Một số phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Hà Giang Luận văn ThS 2015 (Trang 48)

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết đƣợc tác giả sử dụng để nghiên cứu các tài liệu, các công trình nghiên cứu trƣớc đây liên quan đến vấn đề cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của các quốc gia và ở Việt Nam. Cùng với đó và các quan điểm, đƣờng lối của Đảng và pháp luật của nhà nƣớc về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam nói chung và ở Hà Giang nói riêng. Từ đó tác giả khái quát và hệ thống cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Phƣơng pháp này đƣợc tác giả sử dụng chủ yếu trong giải quyết hệ thống hóa cơ sở lý luận ở chƣơng 1 của Luận văn

2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu và số liệu.

Thông tin đƣợc sử dụng trong Luận văn là thông tin thứ cấp đƣợc tác giả thu thập và chọn lọc, tổng hợp từ các Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị, chƣơng trình kế hoạch, đề án và báo cáo thống kê… đã đƣợc các cơ quan chức năng công bố. Các tài liệu này đƣợc thu thập từ các Văn bản của Chính Phủ, của Tỉnh uỷ Hà Giang, Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang, UBND tỉnh Hà Giang và Sở Công thƣơng Hà Giang, Sở TT & TT Hà Giang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang

và Cục Thống kê tỉnh Hà Giang. Tài liệu thu thập gồm:

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tỉnh Hà Giang nhiệm kỳ 2010 - 2015;

Quyết định số 4018 ngày 17 tháng 12 năm 2010 của UBND Tỉnh Hà Giang về việc Phê duyệt Đề cƣơng và dự toán kinh phí Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2015 và định hƣớng đến 2020;

- Nghị quyết số 95 ngày 12 tháng 7 năm 2013 của HĐND Tỉnh Hà Giang về việc Ban hành chính sách đối với trí thức trẻ về công tác tại các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Hà Giang;

- Nghị quyết số 96 ngày 12 tháng 7 năm 2013 của HĐND Tỉnh Hà Giang về việc Quy định một số chính sách thu hút nhân lực và hỗ trợ đào tạo sau đại học đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Hà Giang;

- Nghị quyết số 99 ngày 12 tháng 7 năm 2013 của HĐND Tỉnh Hà Giang về việc Ban hành chính sách hỗ trợ chi phí học nghề đối với học viên vừa học văn hóa vừa học nghề tại các trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên trên địa bàn tỉnh Hà Giang;

- Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội từ năm 2009 đến nay của UBND tỉnh Hà Giang;

- Báo cáo hàng năm của UBND tỉnh Hà Giang và của các Sở Công thƣơng, sở NN&PTNN, Sở VH TT-TT Hà Giang và các cơ quan quản lý nhà nƣớc tỉnh Hà Giang từ năm 2009 đến nay;

- Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang các năm, từ năm 2009 đến năm 2013. - Báo cáo thực hiện các Dự án, kế hoạch về các lĩnh vực ngành trên địa bàn tỉnh Hà Giang;

- Các công trình nghiên cứu, dự án thực hiện trên địa bàn. - Các tài liệu liên quan khác.

Các thông tin đƣợc tác giả thực hiện nghiên cứu, thông qua các tài liệu, với cách thức tiếp cận khác nhau đƣợc tìm hiểu, nghiên cứu trực tiếp các văn bản lƣu trữ tại các cơ quan Nhà nƣớc và tìm hiểu qua các kênh thông tin truyền thông chính thống của Nhà nƣớc quản lý đã đƣợc các cơ quan Quản lý Nhà nƣớc công bố có

tính xác thực đảm bảo tin cậy.

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu và tài liệu.

- Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã nghiên cứu các tài liệu do các cơ quan chức năng của tỉnh Hà Giang đã ban hành và công bố. Kết hợp với tìm hiểu thực tiễn thực hiện các kế hoạch, dự án chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cho phát triển kinh tế ở Hà Giang giai đoạn 2009 - 2013.

- Tìm hiểu tổng hợp các số liệu thống kê biểu hiện định tính và định lƣợng sự phát triển của các ngành kinh tế, các lĩnh vực kinh tế ở Hà Giang giai đoạn từ 2009- 2013 so với thời kỳ trƣớc năm 2009.

Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu và số liệu tại địa bàn tỉnh Hà Giang, tác giả đã tổng hợp phân tích các chính sách đƣợc Hà Giang triển khai thực hiện trong những năm gần đây có ảnh hƣởng tích cực đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn của tỉnh thông qua các số liệu thống kê hàng năm của các cơ quan, các ngành chức năng của Hà Giang đã phản ánh đƣợc quy mô và chất lƣợng phát triển các ngành kinh kế trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

2.2.4. Phương pháp thống kê mô tả.

Các số liệu liên quan đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Hà Giang đƣợc tác giả thống kê mô tả theo các nội dung và thể hiện ở các bảng số liệu. Về thực chất đây là kết quả của phƣơng pháp thống kê mô tả nhƣng các bảng số liệu tự nó đã cho thấy thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh. Công việc còn lại là phân tích các nội dung về động thái và nguyên nhân của động thái ấy

2.2.5. Phương pháp kết hợp logíc với lịch sử.

Ở chƣơng 1, tác giả luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, hình thành nên khung phân tích của đề tài này. Việc nghiên cứu thực trạng ở chƣơng 3 là sự vận dụng khung phân tích để phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại tỉnh Hà Giang với những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc thù. Ở chƣơng 4, tác giả sử dụng kết hợp logíc với lịch sử mà cốt lõi là kết hợp lý luận với thực tiễn để đề xuất các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Hà Giang.

2.2.6. Phương pháp phân tích, tổng hợp.

Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm của một số tỉnh miền núi phía bắc về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, trên cơ sở đó bằng phƣơng pháp tổng hợp để rút ra những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng ở Hà Giang.

Thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Hà Giang đƣợc tác giả phân tích theo những nội dung của quá trình này. Từ kết quả phân tích, luận văn sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để đƣa ra những nhận xét, đánh giá thực trạng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Hà Giang cả về kết quả và hạn chế.

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2008-2014

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Hà Giang Luận văn ThS 2015 (Trang 48)