Liên kết và hợp tác trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Hà Giang Luận văn ThS 2015 (Trang 126)

Để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, Hà Giang phải cần đẩy mạnh hoạt động liên kết và hợp tác với các tỉnh trong nƣớc và nƣớc ngoài để thu hút mọi nguồn lực từ bên ngoài và phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phƣơng, coi đó là một trong những chính sách quan trọng của chiến lƣợc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tái cấu trúc nền kinh tế.

Về liên kết và hợp tác trong vùng. Thực hiện liên kết và hợp tác trên tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội và văn hóa, khoa học, công nghệ kỹ thuật với các tỉnh trong cả nƣớc. Đặc biệt là thực hiện liên kết hợp tác với những tỉnh có trình độ khoa học kỹ thuật phát triển trong vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng Sông hồng, nhằm mục đích học tập kinh nghiệm, tiếp nhận chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ cũng nhƣ thu hút vốn đầu tƣ của các nhà sản xuất, kinh doanh ở các tỉnh này vào Hà Giang. Kết nối, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp và công nghiệp chế biến có lợi thế cạnh tranh cao của Hà Giang nhƣ: Dƣợc liệu, chè San tuyết, cam sành…với thị trƣờng trong nƣớc qua các tỉnh, thành phố, vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng Sông hồng nhƣ: Hà Nội, Vĩnh phúc, Hƣng Yên, Nam Định…

Hà Giang có cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy là cửa ngõ giao thƣơng hàng hóa giữa nƣớc ta với Trung Quốc và quốc tế. Đây là thế manh để Hà Giang thực hiện liên kết hợp tác với các vùng kinh tế, các địa phƣơng của Trung Quốc tiếp giáp có chung đƣờng biên giới và cửa khẩu trong tiêu thụ sản phẩm nông, lâm sản. Đồng thời cũng là thế mạnh để Hà Giang hợp tác phát triển mạnh ngành Du lịch, dịch vụ, thƣơng mại giữa Hà Giang với Trung Quốc và các nƣớc khác. Thực hiện liên kết hợp tác với Trung Quốc sẽ giúp Hà Giang thu hút đƣợc nguồn vốn về khoa học công nghệ, kỹ thuật và tài chính đáng kể để phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu ngành

kinh tế.

Cùng với việc mở rộng liên kết hợp tác với Trung Quốc, Hà Giang phải phát huy lợi thế giá trị của Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn để thực hiện liên kết hợp tác với các nƣớc trong khu vực và thế giới. Đặc biệt là với các nƣớc là thành viên nằm trong hệ thống công viên địa chất toàn cầu và các nƣớc có nhiều thế mạnh phát triển về du lịch để mở rộng thị trƣờng Du lịch, dịch vụ, thƣơng mại. Thông qua các hoạt động của du lịch, Hà Giang sẽ mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm có chất lƣợng, lợi thế cạnh tranh cao ở một số sản phẩm nhƣ: Mật ong Bạc hà, chè san tuyết, một số sản phẩm cây dƣợc liệu ra thị trƣờng thế giới.

Để thực hiện việc liên kết và hợp tác với các vùng kinh tế trong nƣớc và quốc tế có hiệu quả thiết thực trong thực tiễn, Hà Giang cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Môt là: Tiếp tục xây dựng hoàn thiện cơ chế chính sách trong liên kết hợp tác với các vùng trong nƣớc và quốc tế trên từng ngành kinh tế và từng lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật, giáo dục và đào tạo…

Hai là: Chủ động tích cực tìm kiếm đối tác thực hiện liên kết và hợp tác trên cơ cở bình đẳng, cùng có lợi.

Ba là: Tiếp tục đẩy mạnh đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật theo chuẩn quốc tế, đáp ứng các điều kiện liên kết và hợp tác trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế.

Bốn là: Tiếp tục nâng cao chất lƣợng sản phẩm, năng lực cạnh tranh của hàng hóa trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.

Năm là: Tiếp tục đẩy mạnh đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

Sáu là: Tiếp tục nâng cao năng lực quản lý, điều hành, giám sát của UBND tỉnh và các sở ngành trong thực hiện các hoạt động liên kết, hợp tác.

KẾT LUẬN

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới phía bắc, nền kinh tế còn ở trình độ thấp, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH, vì vậy có ý nghĩa cả về kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. Là một tỉnh nghèo nhƣng Hà Giang lại có những lợi thế rất cơ bản trong phát triển kinh tế nói chung, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói riêng so với một số địa phƣơng thuộc khu vực miền núi vùng Tây Bắc.

Trong thời gian qua, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Hà Giang đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng mà nguyên nhân căn bản là các cơ chế, chính sách của tỉnh đã hƣớng vào phát huy các nguồn lực, các lợi thế so sánh để phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Hà Giang còn chậm, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Mặc dù tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh đã giảm đáng kể nhƣng về căn bản, Hà Giang vừa là tỉnh nông nghiệp, chất lƣợng của các ngành công nghiệp và dịch vụ của tỉnh còn thấp. Tỉnh Hà Giang vẫn là một tỉnh phát triển kinh tế ở trình độ thấp.

