Hà Giang thực hiện đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế trong bối cảnh nƣớc ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đến năm 2020 đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Việt Nam đã bƣớc vào giai đoạn mới của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đó là hội nhập sâu rộng và toàn diện. Và vì thế kinh tế Việt Nam đang đứng trƣớc những cơ hội và thách thức mới do hội nhập mang lại. Để phát triển trong bối cảnh mới, Việt Nam phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tái cấu trúc lại nền kinh tế. Thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Trên cơ sở phát triển công nghiệp hiện đại, nâng cao chất lƣợng, sức cạnh tranh của hàng hóa, phát triển nông nghiệp nông thôn toàn diện và hiệu quả, phát triển nhanh các lĩnh vực dịch vụ, du lịch, thƣơng mai, giáo dục, khoa học- công nghệ. Lấy phát triển giáo dục đào tạo và khoa học - công nghệ là động lực then chốt đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, là điều kiện để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Đảng, Nhà nƣớc ta xác định các biện pháp, bƣớc đi đó là tăng tỷ trọng hàm lƣợng khoa học công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm, phát triển có chọn lọc công nghiệp chế biến, chế tác, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp năng lƣợng khai khoáng, luyện kim, hóa chất, công nghiệp quốc phòng. Ƣu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi gí trị toàn cầu thuộc các ngành công nghiệp công nghệ cao, công
nghiệp cơ khí, công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông…Chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo và vật liệu mới đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lƣợng, nguyên liệu. Từng bƣớc phát triển công nghiệp sinh học và công nghiệp môi trƣờng và phát triển phù hợp các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động
Về hội nhập sâu rộng và toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu. Nƣớc ta đã thực hiện phƣơng châm chủ động tích cực, hội nhập, thực hiện đa dạng hóa, đa phƣơng hóa trong quan hệ kinh tế đối ngoại trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; Bình đẳng và cùng có lợi. Đồng thời phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có tỷ lệ hàm lƣợng khoa học công nghệ tri thức cao để nâng cao chất lƣợng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nƣớc ta trong hội nhập với nền kinh tế thế giới. Đẩy mạnh phát triển khoa học - công nghệ và phát triển nghuồn nhân lực chất lƣợng cao đủ năng lực tham gia phân công lao động và hợp tác với các nƣớc trong chuỗi sản xuất. Phát triển mạnh các ngành có giá trị kinh tế cao nhƣ du lịch, dịch vụ, các ngành có tiềm năng lớn và sức cạnh tranh cao; phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa hài hòa với phát triển kinh tế xã hội. Phát triển mạnh các ngành công nghiệp phụ trợ tỷ lệ hóa sản phẩm nội địa trong từng sản phẩm.
Về hoàn thiện thể chế cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Đảng, Nhà nƣớc ta đang thực hiện đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng đồng bộ và hiện đại thông qua đổi mới việc xây dựng và thực thi luật pháp bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch và điều hành phát triển kinh tế theo cơ chế thị trƣờng; thực hiện hệ thống cơ chế chính sách phù hợp, đặc biệt là cơ chế chính sách tài chính tiền tệ nhằm nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng, đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của nền kinh tế. Tiếp tục hoàn thiện chính sách và hệ thống thuế, cơ chế quản lý giá, pháp luật về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh; Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhà nƣớc. Thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế
bền vững, kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. Xây dựng hoàn thiện đồng bộ khuôn khổ pháp lý về hoạt động của Ngân hàng. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về đất đai đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nƣớc, của ngƣời sử dụng đất, của ngƣời giao lại quyền sử dụng đất và của nhà đầu tƣ. Đảm bảo quyền tự do kinh doanh và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Tạo lập đồng bộ và vận hành thông suốt các loại thị trƣờng theo cơ chế thị trƣờng trong nền kinh tế.
Về mô hình tăng trƣởng kinh tế. Việt Nam bƣớc vào giai đoạn đổi mới mô hình tăng trƣởng kinh tế: chuyển đổi mô hình tăng trƣởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chủ động nâng cao chất lƣợng, hiệu quả, tính bền vững. Bối cảnh chung của của nền kinh tế toàn cầu và nền kinh tế Việt Nam đã và sẽ tác động ngày càng lớn tới quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Hà Giang trong thời gian tới, với nhiều cơ hội và thách thức mới.