- sinh viên
3.4.3. Nguyên nhân
- Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động dạy nghề chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ. Cơ chế, chính sách của Nhà nước còn chậm, chưa đồng bộ.
- Một số chính sách đã ban hành, nhưng chưa phát huy hiệu quả, chưa thực sự khuyến khích các trường có đào tạo nghề ổn định và phát triển.
- Nhận thức về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với công tác đào tạo nghề còn nhiều hạn chế.
-Tư duy của lãnh đạo các trường còn nhiều hạn chế chưa theo kịp sự phát triển của kinh tế- xã hội trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế do đó dẫn đến yếu kém trong công tác điều hành, quản lý, chưa xây dựng được chương trình, kế hoạch cụ thể trong công tác đào tạo nghề phục vụ nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT THUỘC BỘ
CÔNG THƢƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
4.1. Căn cứ đề xuất định hƣớng và giải pháp
- Căn cứ vào định hướng và mục tiêu chiến lược phát triển của giáo dục Việt nam trong giai đoạn 2009-2020, đó là: “Chất lượng và hiệu quả giáo dục
được nâng cao, tiếp cận được với chất lượng giáo dục của khu vực và quốc tế”;
cụ thể đối với giáo dục nghề nghiệp thì: “Sau khi hoàn thành các chương trình
giáo dục nghề nghiệp, học sinh có năng lực và có đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật lao động và tác phong lao động hiện đại, có khả năng sử dụng ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh trong học tập và làm việc tương đương với học sinh ở các nước phát triển trong khu vực, có khả năng tham gia vào thị trường lao động quốc tế. Đến 2020 có trên 95% số học sinh tốt nghiệp được các doanh nghiệp và cơ quan sử dụng lao động đánh giá đáp ứng được các yêu cầu của công việc.”
- Căn cứ vào yêu cầu của xã hội trong xu thế phát triển và hội nhập kinh tế toàn cầu đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao cho đất nước đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng. Thực hiện Chiến lược phát triển dạy nghề đến năm 2020 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng thì mục tiêu đến năm 2020 là tạo sự đột phá về chất lượng dạy nghề theo hướng tiếp cận trình độ khu vực và thế giới nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có kiến thức, năng lực thực hành nghề, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tác phong công nghiệp đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và xuất khẩu lao động. Đề cương cũng đặt ra những mục tiêu dạy nghề cho từng giai đoạn cụ thể, đề ra những giải pháp để công tác dạy nghề có sự chuyển biến thực sự về lượng và chất, tăng quy mô đào tạo nghề để đến năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 65%; gắn kết dạy nghề với doanh nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
4.2. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề
4.2.1. Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo nghề * Mục đích và yêu cầu của giải pháp * Mục đích và yêu cầu của giải pháp
- Xây dựng mục tiêu đào tạo sát với yêu cầu sản xuất thực tiễn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề của địa phương và của xã hội.
- Mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo phải được cải tiến thường xuyên để đáp ứng kịp với sự phát triển của khoa học và công nghệ, tích hợp giữa lý thuyết và thực hành và các MODULE, chú trọng đến kỹ năng thực hành nghề và khả năng thích ứng của học sinh đối với sự biến đổi của công nghệ và thực tế sản xuất đồng thời có cấu trúc linh hoạt phù hợp với nhu cầu đa dạng của thị trường lao động cũng như của người học.
- Đảm bảo khả năng liên thông giữa các bậc học, ngành học để cho
người học có thể học lên cao hơn hay học thêm nghề mới.
* Nội dung của giải pháp:
- Để đảm bảo sát với chương trình mục tiêu, nhà trường cần tổ chức các nhóm chuyên gia khảo sát, đánh giá nhu cầu của doanh nghiệp về các ngành nghề cụ thể nhằm đáp ứng cho việc phân tích nghề và xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo nghề
- Phân tích nghề theo DACUM cho từng nghề cụ thể và xây dựng các tiêu chí cụ thể cho các tiêu chí về: chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc từ thực tiễn sản xuất của doanh nghiệp đặt ra đối với người lao động .
- Ứng dụng các tiêu chuẩn kỹ năng nghề cho các nghề mà Tổng cục dạy nghề đã tổ chức biên soạn để định hướng xây dựng chương trình, giáo trình phù hợp với mục tiêu đề ra, trên cơ sở đảm bảo tính liên thông giữa các bậc đào tạo.
