Mục tiêu, nội dung và các biện pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Hà Giang Luận văn ThS 2015 (Trang 29)

tế theo lãnh thổ, đô thị hoá nông thôn, sẽ tạo ra sự phát triển bình đẳng giữa các vùng, đƣa miền núi tiến kịp với miền xuôi, đồng thời qua đó đẩy nhanh sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

1.2.2. Mục tiêu, nội dung và các biện pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. kinh tế.

1.2.2.1. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhằm mục tiêu tăng trƣởng kinh tế với tốc độ cao và bền vững. Để thực hiện đƣợc mục tiêu đó cần thiết phải xây dựng một cơ cấu ngành kinh tế hợp lý. Trong đó cần phải xác định vai trò, tỷ trọng và mối quan hệ hợp thành giữa các ngành kinh tế. Các yếu tố hợp thành cơ cấu ngành kinh tế phải đƣợc thể hiện cả về mặt số lƣợng cũng nhƣ về mặt chất lƣợng và đƣợc xác định trong những giai đoạn nhất định, phù hợp với những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi quốc gia qua từng thời kỳ.

1.2.2.2. Nội dung chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là quá trình cải biến kinh tế xã hội từ tình trạng lạc hậu, mang tính chất tự cấp, tự túc từng bƣớc vào chuyên môn hóa, trang bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại, trên cơ sở đó, tạo ra năng suất lao động cao, hiệu quả kinh tế cao và nhịp độ tăng trƣởng mạnh cho nền kinh tế. Vì thế, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế xét từ góc độ quản lý kinh tế, gồm các nội dung cơ bản sau:

- Xác định các điều kiện, yếu tố và các quan điểm chi phối sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Nó bao hàm các vấn đề kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ, các mối quan hệ kinh tế quốc tế và các nguồn lực của đất nƣớc.

- Xác định hƣớng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và cụ thể hóa bằng các quan hệ tỷ lệ giữa các nhóm ngành sao cho đảm bảo phù hợp với xu thế biến đổi chung và phản ánh đƣợc đặc điểm của nền kinh tế trong những điều kiện cụ thể.

- Hoạch định các chính sách để thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và hƣớng dẫn hoạt động nền kinh tế sao cho đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

- Tổ chức thực hiện các chính sách về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế mà nội dung căn bản là chính sách huy động và sử dụng các yếu tố đầu vào, đặc biệt là vốn đầu tƣ, khoa học công nghệ và lao động nhằm đảm bảo đƣợc cơ cấu đầu ra theo hƣớng đã xác định.

- Kiểm tra, đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

1.2.2.3. Các biện pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Trên thực tế có rất nhiều biện pháp đƣợc nhà nƣớc ta cũng nhƣ các địa phƣơng thực hiện đồng thời để tạo ta sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH. Nhƣng cơ bản thƣờng sử dụng một số biện pháp sau:

- Hoàn thiện thể chế chính sách tạo hành lang pháp lý huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, phát triển đồng bộ các thị trƣờng. Hƣớng dẫn, khuyến khích các ngành kinh tế phát triển mãnh mẽ theo hƣớng hiện đại đem lại giá trị cao thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành hợp lý, hài hòa đảm bảo giữa phát triển kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội nhƣ lao động việc làm, an sinh xã hội.

- Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông và hạ tầng kỹ thuật thông tin. Xây dựng hoàn thiện đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng nhất là giao thông, thủy điện, thủy lợi, thông tin liên lạc là điều kiện cơ bản tiên quyết để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế giữa các ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân phát triển hợp lý.

- Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, vừa phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xử lý tốt mối quan hệ giữa kinh tế và văn hoá để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là một động lực phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Đồng thời chú trọng giải quyết tốt chính sách lao động việc làm và an sinh xã hội tạo động lực cho phát triển kinh tế xã hội. Đây là một trong những biện pháp tích cực nhằm chuyển đổi

nhanh cơ cấu giữa các ngành kinh tế trên cơ sở khai thác tốt các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc để phát triển mạnh ngành kinh tế du lịch, dịch vụ và thƣơng mai.

- Phát triển và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng cao là một đột phá chiến lƣợc, là yếu tố quyết định quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trƣởng và là lợi thế cạnh tranh dài hạn, bảo đảm kinh tế - xã hội phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững. Đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nƣớc để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội. Thực hiện các chƣơng trình, đề án đào tạo nhân lực chất lƣợng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn. Chú trọng phát hiện, bồi dƣỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực trên cơ sở thực hiện đổi mới toàn diện căn bản giáo dục quốc dân. Đó là biện pháp căn bản quan trọng tạo ra những tiền đề quan trọng then chốt thúc đẩy nhanh việc chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế quốc dân.

- Thực hiện đầu tƣ phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ là biện pháp tối ƣu trong chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế. Vì phát triển khoa học công nghệ thực sự quan trọng, là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững. Khi hoạt động khoa học phát triển sẽ phục vụ trực tiếp cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế phát triển theo chiều sâu bền vững và hiệu quả, tạo ra năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Do đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành các ngành kinh tế với nhau diễn ra theo hƣớng công nghiệp và hiện đại mạnh mẽ. Nên phải gắn các mục tiêu nhiệm vụ khoa học, công nghệ với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Thực hiện đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Phát triển công nghiệp là điều kiện tiên quyết,

căn bản để hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân góp phần nâng cao năng suất, chất lƣợng, sức cạnh tranh của nền kinh tế hiệu quả. Đồng thời chính công nghiệp sẽ tạo ra sự chuyển dịch mạnh mẽ giữa các ngành kinh tế theo hƣớng hiện đại hợp lý. Gắn phát triển công nghiệp với xây dựng nông thôn mới là một tất yếu trong tiến trình thực hiện xây dựng nông thôn mới theo hƣớng hiện đại, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị với nông thôn. Đây là cơ sở khách quan thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch làm thay đổi tỷ lệ cơ cấu giữa các ngành kinh tế trong nền kinh tế ngày càng hợp lý và hiện đại.

- Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động của nền kinh tế. Nhà nƣớc không ngừng hoàn thiện bộ máy và phƣơng pháp quản lý linh hoạt hiệu quả đối với các hoạt động kinh tế bằng các cơ chế, chính sách do Nhà nƣớc xây dựng ban hành. Các cơ chế chính sách phải thực sự khoa học tạo ra cơ chế là động lực để quản lý, định hƣớng và điều tiết thúc đẩy kinh tế phát triển lành mạnh theo hƣớng hiện đại. Đó là cơ sở tạo động lực chuyển dịch giữa các ngành kinh tế hợp lý và hiệu quả, nâng cao năng lực của nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt là sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải theo hƣớng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ tăng, nông nghiệp giảm đó cũng chính là mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nƣớc ta hiện nay.

Trên đây là một số biện pháp cơ bản nhằm tạo động lực để chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH đƣợc nhà nƣớc ta và các địa phƣơng đang dùng chủ yếu hiện nay đã và đang phát huy hiệu quả trong thực tiễn, góp phần tích cực thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, xây dựng và phát triển đất nƣớc đi lên chủ nghĩa xã hội vì mục tiêu “Dân giàu, nƣớc mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Hà Giang Luận văn ThS 2015 (Trang 29)