tƣ, kinh tế đối ngoại chậm phát triển.

Trong mấy năm qua Lào Cai đã quyết tâm vƣơn lên để xoá đói giảm nghèo, đƣa nền kinh tế Lào Cai từng bƣớc phát triển, không bị tụt hậu quá xa so vói nền kinh tế vùng Đông Bắc cũng nhƣ cả nƣớc.

Khu vực nông nghiệp nông thôn đƣợc coi là trọng tâm chỉ đạo để xoá bỏ nền kinh tế tiểu nông, độc canh, tự cấp, tự túc để chuyển sang nền kinh tế hàng hoá, trên cơ sở khai thác các lợi thế và tiềm năng về du lịch, đất đai và lao động. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế kết hợp hài hoà giữa hiệu quả kinh tế với xã hội, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, gắn liền với nhiệm vụ củng cố và giữ gìn an ninh quốc phòng. Cơ cấu ngành kinh tế của Lào Cai: Nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ; năm 2010 đạt tỷ lệ 41% - 35% - 24%.

- Về sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp; đã khuyến khích việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, đặc biệt là giống mới có năng suất cao để tăng sản lƣợng lúa, ngô. Giảm dần diện tích loại cây trồng trên đất dốc nhƣ lúa nƣơng, sắn... để chuyển trả lại cho đất rừng hoặc trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao phù hợp vùng sình thải. Đã tập trung đầu tƣ tạo vùng nguyên liệu và cây trồng có ƣu thế để tăng sản phẩm hàng hoá. Hình thành vùng cây ăn quả; ở vùng cao khí hậu mát quanh năm thì trồng cây ôn đới: mận, táo, lê, dâu tây, nho; ở vùng thấp phát triển cây nhãn, vải, hồi, chuối tiêu; chú trọng cây chè, đậu tƣơng, mía, cây dƣợc liệu.

Trong chăn nuôi đã chú trọng khâu cải tạo giống và nhân giống tại địa phƣơng để tăng sản lƣợng và chất lƣợng. Gắn dự án phát triển nông - lâm nghiệp với công tác dịch vụ, định canh, định cƣ. Lựa chọn những loại cây trồng lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao. Quan tâm đầu tƣ phát triển rừng đặc dụng và rừng đầu nguồn... Thực hiện việc giao đất, giao rừng đến từng hộ.

- Về sản xuất công nghiệp: Phát triển công nghiệp gắn với vùng nguyên liệu có quy mô phù hợp và lựa chọn công nghệ tiên tiến. Trƣớc mắt đầu tƣ khai thác những cơ sở công nghiệp đã có thể khai thác triệt để năng lực thiết bị, đồng thời xúc tiến nghiên cứu các dự án khả thi cho một số sản phẩm mới. Đối với ngành nghề thủ công, tỉnh đẩy mạnh khai thác ngành nghề truyền thống, đặc biệt là hàng hoá của đồng bào các dân tộc; từng bƣớc vƣơn lên sản xuất hàng xuất khẩu.

- Về dịch vụ: đối với cơ sở thƣơng nghiệp quốc doanh, tiến hành củng cố theo hƣớng giảm dần đầu mối, nhƣng màng lƣới thì mở rộng đến các cụm xã. Đầu tƣ, khai thác những cụm kinh tế quan trọng (cửa khẩu quốc tế Lào Cai và thị trấn

Sapa), ƣu tiên đầu tƣ những điểm tham quan du lịch.

Nghiên cứu khai thác, mở rộng thị trƣờng, đặc biệt là đối với Trung Quốc; với thị trƣờng trong nƣớc, Lào Cai chú trọng thị trƣờng vùng Đông Bắc, phía Nam... tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quan hệ giao lƣu, có chính sách hỗ trợ đối với ngƣời sản xuất, trợ giá vận chuyển hàng hoá, bao tiêu sản phẩm cho nhà sản xuất, miễn thuế đối với mặt hàng sản xuất ra khó tiêu thụ... góp phần kích thích thị trƣờng phát triển.

Nét nổi bật trong hoạt động thƣơng mại, du lịch của Lào Cai là tổ chức xúc tiến, giao lƣu, quảng bá thông qua tổ chức các hội chợ, lễ hội.

Vị trí, thiên nhiên ban tặng cho Lào Cai tiềm năng, lợi thế du lịch. Đến nay tỉnh đã có quy hoạch cơ bản mạng lƣới du lịch, với những tuyến, điểm, quần thể, trung tâm nhƣ: Sapa, Bắc Hà, thành phố Lào Cai.

