VI Sự hài lòng chung về dịch vụ cung ứng hàng hóa
2.4.3 Chọn mẫu nghiêncứu
Phương pháp chọn mẫu Phương pháp chọn mẫu được lựa chọn là phương pháp chọn mẫu phân tầng, sau khi xác định cỡ mẫu phù hợp sẽ được phân bổ theo từng nhóm khách hàng theo lượng nhập hàng bình quân theo từng tháng tính theo đơn vị tính là tiền hàng. Cụ thể trong nghiên cứu này chia các của hàng đại lý thành 05 nhóm là dưới 10 triệu, từ 10 đến 20 triệu, từ 20 đến 30 triệu, từ 30 đến 50 triệu và nhóm lớn hơn 50 triệu. Cơ cấu phân chia mẫu theo tỷ lệ khách hàng tương ứng đối với từng nhóm trên. Cỡ mẫu của nghiên cứu được xác định theo nguyên tắc tối thiểu để đạt được sự tin cậy cần thiết của nghiên cứu.
Cỡ mẫu tối thiểu như thế nào là phù hợp hiện nay còn nhiều ý kiến khác nhau của các nhà nghiên cứu và chưa thống nhất được. Maccallum và cộng sự (1999) đã tóm tắt các quan điểm của các nhà nghiên cứu trước đó về cỡ mẫu tối thiểu đối với phân tích nhân tố. Theo Kline (1979) con số tối thiểu là 100, Guiford (1954) là 200, Comrey và Lee (1992) đưa ra các cỡ mẫu với các quan điểm tưởng ứng: 100 = tệ, 200 = khá, 300 = tốt, 500 = rất tốt,1000 hoặc hơn = tuyệt vời. Nghiên cứu này lấy mầu theo quy tắc của Comrey và Lee (1992), cỡ mẫu được xác định là 200 đạt mức khá.
Đối tượng nghiên cứu: Các chủ các đại lý và nhân viên của các cửa hàng đại lý mà Vinamilk Hà Nội đang cung ứng hàng hóa.
Phương pháp thu thập dữ liệu: Đầu tiên tác giả lập danh sách các cửa hàng đại lý hiện tại đang thực hiện phân phối các sản phẩm của công ty, sau đó phân chia theo từng nhóm đối tượng để thu được con số tổng thể của từng nhóm. Ở đây tác giả chia các nhóm cửa hàng đại lý thành các loại như sau: Nhóm 1 là nhóm các cửa hàng đại lý nhập hàng doanh số 1 tháng dưới 10 triệu đồng, nhóm 2 là các cửa hàng
đại lý nhập hàng doanh số từ 10 – 20 triệu, nhóm 3 là nhóm từ 20 đến 30 triệu, nhóm 4 là nhóm từ 30 – 50 triệu và nhóm 5 là nhóm trên 50 triệu. Căn cứ để lập các nhóm khách hàng này là do đặc điểm kinh doanh của từng cửa hàng đại lý. Tiếp theo căn cứ trên phân bổ cỡ mẫu được xác định cho từng nhóm cửa hàng đại lý để lập danh sách khách hàng được điều tra. Tỷ lệ phân bổ phiếu điều tra được chia theo tỷ lệ khách hàng đang phân phối các sản phẩm của công ty tại thời điểm điều tra. Tại thời điểm nghiên cứu, sơ đồ tuyến của Vinamilk tại Hà Nội có khoảng 4870cửa hàng đại lý đang phân phối, nhưng chúng tôi sẽ lấy 487 cửa hàng đại lý để chọn lọc để lấy mẫu, và được phân bổ cho 220 phiếu điều tra cần thực hiện chia cho 5 nhóm đối tượng theo doanh số được phân bổ chi tiết như tại bảng 2.1. Phương pháp lựa chọn cửa hàng đại lý điều tra trong danh sách của từng nhóm sử dụng công thức bước nhảy k như sau: k = n/m. Trong đó m là số cửa hàng đại lý được xác định trong một nhóm đối tượng, n tổng số cửa hàng đại lý của nhóm đối tượng đó, tỷ số k được làm tròn về số nhỏ hơn ( ví dụ: k = 2.7 sẽ làm tròn về 2). Sau đó lấy từ danh sách của từng nhóm cửa hàng theo thứ tự k, 2k, 3k, … mk. Phương pháp này sẽ đảm bảo tính ngẫu nhiên của mẫu thu thập. Kết quả tính toán phân bổ chỉ tiêu điều tra theo nhóm đối tượng và tính bước nhày k lựa chọn cửa hàng đại lý trả lời câu hỏi như sau:
Bảng 2.2 Phân bổ cỡ mẫu điều tra cho các nhóm cửa hàng đại lý và tính bước nhảy k Nhóm cửa hàng Số lượng (n) Tỷ lệ phân bố tính toán Số lượng điều tra thực tế Bước nhảy k tính toán Bước nhảy k thực tế <10 triệu 122 51.1129 55 2.21818 2 10 – 20 tr 119 53.7577 55 2.16364 2 20 – 30 tr 81 36.5914 35 2.31429 2 30 – 50 tr 79 35.6789 35 2.25714 2 >50 triệu 86 38.8501 40 2.15 2 Tổng 487 220
Sau khi phân bổ danh sách cần lấy mẫu, các phiếu điều tra sẽ được chuyển đến các khách hàng theo danh sách cửa hàng đại lý để tiến hành phỏng vấn. Kết quả thu về
sẽ được tổng hợp và làm sạch dữ liệu (loại bỏ những phiếu điều tra sai hỏng) để đưa vào phân tích bằng thống kê. Lý do lấy nhóm đối tượng làm tiêu chí phân loại mẫu.