Để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong bối cảnh mới với nhiều cơ hội và thách thức mới, Hà Giang cần thực hiện tổng thể các giải pháp liên quan đến hoàn thiện quy hoạch phát triển các ngành kinh tế, hoàn thiện các chính sách huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực nội sinh, phát triển thị trƣờng, đẩy mạnh liên kết và hợp tác với các địa phƣơng trong vùng và trong cả nƣớc cũng nhƣ liên kết, hợp tác quốc tế trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói riêng, phát triển kinh tế của tỉnh nói chung.

Để cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà Giang chuyển dịch nhanh và vững chắc, tiến kịp cơ cấu ngành kinh tế của cả nƣớc, cần có sự quan tâm giải quyết của cả tỉnh Hà Giang và của Trung ƣơng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. C. Mác, 1960. Tư bản,quyển I, tập 1. Hà Nội: Nhà xuất bản Sự thật.

2. C.Mác - Ăngghen, 1994. Toàn tập, tập 23. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

3. Trần Kim Chung, 2004. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam dưới góc độ tiếp cận phân tích các nguồn lực.

4. Nguyễn Cúc, 1997. Tác động của Nhà nước nhằm chuyển dịch cơ cẩu kinh tế theo hướng CNH, HĐH ở nước ta hiện nay. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

5. Cục thống kê tỉnh Hà Giang, 2008. Niên giám thống kê Hà Giang năm 2008. Hà Giang: Công ty cổ phần in Hà Giang.

6. Cục thống kê tỉnh Hà Giang, 2010. Niên giám thống kê Hà Giang năm 2010. Hà Giang: Công ty cổ phần in Hà Giang.

7. Cục thống kê tỉnh Hà Giang, 2013. Niên giám thống kê Hà Giang năm 2013. Hà Giang: Công ty cổ phần in Hà Giang.

8. Cục thống kê tỉnh Hà Giang, 2014. Niên giám thống kê Hà Giang năm 2014. Hà Giang: Công ty cổ phần in Hà Giang.

9. Nguyễn Xuân Dũng, 2005. Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn hiện nay. Hà Nội: Nà xuất bản Khoa học xã hội.

10.Đảng bộ tỉnh Hà Giang, 2010. Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XV. Hà Giang: Công ty cổ phần in Hà Giang.

11.Ngô Đình Giao, 1994. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

12.Nguyễn Thị Châu Giang, 2005. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH ở tỉnh Lạng Sơn. Hà Nội: Học viên CTQG Hồ Chí Minh.

13.Hội đồng Nhân dân tỉnh Hà Giang, 2005. Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020. Hà Giang: Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14.Hội đồng Nhân dân tỉnh Hà Giang, 2010. Quy hoạch tổng thể phát triển thuỷ sản tỉnh Hà Giang đến năm 2020. Hà Giang: Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh.

15.Đỗ Hoài Nam và Trần Đình Thiên, 2009. Mô hình CNH, HĐH ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản khoa học xã hội.

16.Lê Du Phong và Nguyễn Thành Độ, 1999. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

17.Lê Quang Phi, 2007. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ đổi mới: Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

18.Đặng Kim Sơn, 2012. Tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam theo hướng giá trị gia tăng cao. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

19.Bùi Tất Thắng, 2006. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

20.Lê Đình Thắng, 1998. Dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông thôn- những vấn đề lý luận và thực tiễn. Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp.

21.Võ Chí Thành, 2007. Tăng trưởng và CNH, HĐH ở Việt Nam - bài toán huy động và sử dụng vốn. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

22.Nguyễn Đức Thành, 2010. Kinh tế Việt Nam 2010 - Lựa chọn để tăng trưởng bền vững. Hà Nội: Nhà xuất bản tri thức.

23.Đinh Thị Thuý, 2011. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Sơn La theo hướng CNH, HĐH. Hà Nội: Học viên CTQG Hồ Chí Minh.

24.Bùi Thanh Tuấn, 2012. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Điện Biên. Hà Nội: Đại học quốc gia Hà Nội.

25.Nguyễn Phú Trọng, 2008. Đổi mới và phát triển ở Việt Nam- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

26.Tổng cục Thống kê, 2008. Niên giám thống kê năm 2008. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

bản Thống kê.

28.Tổng cục Thống kê, 2013. Niên giám thống kê năm 2013. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

29.Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang, 2008. Báo cáo sơ kết thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang 5 năm (2005 - 2010). Hà Giang: Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh.

30.Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, 2009. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng năm 2009. Hà Giang: Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh. 31.Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, 2010. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, an

ninh quốc phòng năm 2010. Hà Giang: Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh. 32.Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, 2011. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, an

ninh quốc phòng năm 2011. Hà Giang: Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh. 33.Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, 2012. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, an

ninh quốc phòng năm 2012. Hà Giang: Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh. 34.Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, 2013. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, an

ninh quốc phòng năm 2013. Hà Giang: Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh. 35.Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, 2014. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, an

ninh quốc phòng năm 2014. Hà Giang: Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh. 36.Lê Anh Vũ, 2001. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Tây bắc, trong quá

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Hà Giang Luận văn ThS 2015 (Trang 126)