Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Đánh giá mức độ hài lòng của các đại lý với dịch vụ cung ứng hàng hóa của Công ty cổ phần Sữa Vinamilk Hà Nội (Trang 26)

1 8 Yêu cầu về chất lượng

1.4.1.Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

Là toàn bộ các yếu tố thuộc tiềm lực của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể kiểm soát ở mức độ nào đó và sử dụng để khai thác các cơ hội kinh doanh. Tiềm năng phản ánh thực lực của doanh nghiệp trên thị trường, đánh giá đúng tiềm năng cho phép doanh nghiệp xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn đồng thời tận dụng được các cơ hội kinh doanh mang lại hiệu quả cao.

Các yếu tố thuộc tiềm năng của doanh nghiệp bao gồm: Sức mạnh về tài chính, tiềm năng về con người, tài sản vô hình, trình độ tổ chức quản lí, trình độ trang thiết bị công nghệ, cơ sở hạ tầng, thương hiệu, chiến lược Marketing, sự đúng đắn của các mục tiêu kinh doanh và khả năng kiểm soát trong quá trình thực hiện mục tiêu .

a) Nguồn nhân lực

Thể hiện ở kiến thức, kinh nghiệm có khả năng đáp ứng cao yêu cầu của doanh nghiệp, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp trung thành luôn hướng về doanh nghiệp có khả năng chuyên môn hóa cao, lao động giỏi có khả năng đoàn kết, năng động biết tận dụng và khai thác các cơ hội kinh doanh…

Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động logistics đặc biệt là thấy rõ được vai trò to lớn của quá trình cung ứng hàng hóa cho khách hàng. Nguồn nhân lực có chất lượng sẽ đảm bảo quá trình cung ứng luôn có hiệu quả, thực hiện và kiểm soát quá trình một cách hiệu quả và chính xác nhất.

b) Cơ sở vật chất kỹ thuật

Vị trí địa lí , cơ sở vật chất của doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp thu hút sự chú ý cuả khách hàng, thuận tiện cho cung cấp thu mua hay thực hiện các hoạt động dự trữ. Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp thể hiện nguồn tài sản cố định mà doanh nghiệp huy động vào kinh doanh bao gồm văn phòng nhà xưởng, các thiết bị chuyên dùng… Điều đó thể hiện thế manh của doanh nghiệp, quy mô kinh doanh cũng như lợi thế trong kinh doanh…

Cơ sở vật chất kỹ thuật được quan tâm, đầu tư sẽ đảm bảo quá trình cung ứng luôn được diễn ra thường xuyên, liên tục, nhanh chóng, thuận tiện, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

c) Tài chính

Sức mạnh về tài chính thể hiện trên tổng nguồn vốn (bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn huy động) mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh. Sức mạnh tài chính thể hiện ở khả năng trả nợ ngắn hạn, dài hạn, các tỷ lệ về khả năng sinh lời của doanh nghiệp…

Sức mạnh tài chính ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp cung ứng, vì vậy doanh nghiệp cần đầu tư hơn vào quá trình cung ứng hàng, các bước xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa, triển khai quá trình cung ứng và kiểm soát quá trình cung ứng. Cần sử dụng nguồn tài chính hợp lý, chú trọng đầu tư vào những bước quan trọng trong quá trình cung ứng thúc đẩy quá trình cung ứng diễn ra liên tục và hiệu quả nhất.

d) Thương hiệu

Là các yếu tố tạo nên thế lực của doanh nghiệp trên thị trường, các tiềm lực vô hình tạo nên khả năng ảnh hưởng đến sự lựa chọn, chấp nhận và ra quyết định mua hàng của khách hàng. Trong mối quan hệ thương mại thương hiệu doanh nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác mua hàng, tạo nguồn cũng như khả năng cạnh tranh thu hút khách hàng, mở rộng thị trường kinh doanh…

Thương hiệu của doanh nghiệp là hình ảnh uy tín của doanh nghiệp trên thị trường hay mức độ nổi tiếng cuả nhãn hiệu, hay khả năng giao tiếp và uy tín của người lãnh đạo trong các mối quan hệ xã hội… Nhờ đó mà quá trình cung ứng hàng hóa được thúc đẩy, diễn ra liên tục và tạo được lòng tin đối với khách hàng.

e) Chiến lược Marketing

Marketing ra đời là kết quả tất yếu của hoạt động kinh doanh trong thời kỳ toàn cầu hoá. Hoạt động marketing có ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Marketing giúp cho quá trình mua bán hàng hóa diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.

Chiến lược marketing bao gồm: Chiến lược cạnh tranh, chiến lược định vị, chiến lược marketing mix. Doanh nghiệp cần tập trung nghiên cứu chiến lược marketing đánh giá được vị trí của doanh nghiệp trên thị trường, đánh giá được đối thủ cạnh tranh, khách hàng mục tiêu, đưa ra được những điểm lợi thế của doanh nghiệp so với các đối thủ khác và xây dựng chiến lực marketing mix hợp lý. Từ đó quá trình cung ứng hàng hóa cho khách hàng đạt hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Đánh giá mức độ hài lòng của các đại lý với dịch vụ cung ứng hàng hóa của Công ty cổ phần Sữa Vinamilk Hà Nội (Trang 26)