Công tác phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đã đƣợc coi trọng, đã chú trọng đầu tƣ cho vùng cao về giao thông, thuỷ lợi, mƣớc sinh hoạt, điện, trƣờng học, trạm xá, trồng rừng, chợ, cơ sở sản xuất, dịch vụ...

Huy động vốn từ các nguồn khác nhau, từ nội bộ nền kinh tế, từ các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, huy động vốn từ dân, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc.

Để phát triển nguồn nhân lực, tỉnh Lào Cai thực hiện phổ cập giáo dục, có chính sách cho con em đồng bào dân tộc ít ngƣời. Đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực quản lý của các già làng, trƣởng bản. Có chế độ ƣu tiên thoả đáng đối với cán bộ khoa học - kỹ thuật, cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý Nhà nƣớc công tác ở vùng sâu, vùng xa có nhiều khó khăn.

Để quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có hiệu quả và đúng hƣớng. Tỉnh Lào Cai tăng cƣờng hiệu lực lãnh đạo của hệ thống chính trị, đào tạo và đào tạo lại cán bộ, tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc.

1.3.1.2. Tỉnh Yên Bái.

du phía Bắc nƣớc ta. Vƣợt qua những khó khăn của một tỉnh miền núi Yên Bái đã không ngừng vƣơn lên, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH với mục tiêu đƣa Yên Bái trở thành tỉnh phát triển toàn diện.

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân gần 13%, đứng thứ tƣ trong các tỉnh trung du miền núi phía Bắc.

Về giá trị sản xuất toàn ngành nông - lâm - thuỷ sản bình quân tăng 5,64%/năm. Kinh tế trang trại đƣợc chú trọng và phát triển. Việc thâm canh lúa trên đất dốc ở vùng cao, chuyên canh ở vùng thấp đã đuợc Yên Bái vận dụng tốt và hiêu quả. Mở rông thêm môt số vùng sản xuất chuyên canh có quy mô lớn về diện tích và sản phẩm gắn với chế biến và thị trƣờng. Nổi bật là vùng lúa năng suất, chất lƣợng cao ở thị xã Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn, Văn Yên, Lục Yên, đƣa sản lƣợng lƣơng thực bình quân đầu ngƣời từ 227 kg năm 2006 tăng lên năm 2013 là 350 kg.

Phát huy đƣợc tiềm năng thế mạnh từ kinh tế rừng và đấy mạnh trồng rừng, đã tạo đƣợc vùng sản xuất nguyên liệu giấy, gỗ công nghiệp chế biến lớn của tỉnh và trở thành tỉnh dẫn đầu của vùng về trồng rừng sản xuất ở nhiều nơi, sản xuất lâm nghiệp đã trở thành nghê chính và làm giàu đƣợc từ rừng. Vùng quế đặc sản ở huyện Văn Yên, Trấn Yên, Văn Chấn tiếp tục phát triển mạnh hơn với 27.000ha, gắn với cơ sở chế biến công nghiệp tập trung với quy mô phù hợp. Vùng trồng măng tre Bát Độ ở huyện Trấn Yên đuợc mở rộng và phát huy có hiệu quả, mang lại thu nhập tốt hơn cho ngƣời dân.

Tỉnh cũng đã xác định công nghiệp là khâu đột phá trong phát triển kinh tế của tỉnh. Yên Bái tập trung vào khai thác các tiềm năng, lợi thế về tài nguyên và lao động để phát triển công nghiệp, tổ chức thực hiện chính sách thu hút đầu tƣ, tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc trong sản xuất. Nhiều dự án công nghiệp đã đƣa vào sản xuất nhƣ hai nhà máy xi măng lò quay với tổng ông suất 1,2 triệu tấn/năm, các nhà máy khai thác, chế biến đá bột với tổng công suất 450 nghìn tấn/năm. Đến nay, tỉnh đã quy hoạch, xây dựng 5 khu và 12 cụm công nghiệp tập trung với tổng diện tích hơn 2.000ha, đã có 53 dự án đầu tƣ vào các khu, cụm công nghiệp với tổng vốn đăng ký 2.355 tỷ đồng.

Thƣơng mại, dịch vụ có tốc độ tăng trƣởng cao, sản phẩm đa dạng, chất lƣợng đƣợc đảm bảo. Tỉnh xây dựng và thực hiện tốt các cơ chế, chính sách, đẩy nhanh xây dựng kết cấu hạ tầng đã góp phần thu hút các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hoạt động tài chính, tín dụng đạt đƣợc nhiều kết quả tốt.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Hà Giang Luận văn ThS 2015 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)