Hoàn thiện chính sách về phát triển thị trƣờng

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Hà Giang Luận văn ThS 2015 (Trang 124)

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phụ thuộc rất lớn vào đầu ra và đầu vào, một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là mở rộng thị trƣờng. Căn cứ vào thị trƣờng mà các nhà sản xuất sẽ lựa chọn hƣớng đầu tƣ và chuyển đầu tƣ từ ngành có lợi nhuận thấp sang ngành có lợi nhuận cao hơn. Chính vì vậy để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Hà Giang cần có những biện pháp sau:

Một là, đẩy mạnh phát triển các loại thị trƣờng.

Thực hiện chủ trƣơng phát triển các loại thị trƣờng. Hà Giang cần có sự nghiên cứu để phát triển mạnh hơn nữa thị trƣờng đầu vào và thị trƣờng đầu ra. Đối với thị trƣờng đầu vào, cần có những quy định cụ thể để cho vốn, đất đai, lao động đƣợc giao dịch nhƣ những hàng hoá phục vụ cho sự phát triển của các doanh nghiệp.

Đối với thị trƣờng sản phẩm đầu ra, cần nghiên cứu để phân từng thị trƣờng, sao cho sản phẩm tiêu dùng do các doanh nghiệp Hà Giang sản xuất ra trƣớc hết phải thuyết phục đƣợc cầu tiêu dùng của nhân dân Hà Giang. Trên cơ sở nâng cao chất lƣợng hàng hoá sản xuất trên địa bàn tỉnh, đẩy mạnh khâu tổ chức tiêu thụ hàng hoá ở các tỉnh lân cận và trong cả nƣớc, tạo mạng lƣới thị trƣờng rộng khắp và bền vững cho các doanh nghiệp. Tăng cƣờng khâu tiếp thị nƣớc ngoài, trƣớc hết là thị trƣờng khu vực để tiêu thụ hàng nông sản, có chính sách khuyến khích xuất

khẩu, kể cả xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch.

Hai là, tổ chức lại hoạt động thƣơng mại trên địa bàn tỉnh.

Hoạt động thƣơng mại cần đƣợc tổ chức thành một mạng lƣới rộng khắp, có hiệu quả ở cả khu vực thành phố, vùng trung du và miền núi. Chỉ có trên cơ sở này thƣơng mại mới làm tốt chức năng phát triển thị trƣờng, khuyến khích tiêu dùng, thúc đẩy giao lƣu thƣơng mại làm cơ sở cho công nghiệp phát triển. Hƣớng tổ chức lại là:

- Khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết giữa các cơ sở sản xuất và tiêu thụ, đặc biệt chú ý tới hình thức hợp đồng giữa ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu thụ, gắn bó chặt chẽ từ khâu cung cấp nguyên vật liệu, tổ chức sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở tăng cƣờng vai trò trọng tài của Nhà nƣớc.

- Trên cơ sở các hợp đồng mua bán giữa ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu thụ, trƣớc hết là nông lâm, tổ chức một "Trung tâm giao dịch mua bán hợp đồng tiêu thụ nông lâm" trên địa bàn Hà Giang nhằm đảm bảo sản xuất và xúc tiến thị trƣờng trên địa bàn tỉnh.

- Hƣớng hoạt động của thƣơng mại Nhà nƣớc vào hoạt động phục vụ công ích, đặc biệt là cho vùng núi, đồng thời, có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thƣơng mại, kể cả các doanh nghiệp là thƣơng mại tƣ nhân trong việc hƣớng dẫn sản xuất và tiêu thụ sản phẩm do nông dân sản xuất.

- Trong điều kiện hiện tại trƣớc mắt có thể thành lập một trung tâm thông tin thị trƣờng với chức năng tạo lập và cung cấp thông tin thị trƣờng ngoài nƣớc, trong nƣớc, trong tỉnh gắn với các sản phẩm Hà Giang đang và đã đƣa vào quy hoạch phát triển sản xuất.

Ba là, đổi mới phƣơng thức quản lý hoạt động thƣơng mại, dịch vụ.

Các cơ quan chức năng của Hà Giang cũng cần chuyển mạnh phƣơng thức hoạt động theo hƣớng tăng cƣờng chức năng dự báo, làm tốt công tác thống kê và cung cấp ngày càng đầy đủ số liệu thống kê với độ chính xác cần thiết cho các doanh nghiệp. Mặt khác, giúp đỡ tốt nhất cho việc phát triển hoạt động tiêu thụ của các doanh nghiệp chính là việc tạo ra môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng cho mọi

doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hƣớng dẫn thực hiện luật pháp về bảo hộ sở hữu công nghiệp, chống hàng giả, hàng nhái, chống gian lận thƣơng mại trên địa bàn tỉnh, hƣớng dẫn các hoạt động quảng cáo, tiếp thị, cạnh tranh... bình đẳng và đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Hà Giang Luận văn ThS 2015 (Trang 124)