Tăng cường công tác kiểm định chất lượng đàotạo trong nhà trường

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các trường Cao đẳng Kỹ thuật thuộc Bộ Công thương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 92)

- sinh viên

4.2.7.Tăng cường công tác kiểm định chất lượng đàotạo trong nhà trường

* Mục đích và yêu cầu của giải pháp

Kiểm định chất lượng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy nghề, là một công cụ hữu hiệu bảo đảm chất lượng đào tạo. Kiểm định chất lượng dạy nghề nhằm đánh giá, xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung dạy nghề đối với cơ sở dạy nghề, một mặt, giúp các cơ sở dạy nghề tự đánh giá và hoàn thiện các điều kiện bảo đảm chất lượng; mặt khác, giúp cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề đánh giá, qua đó công bố với xã hội về thực trạng chất lượng của cơ sở dạy nghề để người học và xã hội biết được thực trạng chất lượng đào tạo và giám sát. Kết quả kiểm định cũng là cơ sở giúp các cơ quan quản lý các cấp có chính sách phù hợp để phát triển dạy nghề.

* Nội dung của giải pháp

Dựa trên các quy định về kiểm định và các quy định cụ thể về các chuẩn mực (tiêu chuẩn, tiêu chí) theo quyết định 65/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/11/2007 về hệ thống tiêu chuẩn và đánh giá chất lượng của các cơ sở GDĐH gồm 10 tiêu chuẩn: Mục tiêu và nhiệm vụ; Tổ chức quản lý; Hoạt động dạy và học; Chương trình đào tạo; thư viện, cơ sở vật chất thiết bị, nghiên cứu khoa học, quan hệ quốc tế và tài chính của trường:

- Thu thập và phân tích tổng hợp các thông tin, tư liệu phản ánh thực trạng công tác đào tạo của trường.

-Tổ chức lấy ý kiến nhận xét của cán bộ, GV, HS về chất lượng đào tạo. -Tự đánh giá theo các tiêu chuẩn, phân tích các mặt mạnh mặt yếu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Cách thức tiến hành

- Thành lập hội đồng và ban thư ký tự đánh giá chất lượng đào tạo của các nhà trường: Hội đồng tự đánh giá có vai trò quyết định trong việc triển khai tự đánh giá, hội đồng có chức năng thẩm định, phê duyệt bản báo cáo tự đánh giá vì vậy chủ tịch Hội đồng nhất thiết là Hiệu trưởng, các thành viên trong Hội đồng là những cán bộ chủ chốt của cơ sở đào tạo, nắm được các hoạt đông đào tạo của trường theo các tiêu chuẩn.

- Lập kế hoạch về tiến trình tự đánh giá và công việc triển khai tự kiểm định: Việc xây dựng kế hoạch tự đánh giá đòi hỏi hợp lý với các điều kiện về thời gian, nguồn lực và đội ngũ tham gia viết báo cáo, tổ chức thống kê số liệu các minh chứng một cách khoa học, khẩn trương.

- Mời các chuyên gia tư vấn về các công việc: Lựa chọn minh chứng tích hợp; Hoàn thiện các báo cáo tiêu chí; hoàn thiện các báo cáo tiêu chuẩn và hoàn thiện báo cáo tự đánh giá.

- Tổ chức tập huấn cho cán bộ, chuyên gia.

- Phân công cụ thể trách nhiệm công việc cho từng người trong việc xây dựng đề cương, thu thập thông tin, tư liệu của trường, chuẩn bị và xây dựng câu hỏi lấy ý kiến đánh giá của cán bộ, GV và HS.

- Viết báo cáo tiêu chí, tiêu chuẩn, tổ chức hội thảo và hoàn thiện báo cáo tự đánh giá.

- Trình văn bản chính thức báo cáo tự đánh giá lên cấp trên.

Tự đánh giá chất lượng đào tạo ở các Nhà trường và việc kiểm định chất lượng được thực hiện từ năm 2007 đến nay. Về hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề các cơ sở dạy nghề, trong giai đoạn (2008 - 2010), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức thí điểm kiểm định 65 trường Trung cấp nghề, 10 Trung tâm dạy nghề, xây dựng đội ngũ kiểm định viên chất lượng dạy nghề và nâng cao nhận thức cho các cơ quan quản lý và các cơ sở dạy nghề. Tuy nhiên đây là công việc còn rất mới, công việc phức tạp, nhận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thức về công tác đánh giá và kiểm định chất lượng chưa đồng đều, chưa hiểu hết tác dụng của kiểm định chất lượng đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo bằng việc xác định các mặt mạnh, mặt yếu, kế hoạch, giải pháp khắc phục cũng như là cách triển khai đánh giá. Vì vậy để làm tốt công tác này đối với các nhà trường cần phải mở rộng tuyên truyền, giới thiệu hoạt động kiểm định chất lượng đến từng cán bộ, từng GV, nhận thức đúng hơn về công tác quản lý chất lượng đào tạo nói chung và đánh giá kiểm định nói riêng, cần đầu tư thời gian cũng như kinh phí cho hoạt động này.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các trường Cao đẳng Kỹ thuật thuộc Bộ Công thương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 92)