- sinh viên
4.2.1. Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình đàotạo nghề
* Mục đích và yêu cầu của giải pháp
- Xây dựng mục tiêu đào tạo sát với yêu cầu sản xuất thực tiễn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề của địa phương và của xã hội.
- Mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo phải được cải tiến thường xuyên để đáp ứng kịp với sự phát triển của khoa học và công nghệ, tích hợp giữa lý thuyết và thực hành và các MODULE, chú trọng đến kỹ năng thực hành nghề và khả năng thích ứng của học sinh đối với sự biến đổi của công nghệ và thực tế sản xuất đồng thời có cấu trúc linh hoạt phù hợp với nhu cầu đa dạng của thị trường lao động cũng như của người học.
- Đảm bảo khả năng liên thông giữa các bậc học, ngành học để cho
người học có thể học lên cao hơn hay học thêm nghề mới.
* Nội dung của giải pháp:
- Để đảm bảo sát với chương trình mục tiêu, nhà trường cần tổ chức các nhóm chuyên gia khảo sát, đánh giá nhu cầu của doanh nghiệp về các ngành nghề cụ thể nhằm đáp ứng cho việc phân tích nghề và xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo nghề
- Phân tích nghề theo DACUM cho từng nghề cụ thể và xây dựng các tiêu chí cụ thể cho các tiêu chí về: chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc từ thực tiễn sản xuất của doanh nghiệp đặt ra đối với người lao động .
- Ứng dụng các tiêu chuẩn kỹ năng nghề cho các nghề mà Tổng cục dạy nghề đã tổ chức biên soạn để định hướng xây dựng chương trình, giáo trình phù hợp với mục tiêu đề ra, trên cơ sở đảm bảo tính liên thông giữa các bậc đào tạo.
- Nêu rõ yêu cầu trình độ đầu vào đối với từng nghề, thời gian đào tạo; xác định trình độ đầu ra, sản phẩm đào tạo đáp ứng yêu cầu chung của nghề và phục vụ tốt cho thực tiễn sản xuất ở địa phương cũng như của xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Cách thức tiến hành:
- Trên cơ sở chương trình khung do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định cho từng hệ đào tạo,Nhà trường tiến hành triển khai cụ thể chương trình đào tạo cho từng ngành học.Các môn học chuyên ngành đưa vào chương trình đào tạo của mỗi ngành nghề cần phải đảm bảo tính thực tiễn, đảm bảo tính cân đối về thời gian học lý thuyết và thực hành của môn học đó.
- Tổ chức điều tra khảo sát lấy ý kiến từ các doanh nghiệp, rà soát lại các nội dung chương trình đào tạo hiện có, đánh giá mức độ phù hợp với thực tiễn sản xuất, vận dụng các chương trình đào tạo tiên tiến của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có uy tín trong khu vực và trên thế giới
- Tổ chức hội thảo tiến hành thảo luận về mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, trên cơ sở đó, nhà trường tiến hành xây dựng nội dung, chương trình chi tiết đối với từng môn học, trên cơ sở mục tiêu và thời gian đào tạo.
- Lựa chọn các chuyên gia có khả năng về phân tích nghề và phân tích từng nội dung cụ thể của công việc trong mỗi nghề. Đảm bảo chương trình chi tiết môn học chuyên ngành sát với thực tế yêu cầu của xã hội cũng như năng lực sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp.
- Đánh giá, tổng hợp xây dựng dự thảo mục tiêu, nội dung chương trình, lấy ý kiến của các cơ quan quản lý giáo dục, các trường, các cơ sở đào tạo và của DN.
- Sau mỗi khóa học nhà trường cần có một quy trình thu thập thông tin từ phía người học để đánh giá chương trình đào tạo. Đồng thời tổ chức “Hội nghị khách hàng” mời các chuyên gia có trình độ cao, các nhà quản lý doanh nghiệp tham gia trong việc điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo.
- Đầu tư kinh phí cho công tác điều tra, khảo sát lấy ý kiến từ các doanh nghiệp đã sử dụng lao động là đối tượng HS của trường đồng thời cần tổ chức đội ngũ có khả năng thu thập điều chỉnh thông tin từ phía người học, phải có những người có kinh nghiệm mới có thể đánh giá sát thực tiễn và đạt hiệu quả cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Làm tốt công tác xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo nghề sẽ giúp nhà trường trong:
+ Thiết kế chương trình đào tạo; + Công tác tuyển sinh;
+ Xác định nội dung đào tạo; + Đánh giá sự thực hiện;
+ Công nhận và cấp văn bằng chứng chỉ;
+ Xác định nơi làm việc của sinh viên, học sinh;
+ Hướng dẫn học sinh, sinh viên thăng tiến trong nghề nghiệp; + Xây dựng ngân hàng đề thi đánh giá cấp chứng chỉ.