Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các trường Cao đẳng Kỹ thuật thuộc Bộ Công thương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 84)

- sinh viên

4.2.3.Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục

* Mục đích và yêu cầu của giải pháp

- Nâng cao chất lượng đào tạo trước hết đòi hỏi nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ GV tại các cơ sở đào tạo nghề. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn: “Chuẩn giáo

viên, giảng viên dạy nghề” là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính

trị, đạo đức, lối sống, năng lực nghề nghiệp mà giáo viên, giảng viên dạy nghề cần đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu dạy nghề

- Nhanh chóng xây dựng đội ngũ giáo viên có đủ số lượng, với chất lượng cao về tư tưởng đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ và cơ cấu hợp lý theo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đúng quy hoạch ngắn và dài hạn, phù hợp với yêu cầu phát triển của của trường từ nay cho tới năm 2020.

* Nội dung của giải pháp

- Khảo sát đội ngũ giáo viên trên tất cả các mặt: Kiến thức chuyên môn, kỹ năng sư phạm, hiểu biết về công nghệ mới.

- Tiến hành rà soát, sắp xếp lại đội ngũ viên chức, cán bộ quản lý giáo dục để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm đủ số lượng và cân đối về cơ cấu; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

- Căn cứ vào luật dạy nghề ngày 29/11/2006, luật giáo dục ngày 14/6/2005 và thông tư số: 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 9 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề để xác định các tiêu chí để bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm và kỹ năng thực tiễn cho GV giảng dạy.

- Nội dung tăng cường bồi dưỡng gồm:

+ Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống + Năng lực chuyên môn

+ Năng lực sư phạm dạy nghề

+ Năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học

* Cách thức tiến hành

- Các cơ sở dạy nghề tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên, giảng viên theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Lập kế hoạch khảo sát và phân tích đánh giá thực trạng đội ngũ, khả năng tiếp nhận về bồi dưỡng kiến thức mới.

- Hàng năm nhà trường tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên để có cơ sở quy hoạch đội ngũ, xây dựng đội ngũ cốt cán làm nòng cốt, đào tạo bồi dưỡng và đào tạo lại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tăng cường bồi dưỡng nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên trên các mặt:

+ Tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên một cách thường xuyên, nhất là nâng cao khả năng tự học tự bồi dưỡng của giáo viên. Cụ thể thực hiện chỉ thị số 40-CT/TW của Ban bí thư ngày 15/6/2004 về việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo: "Tiến hành rà soát, sắp

xếp lại đội ngũ nhà giáo để có kế hoạch bồi dưỡng đảm bảo đủ số lượng, cân đối về cơ cấu; nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo" và Quyết định số 57/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 25/8/2008 của Bộ

Lao động Thương binh và Xã hội về sử dụng, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề là: Bồi dưỡng thường xuyên cho tất cả các giáo viên, bồi dưỡng nâng cao, bồi dưỡng cho giáo viên chưa đạt chuẩn. Nội dung bồi dưỡng tập trung vào các vấn đề: Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học.

+ Xây dựng phong trào tự học tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ bằng cách mỗi GV đăng ký kế hoạch tự học tự đầu năm như tham gia viết bài cho các hội thảo nghề, viết sáng kiến kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học.

- Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các trường Cao đẳng Kỹ thuật thuộc Bộ Công thương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 84)