Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy, tính tích cực

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các trường Cao đẳng Kỹ thuật thuộc Bộ Công thương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 82)

- sinh viên

4.2.2. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy, tính tích cực

chủ động của người học

* Mục đích và yêu cầu của giải pháp

- Khuyến khích học sinh phương pháp tự học tập, rèn luyện, giúp học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong phát hiện và giải quyết vấn đề để chiếm lĩnh tri thức mới, tự hình thành và phát triển kỹ năng mới; trong đó có kỹ năng tự đánh giá năng lực của bản thân học sinh.

- Giúp cho giáo viên của trường nâng cao năng lực chuyên môn về nghiệp vụ sư phạm cũng như tay nghề thực hành kỹ thuật.

* Nội dung của giải pháp

- Khảo sát và đánh giá thực trạng về việc áp dụng các phương pháp giảng dạy trong nhà trường để nghiên cứu, áp dụng các phương pháp giảng dạy khác nhau cho phù hợp với từng đối tượng học sinh cũng như phù hợp với từng ngành nghề đào tạo.

-Áp dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học. Do đào tạo nghề có tính đặc thù riêng đó là phải có sự gắn kết giữa lý thuyết và thực hành nên trong quá trình giảng dạy cần áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực đó là: Phương pháp dạy học trực quan, phương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

pháp dạy học theo nhóm, phương pháp dạy học sử phương tiện kỹ thuật hiện đại vào dạy học.

* Cách thức tiến hành

- Khảo sát đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên tại các cơ sở đào tạo, khảo sát và thống kê việc ứng dụng các phương pháp giảng dạy.. trên cơ sở đó phân loại giáo viên về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.

- Nâng cao hơn nữa nhận thức của giáo viên và học sinh: Trước hết cần quán triệt trong tập thể giáo viên nhà trường việc đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu khách quan của quá trình đào tạo, có đổi mới phương pháp dạy học thì mới nâng cao được chất lượng đào tạo đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Nhà trường trong giai đoạn hiện nay; Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức nghề nghiệp cho GVDN làm cho họ nhận thức đúng đắn được vị trí vai trò trách nhiệm của GV đối với sự nghiệp của nhà trường. Bằng cách tổ chức học tập, phổ biến về các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đến từng giáo viên và nâng cao vai trò chủ động, sáng tạo của từng Đảng viên là các nhà giáo và các cán bộ viên chức của trường.

- Đánh giá về cơ sở vật chất, các điều kiện cần thiết phục vụ cho giảng dạy và học tập có thể mua sắm thêm, sửa chữa, cải tạo…

- Đổi mới phương pháp đào tạo theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh gồm các phương pháp: Phương pháp thảo luận, phương pháp dạy học trực quan, phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp sử lý các tình huống, phương pháp học hợp tác…

+ Đối với nội dung bài giảng lý thuyết: Nên kết hợp hài hoà phương pháp thuyết trình với phương pháp phát vấn, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp nghiên cứu tình huống, phương pháp thảo luận nhóm...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Đối với nội dung bài giảng thực hành: Nên sử dụng phương pháp dạy học trực quan, phương pháp thí nghiệm, phương pháp xử lý tình huống cụ thể, phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ trong dạy thực hành, phương pháp luyện tập, tổ chức tham quan, thực tập tại các doanh nghiệp để tiếp cận thực tế sản xuất..

- Tăng cường hướng dẫn cho học sinh đổi mới phương pháp học, đặc biệt là khả năng tự học, tự nghiên cứu:

- Đổi mới phương pháp dạy phải thực hiện đồng thời đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và công tác thi đua khen thưởng.

Trên thực tế, trong qúa trình dạy học người học vừa là đối tượng của hoạt động dạy, lại vừa là chủ thể của hoạt động học. Thông qua hoạt động học, dưới sự chỉ đạo của thầy, người học phải tích cực chủ động cải biến chính mình về kiến thức, kĩ năng, thái độ, hoàn thiện nhân cách, không ai làm thay cho mình được. Vì vậy, nếu người học không tự giác chủ động, không chịu học, không có phương pháp học tốt thì hiệu quả của việc dạy sẽ rất hạn chế.

Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các trường Cao đẳng Kỹ thuật thuộc Bộ Công thương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)