- sinh viên
4.2.5. Đẩy mạnh giáo dục đạo đức nghề nghiệp và rèn luyện tác phong
công nghiệp cho học sinh
* Mục đích và yêu cầu của giải pháp
- Thực hiện công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống cho học sinh, sinh viên nhằm hình thành, rèn luyện và phát triển phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống văn minh, tiến bộ, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên trong trường là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên của các trường.
* Nội dung của giải pháp
- Đánh giá về thực trạng và tác phong công nghiệp của HS qua kết quả đánh giá của giáo viên, cán bộ quản lý và các doanh nghiệp có sử dụng lao động. Từ đó xây dựng nội dung, biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cũng như rèn luyện tác phong công nghiệp cho HSSV.
- Nội dung của công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên bao gồm:
+ Giáo dục phẩm chất chính trị: Giáo dục lòng yêu nước, lý tưởng cộng sản, niềm tin đối với sự lãnh đạo của Đảng, bản lĩnh chính trị, ý thức chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và thái độ tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, phân biệt, đánh giá các sự kiện chính trị, xã hội, nhận ra và phê phán những âm mưu, thủ đoạn chính trị của các thế lực thù địch.
+ Giáo dục đạo đức: Giáo dục lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, biết trân trọng các giá trị đạo đức của dân tộc, xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân, tư cách, tác phong đúng đắn của người công dân. Các chuẩn mực đạo đức trong các quan hệ xã hội, phê phán những hành vi không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức; đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp.
+ Nội dung công tác giáo dục lối sống: Giáo dục nhận thức, hành vi, thói quen của lối sống văn minh, tiến bộ, phù hợp với bản sắc dân tộc Việt Nam, trách nhiệm của cá nhân trước tập thể và cộng đồng, biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ, phù hợp với bản sắc dân tộc, biết phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ
- Nội dung giáo dục tác phong công nghiệp: + Ý thức chấp hành tổ chức kỷ luật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Tính chủ động và sáng tạo trong công việc được giao
* Cách thức tiến hành
- Tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện các quy định về công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên: Đây là công tác vô cùng quan trọng trong công tác giáo dục của nhà trường, nếu làm tốt công tác này sẽ góp phần rất lớn vào công tác nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Để làm việc này phải có sự chỉ đạo sát sao của Đảng uỷ, Ban giám hiệu, phát huy tốt vai trò của các tổ chức đoàn thể đặc biệt là tổ chức Đoàn thanh niên trong nhà trường. Tổ chức Tuần sinh hoạt công dân- học sinh, sinh viên đầu khoá, cuối khoá, đầu năm học và tổ chức sinh hoạt theo các chuyên đề như: Giáo dục an toàn giao thông, phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm, kỹ năng sống, giáo dục truyền thống, đạo đức nghề nghiệp…
- Nhà trường cần phát động sâu rộng phong trào thực hiện các cuộc vận động với sự tham gia của tất cả giáo viên, học sinh- sinh viên; lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh một cách hiệu quả trong các giờ học chính khóa và ngoại khóa
- Tổ chức hội thảo giữa nhà trường và doanh nghiệp và đánh giá thực trạng đạo đức nghề nghiệp và tác phong công nghiệp của học sinh trên cơ sở đó tập trung vào việc kế hoạch hóa công tác dạy nghề một cách đồng bộ, bảo đảm sự cân đối ngay trong các chương trình đào tạo, các môn đào tạo…, cũng như sự cân bằng giữa giáo dục và dạy nghề.
- Giáo dục HS về đạo đức lối sống, tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật và cần có sự vào cuộc, sự phối hợp đồng bộ của các tổ chức chính trị xã hội trong nhà trường, giữa gia đình, nhà trường và xã hội tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi để HS yêu mến trường hơn, từ đó sẽ chấp hành tốt nội quy, quy chế của trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/