Máy đơn sắc (Monochromator)

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-PHÂN TÍCH HỢP CHẤT BẰNG QUANG PHỔ VINABOOKCHEMISTRYHERE (Trang 103)

4. Máy đo AAS

4.4. Máy đơn sắc (Monochromator)

Bức xạ sau khi ra khỏi lò nguyên tử hóa được hướng vào một thiết bị quang học gọi là máy đơn sắc để phân giải thành từng tia đơn sắc riêng biệt. Hầu hết các thiết bị đo phổ hấp thụ và phổ phát xạ nguyên tử hiện nay đều dùng loại máy đơn sắc cách tử. Bằng cách xoay cách tử ta lựa chọn ở khe ra của máy đơn sắc một tia đơn sắc đặc trưng của nguyên tố hóa học cần xác định. Thông thường đó là tia cộng hưởng vì có lực dao động tử lớn nhất.

Cách tử là bộ phận quan trọng của máy AAS. Nó được chế tạo từ những vật liệu đặc biệt và có các rãnh có khỏang cách nhất định

Trong các cách tử hiện đại người ta lựa chọn một góc nghiêng thích hợp để tập trung phần lớn năng lượng của chùm tia tới vào một bậc nào đó. Đa số các cách tử làm việc ở bậc nhiễu xạ m=1 có hiệu quả tập trung năng lượng cao và khi góc nhiễu xạ đúng bằng góc nghiêng của cách tử

4.4.1. Những đặc trưng cơ bản của máy đơn sắc cách tử a. Năng suất phân giải

Đặc trưng quan trọng nhất là năng suất phân giải của máy và được biểu diễn qua công thức sau:

R = Dk.e /f (2.10) hay có thể viết gần đúng như sau:

Rm= m.n.e (2.11) Trong đó: e - là khẩu độ tác dụng của cách tử(mm)

f - độ dài của tiêu cự

m - bậc phản xạ n - số rãnh = 1/b

Khi muốn biết một máy đơn sắc có khả năng phân giải được hai vạch kề nhau hay không thí phải tính được năng suất thực tế của máy bằng công thức sau:

Ry/c = λ /∆λ

Trong đó λ =(λ1 +λ2) /2 và ∆λ = λ1 - λ2, muốn tách được hai vạch liền kề thì Rm >Ry/c.

b. Chiều rộng phổ của khe sk

Thường thì chiều rộng của khe vào và khe ra(s) bằng nhau được tính bằng(mm) theo công thức sau:

sp = s /Dk (nm)

Trong các tài liệu tra cứu thường sử dụng giá trị chiều rộng phổ của khe sk; ví dụ khe 0,2,0,7, 2,0 nm

4.4.2. Bộ dò (Detector)

Là một lọai dụng cụ quang học dùng để thu nhận và phát hiện tín hiệu quang học theo hiệu ứng quang điện của nó.

Với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật, ngày nay người a đã chế tạo ra được nhiều lọai detector quang học kiểu ống có thể khuếch đại tín hiệu đo được lên đến cỡ triệu lần

Nhân quang điện kiểu ống là một lọai dụng cụ để thu nhận tín hiệu quang học có tính chất vạn năng, nó có độ nhạy và độ chọn lọc cao. Vùng phổ họat động của các detector lọai này thường là 190-900nm,

Thông số dải phổ họat động phụ thuộc vào bản chất của nguyên liệu để chế tạo bản catot của nó.

Hệ số khuếch đại của lọai detector này thường đến 106, đôi khi có lọai lên đến 107.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-PHÂN TÍCH HỢP CHẤT BẰNG QUANG PHỔ VINABOOKCHEMISTRYHERE (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)