Ngôn ngữ giàu chất văn xuôi, đậm chất đời thƣờng trong thơ tự do

Một phần của tài liệu Thơ Chử Văn Long nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 104)

6. Bố cục luận văn

3.3.1. Ngôn ngữ giàu chất văn xuôi, đậm chất đời thƣờng trong thơ tự do

Khi ý thức về xã hội với những khuôn phép, rào cản bó buộc nhƣ thời trung đại buộc các thi nhân sáng tạo các thể thơ cách luật rõ ràng. Nhƣng khi ý thức cá nhân bùng nổ, cảm hứng thơ ca có nhiều thay đổi, nhằm phản ánh thế giới đời tƣ, thế sự thì hình thức thơ trở nên tự do.

Thơ tự do là loại thơ không bị gò bó bởi những quy định có sẵn về số chữ, số câu, âm điệu… Nhờ đó nhà thơ có thể phản ánh đối tƣợng một cách linh động nhất, lựa chọn cách thể hiện thích hợp nhất, đảm bảo sự cân đối về nội dung và hình thức. Thơ tự do có khả năng phản ánh cuộc sống đầy đủ hơn các thể thơ khác, cũng vì thế mà ngôn ngữ của nó cũng gần gũi với đời sống hơn. Thơ tự do có khả năng diễn tả những trạng thái tinh vi nhất của tâm hồn con ngƣời. Việc mở rộng biên độ câu thơ, khổ thơ và các luật lệ khác cho phép thơ tự do có ƣu thế trong việc chứa đựng hiện thực, tăng dung lƣợng đời sống trong thơ. Với những đặc trƣng và ƣu thế nổi bật, thơ tự do ngày càng chiếm vị trí quan trọng, phổ biến trong thơ ca hiện đại. Là một nhà thơ luôn lấy cảm xúc làm linh hồn cho những vần thơ, Chử Văn Long đến với thể thơ tự do nhƣ một lẽ tự nhiên để trải lòng, để giãi bày và chiêm nghiệm cuộc đời. Ông sử dụng thể thơ tự do nhuần nhuyễn nhƣ là một sự tìm kiếm tất yếu của tâm hồn thi nhân đến với thể thơ nhiều thế mạnh này. Theo khảo sát tám tập thơ

chúng tôi thống kê đƣợc có 102 bài thơ tự do trong tổng số 440 bài thơ, là thể thơ đƣợc tác giả sử dụng nhiều hơn cả trong số các thể thơ.

Thể thơ tự do dù bứt phá, phóng túng đến đâu cũng vẫn tuân theo quy luật chung của ngôn ngữ dân tộc, tiếp thu vẻ đẹp của thơ ca dân tộc về hình ảnh và nhạc điệu. Thơ tự do của tác giả Chử Văn Long đƣợc phát triển trên cơ sở các thể thơ truyền thống của dân tộc mà chủ yếu dựa trên các thể thơ: thơ ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn, thơ lục bát và thể thơ tám chữ. Nhà nghiên cứu Nguyễn Phan Cảnh nhận xét: “Ngay những bài thơ tự do nhất, nếu đọc kỹ thì sẽ thấy cái khí toàn bài cũng phải dựa trên một cốt nào đấy”[7, tr.23]. Trong thơ tự do Chử Văn Long cũng vậy, nếu nhà thơ mở rộng hay rút ngắn biên độ câu thơ thì cũng là sự kết hợp hay chia nhỏ các dòng thơ của một số thể thơ truyền thống. Chúng ta hoàn toàn có thể nhận ra điều đó khi xem xét nhịp điệu trong thơ tự do của tác giả. Nhịp thơ thay đổi khi nhanh, khi chậm nhƣng vẫn dựa trên nhịp cơ bản của thể thơ ngũ ngôn:

Trái tim nhỏ/ nhƣ lá mềm cỏ yếu Nơi từng đau cỏ héo

Bỗng bật lời ca cỏ mật sang mùa… Và hạnh phúc,/ có lẽ là hạnh phúc Khi ta nằm xuống cỏ/ chẳng âu lo!

(Hạnh phúc)

Những sáng tác theo thể tự do của Chử Văn Long có rất nhiều bài là sự kết hợp xen kẽ một cách tinh tế của các câu có số chữ rất ít và những câu thơ có biên độ rất dài. Với cách sắp xếp ngôn từ linh hoạt này, bài thơ bị cắt ra thành nhiều nhịp ngắn đặt bên cạnh những nhịp dài tƣởng nhƣ là một sự đứt đoạn, rời rạc nhƣng điều đó lại phù hợp với việc diễn tả tƣ tƣởng, tình cảm của tác giả:

Thế giới nhƣ thể bàn cờ/ Bày ra,/ dập,/ xóa/

Những bàn tay đeo găng trắng muốt/

chơi cờ trên số phận nhân dân…/ Nhƣng thế giới/ vẫn còn bao nhiêu điều khác nữa/

Dù muôn vạn đổi thay/ Tim tôi nhƣ cây đàn xƣa cũ/ Tháng Mƣời về vuốt nhẹ lên dây

(Thế giới)

Bên cạnh những nhịp ngắt nhanh, dồn dập, bài thơ chủ yếu ngắt nhịp 7 của thơ thất ngôn và sự phối hợp rất sắc sảo của nhịp ngắn. Những nhịp dài của bài thơ nhƣ nỗi niềm uất nghẹn bao lâu nay đƣợc bật ra thành tiếng thở dài não nuột về sự đổi trắng thay đen, lọc lừa, giả dối của con ngƣời trong xã hội vẫn tồn tại cùng bao điều xấu tốt khác nhau. Và nhịp ngắn có khi bộc lộ sự tức giận, thể hiện một thái độ bất mãn với những gì diễn ra của nhân loại; có khi là sự trùng xuống trong cảm giác bàng quan, một thái độ chấp nhận miễn cƣỡng về thế sự trƣớc mắt của tác giả. Cách ngắt nhịp linh hoạt này đƣợc Chử Văn Long sử dụng trong rất nhiều sáng tác đã cho thấy một hồn thơ giàu cảm xúc, tâm sự và nỗi niềm chất chứa của “cây đàn xƣa cũ” Chử Văn Long.

