Chính sách đào tạo nhân lực và chuyển lao động từ nông nghiệp sang công

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Hà Giang Luận văn ThS 2015 (Trang 121)

công nghiệp và dịch vụ

Nhu cầu về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi ngƣời lao động phải đƣợc đào tạo, đây là thách thức lớn đối với Hà Giang. Trong các nguồn lực thì nguồn lực lao động là yếu tố cơ bản, nó có vai trò sử dụng và thúc đẩy các nguồn lực khác phát triển, làm cho sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế hợp lý và bền vững. Do đó biện pháp nâng cao nguồn nhân lực là hết sức quan trọng.

Mục tiêu của giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực là nâng cao chất lƣợng dân số và nguồn nhân lực về thể lực, trình độ học vấn, đạo đức, ý thức chính trị, tinh thần lao động, chuyên môn nghiệp vụ và nghề nghiệp. Cụ thể là trẻ em đến độ tuổi đi học đƣợc đến trƣờng, nâng tỷ lệ đƣợc đào tạo trong tổng số lao động ở các ngành của tỉnh từ 20% năm 2014 lên 40% năm 2020, thay đổi cấu trúc đội ngũ lao động đƣợc đào tạo (trên đại học - đại học - trung học chuyên nghiệp - công nhân kỹ thuật). Để đạt đƣợc mục tiêu trên cần phải có những biện pháp sau.

- Xây dựng hệ thống chính sách và cơ chế sử dụng nhân tài, nhân lực đƣợc đào tạo. Biện pháp này hƣớng vào khai thác hợp lý, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đã đƣợc đào tạo để giảm lãng phí “chất xám”. Mặt khác, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực đƣợc đào tạo có tác dụng kích thích sự phát triển ngành giáo dục,

điều chỉnh cơ cấu nguồn nhân lực từ đó hình thành sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trƣờng lao động. Cụ thể là:

+ Trả lƣơng, tiền công theo kết qủa công việc, sự tinh thông nghề nghiệp và khả năng sáng tạo trong lao động.

+ Trả thù lao thích đáng cho những sáng kiến, phát minh có giá trị kinh tế xã hội

+ Trong công tác giáo dục đào tạo cần có những chính sách thể hiện trọng thị vị trí xã hội của ngƣời thầy, tôn vinh nghề giáo.

+ Ban hành quy chế về sử dụng nguồn nhân lực đƣợc đào tạo trên cơ sở lợi ích ngƣời lao động và sử dụng ngƣời lao động đƣợc đảm bảo, để ngƣời sử dụng lao động buộc phải sử dụng đúng chuyên môn.

- Mở rộng quy mô giáo dục - đào tạo đối với nguồn nhân lực chƣa qua đào tạo. Đối tƣợng này chiếm tỷ lệ lớn trong lực lƣợng lao động của Hà Giang, họ rất khó khăn trong tìm kiếm việc làm. Để khắc phục tình trạng này, cần phải mở rộng quy mô đào tạo, bồi dƣỡng nghề, nhất là nghề lao động nông thôn, cụ thể là:

+ Cần kiện toàn các trƣờng dạy nghề ở Hà Giang, cần phải mở rộng cả quy mô, hình thức, thành phần để đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

+ Có thể đào tạo nghề cho lực lƣợng lao động của tỉnh qua các trung tâm dậy nghề và giới thiệu việc làm của Nhà nƣớc, của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.

+ Hình thức đào tạo nghề tƣ nhân hoặc các hình thức đào tạo dân gian vốn là đặc thù của nhiều nghề tỉnh Hà Giang, theo phƣơng thức truyền nghề.

Nhƣ vậy, nâng cao trình độ học vấn gắn liền với đào tạo nghề và tạo nhiều việc làm là con đƣờng đào tạo nguồn nhân lực có hiệu quả nhất cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Hà Giang theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Xác định rõ vai trò của tỉnh trong việc tổ chức, định hƣớng phát triển nguồn nhân lực, quản lý, điều tiết vĩ mô. Chính quyền các cấp đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng nguồn nhân lực, hỗ trợ ngƣời nghèo, hỗ trợ tài

năng trẻ, hỗ trợ vùng khó khăn. Xác lập trách nhiệm của các tổ chức sản xuất - kinh doanh, các chủ doanh nghiệp cùng với nhà nƣớc tăng cƣờng đầu tƣ cho việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Tỷ trọng về lao động trong nông nghiệp giảm từ 86,76% năm 2014 xuống còn 50% năm 2020, tất yếu phải chuyển dịch lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.

Giải pháp tạo việc làm từ nay đến năm 2020, đây là vấn đề gắn chặt với quá trình phân công lao động xã hội và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Để tạo thêm nhiều việc làm cho ngƣời lao động, nhằm chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, thì giải pháp quan trọng nhất là phát triển công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, sự phát triển các ngành này đóng vai trò quyết định đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chất lƣợng lao động và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, với mục tiêu năm 2020 ngành công nghiệp, xây dựng thu hút thêm khoảng 6.000 lao động, ngành dịch vụ thu hút thêm 3.500 lao động.

Để đạt đƣợc mục tiêu trên cần khai thác tốt các cơ sở công nghiệp hiện có của tỉnh, xây dựng, công trình giao thông mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lƣợng sản phẩm thu hút lao động có trình độ cao để tăng sức cạnh tranh. Tỉnh cần tổ chức lại hoạt động của các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh để từng bƣớc giải quyết đƣợc nhiều việc làm, khai thác hiệu quả tiềm năng về du lịch của tỉnh, đẩy mạnh giao thƣơng hàng hoá.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Hà Giang Luận văn ThS 2015 (Trang 121)