Ứng dụng của phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS để xác

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-PHÂN TÍCH HỢP CHẤT BẰNG QUANG PHỔ VINABOOKCHEMISTRYHERE (Trang 92)

xác định hàm luợng kim loại và các nguyên tố

3.1. Đối tượng của phương pháp

Đối tượng chính của phương pháp phân tích theo phổ hấp thụ nguyên tử là phân tích lượng nhỏ(lượng vết) các kim loại trong nhiều đối tượng mẫu khác nhau của các chất vô cơ và hữu cơ và đặc biệt là hàm luợng các kim loại có trong dầu mỏ và các phân đoạn dầu mỏ.

Với các trang bị kỹ thuật hiện nay, bằng phương pháp phân tích này người ta có thể định lượng được hầu hết các kim loại(khoảng 65 nguyên tố) và một số á kim đến giới hạn nồng độ cỡ ppm bằng kỹ thuật F-AAS, và đến nồng độ ppb bằng kỹ thuật ETA-AAS với sai số phân tích dao động trong khoảng 3-10%.

Trong khoảng hai đến ba thập kỷ nay, phương pháp phân tích phổ hấp thụ nguyên tử đã được sử dụng khá phổ biến để xác định các kim loại trong các mẫu quặng, đất, đá, nước khoáng, dầu mỏ và các phân đoạn dầu mỏ, các mẫu y học, sinh học, các sản phẩm nông nghiệp, rau quả, thực phẩm, nước uống,các nguyên tố vi lượng trong phân bón, thức ăn gia súc,…

Ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước phát triển, phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử đã trở thành một phương pháp tiêu chuẩn để định lượng nhiều kim loại.

Bên cạnh các kim loại, một vài á kim như Si, P, S, Se, Te, cũng được xác định bằng phương pháp phân tích AAS.

Còn các anion, các á kim, các chất hữu cơ, không có phổ hấp thụ nguyên tử nguyên tử phải xác định theo cách gián tiếp thông qua một kim loại có phổ hấp thụ nguyên tử nhờ một phản ứng hóa học trung gian có tính chất định lượng,như phản ứng tạo kết tủa không tan, tạo phức, đẩy kim loại, hay hòa tan kim loại,... giữa kim loại đo phổ và chất cần phân tích. Đây là một đối tượng mới, phong phú đang được nghiên cứu và phát triển.

Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử đang được phát triển rất nhanh, không những để phân tích các kim loại, mà phương hướng đang phát triển nhất hiện nay là nghiên cứu xác định các chất hữu cơ, như các hợp chất hữu cơ halogen, lưu huỳnh, photpho. Nó cũng đã và đang được sử dụng như là một công cụ phân tích cho nhiều ngành khoa học và kinh tế.

3.2. Những ưu điểm và nhược điểm của phép đo AAS.

Cũng như các phương pháp phân tích khác, phương pháp phân tích phổ hấp thụ nguyên tử cũng có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Các ưu điểm và nhược điểm đó là:

Phép đo phổ hấp thụ nguyên tử có độ nhạy và độ chọn lọc tương đối cao. Gần 60 nguyên tố hóa học có thể được xác định bằng phương pháp này với độ nhậy từ 1.10-4 đến 1.10-5. Đặc biệt, nếu sử dụng kỹ thuật nguyên tử hóa không ngọn lửa thì có thể đạt đến độ nhạy 10-7%. Chính vì có độ nhậy cao, nên phương pháp phân tích này đã được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lãnh vực để xác định lượng vết các kim loại. Đặc biệt là trong phân tích các nguyên tố vi lượng trong các đối tượng mẫu y học, sinh học, nông nghiệp, kiểm tra các hóa chất có độ tinh khiết cao.

Do có độ nhậy cao nên trong nhiều trường hợp không phải làm giàu mẫu nguyên tố cần xác định trước khi phân tích, do đó tốn ít nguyên liệu mẫu, tốn ít thời gian không cần phải dùng nhiều hóa chất tinh khiết cao khi làm giàu mẫu. Mặt khác cũng tránh được sự nhiễm bẩn mẫu khi xử lý qua các giai đoạn phức tạp.

Ưu điểm thứ ba cuả phương pháp này là các động tác thực hiện nhẹ nhàng. Các kết quả phân tích lại có thể được lưu lại trên máy tính. Đồng thời

có thể xác định đồng thời hoặ liên tiếp nhiều nguyên tố trong một mẫu. Các kết quả phân tích rất ổn định, sai số nhỏ.

Trong nhiều trường hợp sai số không quá 15% với vùng nồng độ cỡ 1- 2ppm.

Bên cạnh những ưu điểm, phép đo phổ hấp thụ nguyên tử cũng có một số hạn chế và nhược điểm nhất định.

Mặt khác cũng chính do phép đo có độ nhạy cao, cho nên sự nhiễm bẩn rất có ý nghĩa đối với kết quả phân tích hàm lượng vết. Vì thế môi trường không khí phòng thí nghiệm phải không có bụi. Các dụng cụ, hóa chất dùng trong phép đo phải có độ tinh khiết cao.

Nhược điểm chính của phương pháp phân tích này là chỉ cho ta biết thành phần nguyên tố của chất ở trong mẫu phân tích, mà không chỉ ra trạng thái liên kết của nguyên tố ở trong mẫu. Vì thế nó chỉ là phương pháp phân tích thành phần hóa học của nguyên tố mà thôi.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-PHÂN TÍCH HỢP CHẤT BẰNG QUANG PHỔ VINABOOKCHEMISTRYHERE (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)