Thơ tự do khá tự nhiên trong diễn tả ý tƣởng, coi trọng về ý, ít chú ý về từ. Khả năng vận dụng tính phóng túng của thơ tự do giúp câu thơ Chử Văn Long tạo đƣợc những biểu tƣợng, những liên tƣởng đặc sắc mà nhà thơ không cần quan tâm về dung lƣợng từ ngữ trong thơ. Thơ Chử Văn Long, khi đọc chúng ta luôn bị cuốn hút bởi những cảm xúc, hình ảnh, biểu tƣợng của câu thơ không còn để ý đến vần điệu của câu thơ ấy nữa. Chính mạch cảm xúc của tác giả đã tạo nên những dòng thơ tự do kéo dài theo dòng cảm xúc mang vẻ dung dị đời thƣờng, nhƣng chính xác và dễ hiểu. Trong hầu hết những bài thơ theo thể tự do chứa đựng nhiều câu thơ dài 9, 10 chữ có khi lên tới 14, 15 chữ trong cùng một dòng. Ta không khó để bắt gặp những dòng thơ, câu thơ nhƣ lời ăn tiếng nói giản dị thƣờng ngày: “Ngƣời ta đã lấp đi bao đau thƣơng để trồng hoa cấy lúa” (Trƣớc hốc đạn thành Cửa Bắc), “Lâu nay con chỉ còn một chiếc áo lành để mặc những khi cắp sách đến trƣờng” (Chiếc áo mới), “Đau xót làm sao đời ngƣời nhiều khi ngắn hơn những gì tạm bợ”(Tạm bợ), “Có cậu bé chăn bò nhặt đƣợc vuông vải đỏ thấy hay hay”(Thơ thả lên trời), “Cũng nhƣ cuộc đời anh trải qua nhiều đớn đau thử thách/ Có ai ngờ nơi gánh chịu lại là

em!”(Cột thu lôi), “Nhìn những cuộc chia ly ngƣời ta dửng dƣng, anh khóc”(Khi đất trời dun dủi), “Bao cuộc chiến tranh đã bắt đầu từ nƣớc Mỹ/ Từ nơi các chú bồ câu nằm xòe lông sƣởi nắng mắt lim dim”(Bồ câu nƣớc Mỹ) … Nhà thơ Nguyễn Duy từng nói: Thơ bây giờ tồn tại trong hiện thực, cũng nhƣ thơ ngày càng gần với ngôn ngữ đời thƣờng, ngôn ngữ văn xuôi chứ không tách ra giữa ngôn ngữ đời thƣờng với ngôn ngữ thơ là hai thế giới khác. Phải chăng để khám phá và phản ánh hiện thực - hiện thực đời sống, hiện thực tâm trạng, các nhà thơ cần đến tiếng nói của đời thƣờng, đó cũng là lý do mà Chử Văn Long đã ý thức đƣa ngôn ngữ đời thƣờng vào thơ.

Ở cấp độ câu thơ, chính bởi chất văn xuôi mà câu thơ của Chử Văn Long mang hơi thở đời sống thật thà, chất phác, không hoa mỹ điểm tô nhƣ chính bản chất của những con ngƣời làng quê Việt Nam. Sự lựa chọn cách diễn xuôi đã đem lại cho Chử Văn Long sự tự do trong sự lựa chọn ngôn ngữ thơ cho riêng mình, ngôn ngữ chắt lọc từ đời sống phong phú và vô tận của con ngƣời đã mang lại cho nhà thơ thứ vũ khí để bứt phá khỏi sự sáo mòn của ngôn ngữ thơ ca. Với Chử Văn Long thơ có vần hay không có vần không phải là điều quan trọng mà quan trọng là cách sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu:

Lâu lắm lẫn vào cùng cát bụi Đêm nay nằm lại với trăng hồ Phút bỗng quên đi mình tồn tại Giữa cuộc đời đầy ắp âu lo

(Trăng hồ)

Đằng sau những dòng thơ giản dị đó là những phập phồng lo âu, những trăn trở suy tƣ của cái tôi đa cảm Chử Văn Long. Tính giãn nở linh hoạt và sự không ràng buộc về vần nhịp và biên độ câu thơ là điều kiện để tác giả phô diễn đầy đủ cung bậc cảm xúc, phản ánh hiện thực và đời sống tinh thần của con ngƣời. Đặc điểm này trong thể thơ tự do của Chử Văn Long một mặt là ƣu thế của thơ ông dễ gây xúc động và đồng cảm trong lòng ngƣời đọc, mặt khác Chử Văn Long nhiều

khi đã lạm dụng lối viết này làm mất đi tính nhạc vốn là một yếu tố có ý nghĩa đặc trƣng của thể loại.

Một phần của tài liệu Thơ Chử Văn Long nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)