- Nêu rõ yêu cầu trình độ đầu vào đối với từng nghề, thời gian đào tạo; xác định trình độ đầu ra, sản phẩm đào tạo đáp ứng yêu cầu chung của nghề và phục vụ tốt cho thực tiễn sản xuất ở địa phương cũng như của xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Cách thức tiến hành:
- Trên cơ sở chương trình khung do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định cho từng hệ đào tạo,Nhà trường tiến hành triển khai cụ thể chương trình đào tạo cho từng ngành học.Các môn học chuyên ngành đưa vào chương trình đào tạo của mỗi ngành nghề cần phải đảm bảo tính thực tiễn, đảm bảo tính cân đối về thời gian học lý thuyết và thực hành của môn học đó.
- Tổ chức điều tra khảo sát lấy ý kiến từ các doanh nghiệp, rà soát lại các nội dung chương trình đào tạo hiện có, đánh giá mức độ phù hợp với thực tiễn sản xuất, vận dụng các chương trình đào tạo tiên tiến của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có uy tín trong khu vực và trên thế giới
- Tổ chức hội thảo tiến hành thảo luận về mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, trên cơ sở đó, nhà trường tiến hành xây dựng nội dung, chương trình chi tiết đối với từng môn học, trên cơ sở mục tiêu và thời gian đào tạo.
- Lựa chọn các chuyên gia có khả năng về phân tích nghề và phân tích từng nội dung cụ thể của công việc trong mỗi nghề. Đảm bảo chương trình chi tiết môn học chuyên ngành sát với thực tế yêu cầu của xã hội cũng như năng lực sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp.
- Đánh giá, tổng hợp xây dựng dự thảo mục tiêu, nội dung chương trình, lấy ý kiến của các cơ quan quản lý giáo dục, các trường, các cơ sở đào tạo và của DN.
- Sau mỗi khóa học nhà trường cần có một quy trình thu thập thông tin từ phía người học để đánh giá chương trình đào tạo. Đồng thời tổ chức “Hội nghị khách hàng” mời các chuyên gia có trình độ cao, các nhà quản lý doanh nghiệp tham gia trong việc điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo.
- Đầu tư kinh phí cho công tác điều tra, khảo sát lấy ý kiến từ các doanh nghiệp đã sử dụng lao động là đối tượng HS của trường đồng thời cần tổ chức đội ngũ có khả năng thu thập điều chỉnh thông tin từ phía người học, phải có những người có kinh nghiệm mới có thể đánh giá sát thực tiễn và đạt hiệu quả cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Làm tốt công tác xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo nghề sẽ giúp nhà trường trong:
+ Thiết kế chương trình đào tạo; + Công tác tuyển sinh;
+ Xác định nội dung đào tạo; + Đánh giá sự thực hiện;
+ Công nhận và cấp văn bằng chứng chỉ;
+ Xác định nơi làm việc của sinh viên, học sinh;
+ Hướng dẫn học sinh, sinh viên thăng tiến trong nghề nghiệp; + Xây dựng ngân hàng đề thi đánh giá cấp chứng chỉ.
4.2.2. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy, tính tích cực chủ động của người học chủ động của người học
* Mục đích và yêu cầu của giải pháp
- Khuyến khích học sinh phương pháp tự học tập, rèn luyện, giúp học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong phát hiện và giải quyết vấn đề để chiếm lĩnh tri thức mới, tự hình thành và phát triển kỹ năng mới; trong đó có kỹ năng tự đánh giá năng lực của bản thân học sinh.
- Giúp cho giáo viên của trường nâng cao năng lực chuyên môn về nghiệp vụ sư phạm cũng như tay nghề thực hành kỹ thuật.
* Nội dung của giải pháp
- Khảo sát và đánh giá thực trạng về việc áp dụng các phương pháp giảng dạy trong nhà trường để nghiên cứu, áp dụng các phương pháp giảng dạy khác nhau cho phù hợp với từng đối tượng học sinh cũng như phù hợp với từng ngành nghề đào tạo.
-Áp dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học. Do đào tạo nghề có tính đặc thù riêng đó là phải có sự gắn kết giữa lý thuyết và thực hành nên trong quá trình giảng dạy cần áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực đó là: Phương pháp dạy học trực quan, phương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
pháp dạy học theo nhóm, phương pháp dạy học sử phương tiện kỹ thuật hiện đại vào dạy học.
* Cách thức tiến hành
- Khảo sát đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên tại các cơ sở đào tạo, khảo sát và thống kê việc ứng dụng các phương pháp giảng dạy.. trên cơ sở đó phân loại giáo viên về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.
- Nâng cao hơn nữa nhận thức của giáo viên và học sinh: Trước hết cần quán triệt trong tập thể giáo viên nhà trường việc đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu khách quan của quá trình đào tạo, có đổi mới phương pháp dạy học thì mới nâng cao được chất lượng đào tạo đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Nhà trường trong giai đoạn hiện nay; Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức nghề nghiệp cho GVDN làm cho họ nhận thức đúng đắn được vị trí vai trò trách nhiệm của GV đối với sự nghiệp của nhà trường. Bằng cách tổ chức học tập, phổ biến về các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đến từng giáo viên và nâng cao vai trò chủ động, sáng tạo của từng Đảng viên là các nhà giáo và các cán bộ viên chức của trường.
- Đánh giá về cơ sở vật chất, các điều kiện cần thiết phục vụ cho giảng dạy và học tập có thể mua sắm thêm, sửa chữa, cải tạo…
- Đổi mới phương pháp đào tạo theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh gồm các phương pháp: Phương pháp thảo luận, phương pháp dạy học trực quan, phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp sử lý các tình huống, phương pháp học hợp tác…
+ Đối với nội dung bài giảng lý thuyết: Nên kết hợp hài hoà phương pháp thuyết trình với phương pháp phát vấn, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp nghiên cứu tình huống, phương pháp thảo luận nhóm...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Đối với nội dung bài giảng thực hành: Nên sử dụng phương pháp dạy học trực quan, phương pháp thí nghiệm, phương pháp xử lý tình huống cụ thể, phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ trong dạy thực hành, phương pháp luyện tập, tổ chức tham quan, thực tập tại các doanh nghiệp để tiếp cận thực tế sản xuất..
- Tăng cường hướng dẫn cho học sinh đổi mới phương pháp học, đặc biệt là khả năng tự học, tự nghiên cứu:
- Đổi mới phương pháp dạy phải thực hiện đồng thời đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và công tác thi đua khen thưởng.
Trên thực tế, trong qúa trình dạy học người học vừa là đối tượng của hoạt động dạy, lại vừa là chủ thể của hoạt động học. Thông qua hoạt động học, dưới sự chỉ đạo của thầy, người học phải tích cực chủ động cải biến chính mình về kiến thức, kĩ năng, thái độ, hoàn thiện nhân cách, không ai làm thay cho mình được. Vì vậy, nếu người học không tự giác chủ động, không chịu học, không có phương pháp học tốt thì hiệu quả của việc dạy sẽ rất hạn chế.
Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công.
4.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục * Mục đích và yêu cầu của giải pháp * Mục đích và yêu cầu của giải pháp
- Nâng cao chất lượng đào tạo trước hết đòi hỏi nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ GV tại các cơ sở đào tạo nghề. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn: “Chuẩn giáo
viên, giảng viên dạy nghề” là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính
trị, đạo đức, lối sống, năng lực nghề nghiệp mà giáo viên, giảng viên dạy nghề cần đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu dạy nghề
- Nhanh chóng xây dựng đội ngũ giáo viên có đủ số lượng, với chất lượng cao về tư tưởng đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ và cơ cấu hợp lý theo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đúng quy hoạch ngắn và dài hạn, phù hợp với yêu cầu phát triển của của trường từ nay cho tới năm 2020.
* Nội dung của giải pháp
- Khảo sát đội ngũ giáo viên trên tất cả các mặt: Kiến thức chuyên môn, kỹ năng sư phạm, hiểu biết về công nghệ mới.
- Tiến hành rà soát, sắp xếp lại đội ngũ viên chức, cán bộ quản lý giáo dục để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm đủ số lượng và cân đối về cơ cấu; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
- Căn cứ vào luật dạy nghề ngày 29/11/2006, luật giáo dục ngày 14/6/2005 và thông tư số: 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 9 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề để xác định các tiêu chí để bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm và kỹ năng thực tiễn cho GV giảng dạy.
- Nội dung tăng cường bồi dưỡng gồm:
+ Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống + Năng lực chuyên môn
+ Năng lực sư phạm dạy nghề
+ Năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học
* Cách thức tiến hành
- Các cơ sở dạy nghề tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên, giảng viên theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Lập kế hoạch khảo sát và phân tích đánh giá thực trạng đội ngũ, khả năng tiếp nhận về bồi dưỡng kiến thức mới.
- Hàng năm nhà trường tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên để có cơ sở quy hoạch đội ngũ, xây dựng đội ngũ cốt cán làm nòng cốt, đào tạo bồi dưỡng và đào tạo lại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Tăng cường bồi dưỡng nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên trên các mặt:
+ Tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên một cách thường xuyên, nhất là nâng cao khả năng tự học tự bồi dưỡng của giáo viên. Cụ thể thực hiện chỉ thị số 40-CT/TW của Ban bí thư ngày 15/6/2004 về việc xây dựng và nâng cao